Quăng dao
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quăng dao là một kiểu đo khoảng cách của những người dân tộc thiểu số vùng cao tại Việt Nam. Nó cũng có thể coi là một đơn vị đo khoảng cách. Đơn vị đo khoảng cách này không hoàn toàn giống nhau với mỗi người. Nó là khoảng cách đi được của 1 người đi rừng trong khoảng thời gian họ đeo 1 con dao rựa bên hông thấy mỏi. Nó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, tuy nhiên với những người đi rừng lâu năm thì có thể có chút tương đương. Mỗi khi đi du lịch tham quan hay nghiên cứu học tập, nếu như hỏi thăm đường một người dân tộc thiểu số nào đó, mà nghe họ nói là còn khoản vài quăng dao nữa là đến, thì không nên nghĩ là điểm đến đã gần, mà trên thực tế nó còn cách tương đối xa. Nó không phải là khoảng cách của một cú quăng dao ra xa phía trước mặt như nhiều người vẫn hiểu.
[sửa] Nguồn gốc
Người dân tộc thiểu số khi đi rừng thường mang bên hông 1 con dao rựa dùng để phát lối đi trong bụi rậm, hoặc để đánh dấu trong rừng rậm. Cũng có khi là để tự vệ.
Vì con dao có trọng lượng không nhỏ nên khi đeo nó bên hông lâu sẽ thấy mỏi và khó chịu một bên hông, họ sẽ quăng con dao đeo từ bên hông này sang bên hông kia cho đỡ mỏi. Quãng đường đi được giữa 2 lần quăng dao liên tiếp gọi là 1 đơn vị quăng dao. Như vậy lúc mới đi thì 1 quăng dao sẽ xa hơn khi đã đi mệt. Những hôm khỏe thì quăng dao cũng xa hơn. Những người lớn, người khỏe, người đi rừng quen thì 1 quăng dao cũng xa hơn. Ngoài ra khi đi rừng người ta còn dùng đơn vị dài hơn, đó là vắt khăn.
[sửa] Xem thêm
- Vắt khăn