Sếu đầu đỏ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sếu đầu đỏ |
||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
||||||||||||||
Phân loại | ||||||||||||||
|
||||||||||||||
Tên khoa học | ||||||||||||||
Grus antigone Linnaeus, 1758 |
Sếu đầu đỏ, Chim Hạc, hay còn gọi là sếu cổ trụi, có tên khoa học là Grus antigone là một loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và của thế giới (Sách đỏ IUCN).
Mục lục |
[sửa] Đặc điểm chung
[sửa] Hình dạng
Trong các loài chim biết bay sếu đầu đỏ là loài chim cao nhất thế giới. Sếu đầu đỏ có bộ lông màu xám, đầu và cổ trụi lông, màu đỏ. Chim non có bộ lông màu sẫm hơn. Loài phụ Ấn Độ có kích thước nhỏ hơn sếu đầu đỏ phương Đông và thiếu vòng trắng ở cổ.
[sửa] Sinh sản
Chúng sinh sản mỗi năm một lần, mỗi lứa có hai trứng. Tổ làm trên mặt đất.
[sửa] Sinh thái
Sếu đầu đỏ sống trong các vùng ngập nước cạn và ăn tạp.
[sửa] Một số loài thường gặp

Hiện có ba phân loài được biết đến:
- Sếu đầu đỏ Ấn Độ (Grus antigone antigone) được tìm thấy ở miền bắc Ấn Độ, Pakistan và Nepal. Có vào khoảng 10.000 con
- Tiểu loài Australia (Grus antigone gilliae) được tìm thấy ở Queensland, Australia. Có khoảng 5.000 con.
- Sếu đầu đỏ phương Đông (Grus antigone sharpii) trước đây từng xuất hiện trên khắp Đông Nam Á nhưng hiện nay chỉ còn lại ở Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam hiện sếu chưa sinh sản, chỉ trở lại trong mùa khô với số lượng khoảng 800 đến 1.000 con ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) và Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông-Đồng Tháp). Riêng tại Vườn quốc gia Tràm Chim, do việc quản lý thủy văn chưa phù hợp đã làm thu hẹp diện tích đồng cỏ năng không còn nguồn thức ăn cho chim sếu dẫn đến mật độ cá thể của loài chim nầy bị giảm theo hàng năm.