Trận chiến Borodino
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Về các trận chiến khác đã diễn ra tại Moskva, xem bài định hướng Trận Moskva
Trận chiến Borodino (tiếng Nga: Бородино), còn được biết tới với tên Trận chiến Moskva, giữa quân đội Pháp do Napoleon I lãnh đạo và quân đội Nga dưới sự chỉ huy của tướng Kutuzov diễn ra tại vùng Borodino - ngoại ô Moskva vào ngày 07/09/1812 (hay 26/08/1812 theo lịch Nga cổ). Đây được coi là trận đánh lớn nhất và đẫm máu nhất trong các cuộc chiến tranh của hoàng đế Napoleon I, với sự tham gia của gần 300.000 binh sỹ từ cả hai phía.
Trận chiến kéo dài chỉ vỏn vẹn trong một ngày trời với thiệt hại nặng nề cho cả đôi bên, nhưng vì những lý do chiến thuật quân đội Nga đã tự động rút lui để nhường đường cho quân Pháp tiến vào Moskva. Tuy vậy, sau trận đánh này đội quân tinh nhuệ của Pháp đã bị tiêu hao sinh lực đáng kể, không đủ khả năng để tiếp tục đánh chiếm các vùng đất khác của Nga. Trong khi đó các nguồn tiếp tế lương thực thuốc men từ hậu phương đề bị quân Nga đánh phá. Kết cục mùa đông năm 1812 quân Pháp đã phải tháo chạy khỏi nước Nga và chiến dịch quận sự đánh chiếm nước Nga của Napoleon I hoàn toàn phá sản.
Mục lục |
[sửa] Bối cảnh lịch sử cho trận chiến
Đầu năm 1812, nước Nga bí mật ký kết thoả ước thương mại với Anh Quốc, vi phạm Hệ thống Phong toả Lục địa đã ký với Pháp năm 1807. Tháng 6 năm 1812 đại quân của Pháp do Napoleon I chỉ huy xâm phạm lãnh thổ của nước Nga. Sa hoàng Alexander I đã tuyên bố khởi xứơng cuộc Chiến tranh Vệ quốc chống lại sự xâm lược của quân đội Pháp.
Trong những ngày đầu của cuộc chiến quân đội Pháp đã tiến rất nhanh vào sâu lãnh thổ nước Nga mà không gặp phải bất cứ sự kháng cự đáng kề nào. Tổng chỉ huy quân đội Nga lúc bấy giờ là hầu tước Mikhail Barclay de Tolly (Михаил Богданович Барклай-де-Толли) chủ trương rút quân để bảo toàn lực lượng và chờ đợi quân Pháp suy yếu vì thiếu đói và giá lạnh để phản công. Sa hoàng không hài lòng và Barclay de Tolly được thay thế bởi tướng Mikhail Illarionovich Golenishchev-Kutuzov (Михаи́л Илларио́нович Голени́щев-Куту́зов). Tuy không muốn giao chiến trực tiếp với quân Pháp nhưng dưới sự hối thúc của Sa hoàng, Kutuzov cũng phải thiết lập một phòng tuyến tại làng Borodino, cách Moskva 125 km.
[sửa] Lực lượng của hai bên trước trận chiến
Nga đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ cho trận đánh với tổng số quân lên tới 145.200 binh sĩ, trong đó có 114.000 quân thường trực với khoảng 624 pháo, 9.500 quân Kỵ binh Cossacks, 21.700 dân quân (theo thống kê của бородино.ру). Lực lượng dân quân được vũ trang rất thô sơ và chủ yếu chỉ phục chức năng xây thành đắp lũy và hâu như không tham gia trực tiếp vào trận chiến. Quân đội Pháp được đánh giá là vào khoảng 125.000 – 130000 binh sĩ với 587 pháo.
Như vậy về số lượng quân đội Nga vượt trội quân Pháp về quân số, nhưng về vũ khí thì hai bên tương đương nhau.
[sửa] Diễn biến trận chiến
Quân đội Napoleon được chia làm bã mũi tấn công, với cánh quân chủ lực là quân kỵ binh do Quốc vương Napoli Murat chỉ huy đã tiến dọc theo đường Novyi Smolensk. Napoleon dự định tấn công tổng lực nhằm tiêu diệt toàn bộ quân Nga trong một ngày. Các cánh quân Pháp được lệnh đánh chiếm các cứ điểm của quân Nga bằng mọi giá bất kể những mất mát về sinh lực. Nhưng quân Nga đã đánh trả rất kiên cường, đặc biệt là lực lượng bộ binh. Đến giữa trưa quân Pháp đã chiếm được Rayevski, một trong bốn cứ điểm quan trọng của phòng tuyến Borodion của quân Nga, nhưng rồi lại mất về tay quân Nga. Bộ binh của Nga đã phát huy sức mạnh khi cản phá được hầu hết các đợt tấn công của kỵ binh Pháp được yểm trợ bởi pháo. Nhiều trận giáp lá cà giữa hai bên đã diễn ra tại những cứ điểm quan trọng. Kutuzov đã cử kỵ binh đánh vòng mặt trái của quân Pháp tuy nhiên quân Nga cũng phản công bất thành bởi không thể vược qua được trận địa pháo của Pháp. Cuộc chiến đã rằng co tới mức Napoleon đã không dám sử dụng 37.000 quân thuộc lực lượng Cận vệ Hoàng gia vì sợ rằng cuộc chiến sẽ còn tiếp diễn vào ngày tiếp theo.
Tuy nhiên khi chiều tối Kutuzov đã quyết định không tiếp tục trận chiến và lệnh cho tướng Gortrakov bí mật rút quân ra sau thung lũng Semenovski. Trận chiến Borodino đã kết thúc giữa chừng mà không có người thắng kẻ thua. Trận chiến Borodino được coi là trận đánh một ngày đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại. Theo thống kê của nhà sử học Adam Zamoyski, quân đội Pháp đã có 28.000 binh sĩ thiệt mạng và bị thương, trong đó có 48 tướng. Quân Nga mất 45,000 nghìn quân và 23 tướng. Tổng cộng thiệt hại cho cả hai bên là 73.000 quân , tức gần 1/4 tổng số quân được hai bên huy động cho trận đánh. Nếu tính trung bình mỗi giờ có 8.500 binh sĩ của cả hai bên phải bỏ mạng tại chiến trường, một trung đội trong một phút. Có những đơn vị mất gần 80% quân số.
[sửa] Đánh giá về trận chiến Borodino
Nhiều sử gia đã cho rằng Kutuzov đánh giá quân Nga không đủ sức chống trả lại quân Pháp nếu tiếp tục cuộc chiến vì thế đã quyết định rút lui bảo toàn lực lượng. Nga đã chấp nhận để Napoleon tiến vào môt Moskva và thực hiện chiến thuật vườn không nhà trống. Tuy nhiên đây là một sách lược tuyệt vời, mang tính bước ngoặt đối cuộc chiến tranh. Do bị tiêu hao binh lực quá nặng nề sau trận Borodino quân Pháp không thể tiếp tục tiến sâu vào Nga hơn nữa, Napoleon quyết định dừng lại ở Moskva để chờ viện binh và lương thực, đồng thời củng cố lực lương để tiếp tục chiến dịch quân sự vào mùa xuân năm sau. Nhưng dự định đó đã bị phá sản khi mọi nguồn lương thực và viện binh của Pháp đều bị các cánh quân du kích của Nga chặn đánh, tiêu diệt không tới được với đại quân của Napoleon I. Tới mùa đông quân Pháp rơi vào tình trạng bệnh tật và tử vong cao do thời tiết lạnh khắc nghiệt của Nga và sự thiếu lương thực trầm trọng. Napoleon đã phải rút quân bỏ chạy khỏi Nga.
Qua trận đánh Borodino, Kutuzov đã đạt được mục tiêu cơ bản trong chiến lược quân sự của mình là tiêu hao tối đa lực lượng quân Pháp, ngăn cản bước tiến của quân Pháp đồng thời có thời gian để củng cố lực lượng cho phản công.