Viện bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viện bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một viện bảo tàng về lĩnh vực dân tộc học của Việt Nam. Bảo tàng là một đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Địa chỉ của Viện: đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hàng năm Bảo tàng đón tiếp khoảng 60.000 khách tới tham quan.
Mục lục |
[sửa] Chức năng, nhiệm vụ
Nghiên cứu khoa học về các dân tộc Việt Nam, sưu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu và khai thác những giá trị lịch sử - văn hóa của các dân tộc, đồng thời cung cấp tư liệu dân tộc học và đào tạo cán bộ.
[sửa] Quá trình hình thành
Việt Nam có ý định xây dựng một bảo tàng về dân tộc học từ năm 1981. Và công trình Viện Bảo tàng Dân tộc học được chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật ngày 14 tháng 12 năm 1987 với diện tích xây dựng 2.500m² (1987), 9.500m² (1988) và toàn bộ 3,27 ha (1990).
Ngày 24 tháng 10 năm 1995, Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chính thức được thành lập. Đến 12 tháng 11 năm 1997, Bảo tàng khánh thành.
[sửa] Kiến trúc
Người thiết kế công trình Viện Bảo tàng Dân tộc học là kiến trúc sư Hà Đức Lịnh. Còn nội thất do nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp) thiết kế.
Bảo tàng gồm hai khu vực chính: trong nhà và ngoài trời.
- Khu vực trong nhà gồm: nhà trưng bày, cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản, hệ thống các bộ phận kỹ thuật, hội trường... Khu vực này có diện tích 2.480m², trong đó 750 m² dành cho kho bảo quản hiện vật.
- Khu ngoài trời: sẽ được hoàn thành vào những năm tới.
[sửa] Nội dung
Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quí giá về văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom (tính đến năm 2000). Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, đồ trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác...
Ngoài những cổ vật đắt tiền, ở đây trưng bày nhiều đồ vật rất bình thường trong đời sống hàng ngày của người dân như: con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cái tẩu, tấm chiếu... Chúng phản ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng dân cư, thể hiện tiêu biểu mọi mặt cuộc sống và mọi sáng tạo văn hoá của họ.
Để phục vụ đầy đủ khách tham quan, các bài viết cũng như các chú thích được viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Ở khu ngoài trời, có 9 công trình kiến trúc dân gian như: nhà rông của người Ba Na, nhà sàn dài của người Ê Đê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt, nhà trệt của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ của người Gia Rai.
[sửa] Lãnh đạo bảo tàng
Giám đốc đầu tiên (đến 12/2006) của bảo tàng là Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, con trai út của cố học giả, cố Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên