Đồng (tiền)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Xin xem các mục từ khác có cùng tên Đồng ở Đồng (định hướng)
Đơn vị (₫) | Hình trong mặt trước | Hình trong mặt sau |
---|---|---|
Tiền kim loại | ||
200 | Quốc huy | Hoa văn dân tộc |
500 | Quốc huy | Hoa văn dân tộc |
1000 | Quốc huy | Thuỷ đình, Đền Đô |
2000 | Quốc huy | Nhà Rông |
5000 | Quốc huy | Chùa Một Cột |
Tiền giấy | ||
100 | Hồ Chí Minh | Tháp Phổ Minh |
200 | Hồ Chí Minh | Sản xuất nông nghiệp |
500 | Hồ Chí Minh | Cảng Hải Phòng |
1000 | Hồ Chí Minh | Khai thác gỗ |
2000 | Hồ Chí Minh | Xưởng dệt |
5000 | Hồ Chí Minh | Nhà máy Thuỷ điện Trị An |
10000 | Hồ Chí Minh | Vịnh Hạ Long |
10000 (mới) | Hồ Chí Minh | Cảnh khai thác dầu khí |
20000 (cũ) | Hồ Chí Minh | Xưởng sản xuất đồ hộp |
20000 (mới) | Hồ Chí Minh | Chùa Cầu, Hội An - Quảng Nam |
50000 (cũ) | Hồ Chí Minh | Bến Nhà Rồng |
50000 (mới) | Hồ Chí Minh | Huế |
100000 (cũ) | Hồ Chí Minh | Nhà sàn Bác Hồ |
100000 (mới) | Hồ Chí Minh | Quốc Tử Giám |
200000 | Hồ Chí Minh | Vịnh Hạ Long |
500000 | Hồ Chí Minh | Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Kim Liên |
Đồng (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Nó có ký hiệu là ₫. Nó có giá trị bằng 100 xu hay 10 hào. Hai đơn vị xu và hào vì quá nhỏ nên không còn được phát hành nữa. Tiền giấy được phát hành hiện nay có giá trị 100₫, 200₫, 500₫, 1000₫, 2000₫, 5000₫, 10.000₫, 20.000₫, 50.000₫, 100.000₫, 200.000₫ và 500.000₫. Đồng thời cũng có tiền kim loại trị giá 100₫, 200₫,500₫, 1000₫, 2000₫ và 5000₫.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Từ thời Bắc thuộc, qua các thời Đinh, Lý, Trần tiền Việt Nam được đúc bằng đồng. Đến nhà Hồ, tiền đồng bị thay thế bởi tiền giấy. Nhà Lê sau khi lấy lại nước Việt từ nhà Minh quay trở lại sử dụng tiền đồng. Tiền đồng được tiếp tục lưu hành ở Việt Nam trong phần còn lại của thời phong kiến. Song song với tiền đồng, các loại thoi bạc, thoi vàng và tiền bạc, tiền vàng cũng xuất hiện từ khoảng năm 1820, cuối đời vua Nguyễn Thế Tổ (Gia Long), đầu đời vua Nguyễn Thánh Tổ (Minh Mạng).
Trong thời kỳ Việt Nam là một phần của Đông Dương dưới sự kiểm soát của Pháp, đơn vị tiền tệ của khu này là piastre, được dịch ra tiếng Việt là "đồng" hay đôi khi "bạc". Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, miền Bắc và miền Nam có hai chế độ khác nhau, mỗi chế độ in tiền riêng, đều gọi là đồng. Sau 30 tháng 4 năm 1975, tiền miền Nam phải đổi thành tiền giải phóng với giá 500 đồng miền Nam cho mỗi đồng giải phóng từ Quảng Nam-Đà Nẵng trở vào, ở Thừa Thiên-Huế trở ra 1000 đồng tiền miền Nam đổi được 3 đồng tiền miền Bắc.
Vào năm 1978, sau khi thống nhất hai miền về mặt hành chính, đã có một cuộc đổi tiền nữa. Tỷ giá đổi tiền miền Bắc là 1 đồng cũ thành 1 đồng thống nhất trong khi tại miền Nam 1 đồng giải phóng thành 8 hào tiền thống nhất.
Lần đổi tiền thứ ba xảy ra vào năm 1985, khi 10 đồng tiền cũ đổi thành 1 đồng tiền mới.
Trong tiếng Việt, "đồng" cũng có thể dùng để chỉ đến những đơn vị tiền tệ nước ngoài, đặc biệt là những đơn vị ít người biết đến. Trong một số cộng đồng dùng tiếng Việt ở hải ngoại, đồng cũng có thể dùng để chỉ đến đơn vị tiền tệ địa phương.
Những năm gần đây, Việt Nam cho ra đời tiền kim loại có mệnh giá nhỏ kết hợp với việc in tiền mới (đổi chất liệu in từ giấy cotton sang polymer), nhưng một số tờ tiền mới in đã gặp vài lỗi kĩ thuật [1] [2].
[sửa] Chính sách tỷ giá
Trong vòng vài ba năm trở lại đây (giai đoạn 2003-2005) đồng Việt Nam có tỷ giá khá ổn định so với đồng đô la Mỹ do chính sách của Ngân hàng Nhà nước chỉ cho đồng giảm giá khoảng 1% một năm. Sau khi đồng đô la của Zimbabwe đổi giá vào đầu tháng 8 năm 2006, đơn vị đồng trở thành đơn vị tiền thấp giá nhất trên thế giới.
[sửa] Hình ảnh
[sửa] Chú thích
[sửa] Liên kết
- Bộ sưu tầm tiền cổ Việt Nam của Viettouch
- Báo Quê Hương về các vụ đổi tiền
- Kỹ thuật đặc trưng của đồng tiền Việt Nam, từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam