Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Web Analytics
Cookie Policy Terms and Conditions Pháp – Wikipedia tiếng Việt

Pháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này nói về quốc gia tại Châu Âu. Để xem các nghĩa khác xin xem Pháp (định hướng)
République française
Quốc kỳ của Pháp Quốc huy của Pháp
(Quốc kỳ) (Quốc huy)
Khẩu hiệu quốc gia: Liberté, Egalité, Fraternité
(Tiếng Pháp: "Tự do, Bình đẳng, Bác ái")
Quốc ca: La Marseillaise
Bản đồ với nước Pháp được tô đậm
Thủ đô Paris

48°51′N 2°20′E

Thành phố lớn nhất Paris
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Pháp¹
Chính phủ
Tổng thống
Thủ tướng
Cộng hòa
Jacques Chirac
Dominique de Villepin
Thành lập
 • Hiệp ước Verdun
 • Cướp ngục Bastille
 • Hiến pháp Đệ ngũ Cộng hòa Pháp

843
14 tháng 7 năm 1789
5 tháng 10 năm 1958
Diện tích
 • Tổng số
 • Nước (%)
 
674.843 km² (hạng 42)
0,26%
Dân số
 • Ước lượng năm 2005
 • Thống kê dân số 2005
 • Mật độ
 
63.044.000 (hạng 20)
63.044.000
111 người/km² (hạng 93)
HDI
GDP (2003)
 • Tổng số (PPP)
 • Trên đầu người (PPP)
 
1.661 tỷ Mỹ kim (hạng 5)
27.600 Mỹ kim (hạng 20)
Đơn vị tiền tệ Euro, Franc CFP (, EUR)
Múi giờ
 • Quy ước giờ mùa hè
UTC+1
UTC+2
Tên miền Internet .fr
Mã số điện thoại +33
¹ Có nhiều ngôn ngữ địa phương

Cộng hòa Pháp, hay Pháp, (tiếng Pháp: République française hay France) là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác.

Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của họ, Pháp có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname và Antilles Hà Lan. Pháp cũng được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển, chạy dưới Eo biển Anh (La Manche trong tiếng Pháp).

Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương tập quyền (unitary semi-presidential republic). Quốc gia này là một nước công nghiệp, có nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Những giá trị quan trọng của thể chế này được thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 (Déclaration des Droits de l'Homme et du Citoyen).

Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu và đồng thời cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng eurokhối Schengen. Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATOLiên Hiệp Quốc, và là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Pháp cũng là một trong 7 quốc gia trên thế giới được công nhận có vũ khí hạt nhân.

Pháp lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 12 tháng 4 năm 1973.

Mục lục

[sửa] Địa lý

Xem chi tiết: Địa lý Pháp

Lãnh thổ chính của Pháp (Mẫu quốc Pháp; tiếng Pháp: la Métropole, France métropolitaine hay không chính thức là l'hexagone) nằm tại Tây Âu, nhưng nước Pháp còn bao gồm một số lãnh thổ ở Bắc Mỹ, Caribbea, Nam Mỹ, Nam Ấn Độ Dương, Thái Bình DươngNam Cực (chủ quyền tuyên bố tại Nam Cực tuân theo Hệ thống Hiệp ước Nam Cực). Các lãnh thổ này có nhiều hình thức chính phủ khác biệt từ Lãnh thổ hải ngoại tới "quốc gia hải ngoại".

Mẫu quốc Pháp gồm nhiều vùng đặc điểm địa lý khác nhau, từ các đồng bằng ven biển ở phía bắc và phía tây cho đến những dãy núi phía đông nam (dãy Alps) và tây nam (dãy Pyrenees). Điểm cao nhất tây Âu nằm ở dãy Alps thuộc Pháp: đỉnh Mont Blanc cao 4,810 mét (15,781 ft) trên mực nước biển. Có nhiều vùng độ cao lớn khác như Massif Central, Jura, Vosges và Ardennes là những nơi có nhiều đá và rừng cây. Pháp cũng có những hệ thống sông lớn như sông Loire, sông Rhône, sông Garonne và sông Seine.

Với diện tích 674,843 kilômét vuông (260,558 mi²), Pháp là nước rộng thứ 40 trên thế giới (sau Myanma). Mẫu quốc Pháp, diện tích 551,695 kilômét vuông (213,010 mi²), hơi rộng hơn YemenThái Lan, hơi nhỏ hơn Kenya và bang Texas của Hoa Kỳ.

Nhờ những khu vực và lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác trên tất cả các đại dương của hành tinh, Pháp sở hữu Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng thứ hai trên thế giới với diện tích 11,035,000 kilômét vuông (4,260,000 mi²), chỉ đứng sau Hoa Kỳ (11,351,000 km² / 4,383,000 mi²), nhưng trước Úc (8,232,000 km² / 3,178,000 mi²).[1] Vùng đặc quyền kinh tế Pháp chiếm gần 8% tổng diện tích mọi vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, trong khi diện tích đất liền Cộng hòa Pháp chỉ chiếm 0.45% tổng bề mặt Trái Đất.

[sửa] Tương phản và Đa dạng

Pháp nổi tiếng trên thế giới là quốc gia có sự đa dạng dân tộc, kiến trúc và phong cảnh. Khoảng 50% dân số Pháp có nguồn gốc nước ngoài[cần chú thích], biến Pháp trở thành một trong những nước đa dạng dân tộc nhất trên thế giới. Những người di cư tới Pháp trước kia và gần đây đến từ khắp năm châu (Châu Phi, Châu Á, Châu Úc, Châu Âu và Châu Mỹ). Trung QuốcAnh Quốc là những nước có số di dân tới Pháp lớn nhất trong năm 2005. Pháp cũng là nơi có điểm cao nhất Châu Âu (Mont-Blanc 4,810 m; 15,780 ft) và điểm thấp nhất Châu Âu, Đồng bằng Rhone, (-5 m; -15 ft). Pháp nhỏ hơn Brasil mười bốn lần và chỉ bằng một nửa Ontario, có nghĩa chỉ cần một giờ chạy xe hơi là có thể đi ngang qua từ đầu nọ tới đất nước. Dù có kích thước nhỏ, phong cảnh Pháp rất đa dạng thay đổi theo từng vùng, từ Paris và những vùng ngoại ô của nó cho tới những vùng đất cao thuộc dãy Alps cùng các thị trấn du lịch biển.

Mặt khác, Pháp sở hữu nhiều công trình kiến trúc cổ như thành phố Paris hay Trung tâm Troyes. Luật Gia đình Pháp đã có 200 năm tuổi và được viết từ thời Napoléon. Pháp cũng là nước phát triển cao với mạng lưới đường cao tốc rộng lớn và dày đặc (ví dụ: Pháp hơi nhỏ hơn California nhưng mạng lưới đường cao tốc của họ có chiều dài gấp đôi bang này), 32,000 kilômét (20,000 mi) đường sắt (SNCF), cùng với các khu trượt tuyết hiện đại và các khu thương mại lớn. Pháp cũng là nước có mức tăng trưởng kết nối Internet nhanh chóng (ADSL và cáp quang tại Paris), và vào năm 2004, lần thứ ba liên tiếp, hệ thống chăm sóc y tế Pháp được Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng thứ nhất thế giới.

[sửa] Lịch sử

Xem chi tiết: Lịch sử Pháp
Xem thêm: Danh sách các nghĩa tên quốc gia

[sửa] La Mã tới Cách mạng

Lâu đài Chambord
Lâu đài Chambord

Các biên giới nước Pháp hiện đại gần tương tự như những biên giới của nước Gaul cổ, từng là nơi sinh sống của người Gauls Celtic. Gaul bị La Mã của Julius Caesar chinh phục vào thế kỷ thứ nhất TCN, và người Gaul sau này đã chấp nhận ngôn ngữ Rôma (La tinh, đã du nhập vào ngôn ngữ Pháp) và văn hóa Rôma. Thiên chúa giáo bắt đầu bén rễ tại đây từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3 sau Công Nguyên, và bắt đầu có cơ sở vững chắc từ thế kỷ thứ tư và thứ năm tới mức St. Jerome đã viết rằng Gaul là vùng duy nhất “không dị giáo”. Ở Thời trung cổ, người Pháp đã chứng minh điều này khi tự gọi mình là “Vương quốc Pháp Thiên chúa giáo nhất.”

Ở thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên, biên giới phía đông của Gaul dọc theo sông Rhine bị các bộ lạc Gécmanh, chủ yếu là người Franks, xâm chiếm, và đó chính là nguồn gốc cho chữ "Francie". Cái tên "France" xuất phát từ tên một vương quốc phong kiến của các vị vua Capetian nước Pháp xung quanh Paris. Vương quốc này tồn tại như một thực thể riêng biệt từ Hiệp ước Verdun (843), sau khi Charlemagne phân chia đế chế Carolingian thành Đông Francia, Trung Francia và Tây Francia. Tây Francia chiếm vùng gần tương đương lãnh thổ nước Pháp hiện đại ngày nay.

Người Carolingian cai trị Pháp cho tới năm 987, khi Hugh Capet, Công tước Pháp và Bá tước Paris, lên ngôi Vua Pháp. Những thế hệ sau của ông, các triều đại Capetian, Valois và Bourbon dần thống nhất đất nước thông qua hàng loạt các cuộc chiến tranh và những vụ thừa kế đất đai. Chế độ phong kiến phát triển đỉnh điểm ở thế kỷ 17 thời vua Louis XIV. Ở giai đoạn này Pháp có dân số đông nhất Châu Âu (xem Nhân khẩu Pháp) và có ảnh hưởng to lớn tới chính trị, kinh tế và văn hóa Châu Âu. Tới cuối thời kỳ này, Pháp đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Mỹ khi cung cấp tiền và một số vũ khí cho những người khởi nghĩa chống Anh.

[sửa] Từ Quân chủ tới Nước Pháp hiện đại

Chế độ quân chủ tồn tại cho tới cuộc Cách mạng Pháp, năm 1789. Vua Louis XVI và vợ ông, Marie Antoinette, bị giết cùng hàng nghìn công dân Pháp khác. Sau thời gian của một loạt những chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoleon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa năm 1799, tự phong mình làm Tổng tài, và sau này là Hoàng đế của cái hiện được gọi là Đế chế Pháp thứ nhất (1804–1814). Trong thời của các cuộc chiến tranh, quân đội của ông đã chinh phục hầu hết lục địa Châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ định làm vua tại các vương quốc mới được thành lập.

Sau khi Napoleon bị đánh bại năm 1815 tại Trận Waterloo, quân chủ Pháp được tái lập. Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa dân sự đã thành lập ra Quân chủ tháng 7 lập hiến, tồn tại tới năm 1848. Nền Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi chấm dứt năm 1852 khi Louis-Napoléon Bonaparte tuyên bố thành lập Đế chế Pháp thứ hai. Louis-Napoléon bị hất cẳng sau khi thua trận trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba.

Eugène Delacroix - La Liberté guidant le peuple ("Thần tự do dẫn dắt Nhân dân"), một biểu tượng của Cách mạng Pháp 1830
Eugène Delacroix - La Liberté guidant le peuple ("Thần tự do dẫn dắt Nhân dân"), một biểu tượng của Cách mạng Pháp 1830

Pháp sở hữu các thuộc địa dưới nhiều hình thức từ đầu thế kỷ 17 cho tới tận thập kỷ 1960. Trong thế kỷ 19 và 20, đế chế thuộc địa toàn cầu của họ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Đế chế Anh. Thời đỉnh điểm, giữa năm 1919 và 1939, đế chế thuộc địa Pháp thứ hai vượt quá 12,347,000 kilômét vuông (4,767,000 sq. mi) đất liền. Gồm cả Mẫu quốc Pháp, tổng diện tích đất liền thuộc chủ quyền Pháp đạt tới 12,898,000 kilômét vuông (4,980,000 dặm vuông) trong thập kỷ 1920 và 1930, chiếm 8.6% diện tích đất liền thế giới.

Dù là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp phải chịu những tổn thất to lớn cả về con người và vật chất khiến họ trở nên suy yếu trong những thập kỷ tiếp sau. Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính phủ Mặt trận Bình dân đưa ra.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một một trận đánh ngắn, dữ dội và mang tính sai lầm chiến lược, giới lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng Đức năm 1940. Chính sách hợp tác với kẻ thù, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực lượng Pháp Tự do bên ngoài nước Pháp và Kháng chiến Pháp ở bên trong. Pháp được Đồng Minh giải phóng năm 1944.

Nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và đấu tranh nhằm lấy lại vị thế kinh tế, chính trị của một cường quốc. Pháp đã nỗ lực giữ vững đế chế thuộc địa của mình nhưng nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. Nỗ lực miễn cưỡng năm 1946 nhằm giành lại quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp dẫn tới cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, chấm dứt với thất bại và việc rút quân của họ năm 1954. Chỉ vài tháng sau, Pháp phải đối mặt với một cuộc xung đột mới và ác liệt hơn cuộc chiến tại nước thuộc địa chính và lâu đời nhất của họ, Algeria.

Cuộc tranh luận việc có nên giữ quyền kiểm soát Algeria hay không sau này đã khiến hơn 1 triệu người định cư Châu Âu tại đây trở về nước, gây ra sự bất đồng và hầu như đã dẫn tới nội chiến. Năm 1958, nền Đệ tứ Cộng hòa ốm yếu và bất ổn phải nhường chỗ cho nền Đệ Ngũ Cộng hoà, với việc mở rộng quyền lực tổng thống; trong vai trò này, Charles de Gaulle đã tìm cách củng cố đất nước và tiến hành những bước đi nhằm chấm dứt chiến tranh. Chiến tranh giành Độc lập Algeria chấm dứt với các cuộc đàm phán hòa bình năm 1962 với việc Algeria giành lại độc lập.

Trong những thập kỷ gần đây, sự hòa giải và hợp tác của Pháp với Đức đóng vai trò trung tâm của họ trong việc hội nhập chính trị và kinh tế của Liên minh Châu Âu, gồm việc phát hành đồng tiền chung Châu Âu euro tháng 1, 1999. Pháp luôn là nước đứng đầu trong số các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu tìm cách khai thác lợi thế của một đồng tiền chung nhằm tạo ra một Liên minh Châu Âu với quan điểm thống nhất, đồng nhất chính trị, quốc phòng và an ninh ở mức cao hơn. Tuy nhiên, cử tri Pháp bỏ phiếu phản đối Hiệp ước thành lập một Hiến pháp chung Châu Âu tháng 5 năm 2005.

[sửa] Chính phủ và chính trị

Biểu tượng chính phủ Pháp
Biểu tượng chính phủ Pháp
Các nguyên tắc căn bản mà Cộng hòa Pháp phải tôn trọng được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789.
Các nguyên tắc căn bản mà Cộng hòa Pháp phải tôn trọng được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789.
Bài chính về chính trị và chính quyền của France có thể tìm đọc tại Loạt bài về chính trị và chính quyền của France.

Hiến pháp của nền Đệ Ngũ Cộng hòa được thông qua sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 28 tháng 9, 1958. Hiến pháp mở rộng to lớn quyền lực hành pháp so với Nghị viện.

Theo hiến pháp, Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo quy tắc phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm (trước kia là 7 năm). Sự phân xử của Tổng thống đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ cấu quyền lực công cộng và tính liên tục của quốc gia. Tổng thống chỉ định thủ tướng, là người cầm đầu nội các, các chỉ huy các lực lượng vũ trang, và ký kết các hiệp ước.

Nghị viện Pháp theo chế độ lưỡng viện gồm Quốc hội (Assemblée Nationale) và Thượng viện. Các đại biểu Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội có quyền bãi miễn chính phủ, và vì thế phe chiếm đa số trong Quốc hội sẽ quyết định sự lựa chọn chính phủ. Các thượng nghị sĩ được lựa chọn bởi theo bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm (trước kia là 9 năm), và một nửa số ghế được bầu lại sau mỗi 3 năm bắt đầu từ tháng 9, 2008.[2]

Quyền lực lập pháp của Thượng viện bị giới hạn: trong trường hợp có sự bất đồng giữa hai viện, Quốc hội sẽ là bên có tiếng nói cuối cùng, ngoại trừ đối với các luật hiến pháp (những sửa đổi hiến pháp & "lois organiques"). Chính phủ có ảnh hưởng lớn trong việc đưa ra chương trình nghị sự của nghị viện.

Trong ba mươi năm qua, chính trị Pháp có đặc trưng bởi sự đối đầu chính trị giữa hai phe: cánh tả, tập trung quanh Đảng Xã hội Pháp, và cánh hữu, quanh Đảng Tập hợp vì nền Cộng hoà (RPR) và hậu duệ của nó là Union pour un Mouvement Populaire (UMP). Đảng Pháp cánh hữu đã có bước phát triển lớn đầu thập kỷ 1980 khi lợi dụng sự lo ngại của cử tri về sự thụt lùi của đất nước, sự 'tan rã quốc gia' kết quả của quá trình nhập cư và toàn cầu hóa hô hào ủng hộ những bộ luật nhập cư khắt khe hơn. Sau này số lượng cử tri ủng hộ họ dừng ở mức ổn định khoảng 16%.

Chính sách đối ngoại của Pháp được hình thành phần lớn với tư cách thành viên Liên minh Châu Âu. Ngày 29 tháng 5, 2005 cử tri Pháp đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý với khoảng 55% số phiếu phản đối phê chuẩn Hiệp ước thành lập Hiến pháp chung Châu Âu. Kết quả cuộc bầu cử được dư luận rộng rãi coi là mang tính quan trọng lớn với tương lai phát triển của Liên minh Châu Âu, cũng như khả năng giữ vai trò lãnh đạo của Pháp ở Châu Âu.

Pháp cũng là một thành viên của Văn phòng Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC), Hiệp hội Ấn Độ Dương (COI), và là một thành viên liên kết của Hiệp hội Quốc gia Caribbea (ACS) và là thành viên đứng đầu Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp (OIF) với năm mốt nước sử dụng tiếng Pháp hoàn toàn hay một phần.

Pháp cũng là nơi đóng trụ sở của Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), UNESCO, Interpol, và Văn phòng Trọng lượng và Đo lường Quốc tế chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn hệ mét.

Xem thêm: Hiến pháp Pháp, Tổng thống Pháp, Danh sách Thủ tướng Pháp, Danh sách Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Quan hệ nước ngoài Pháp, và Danh sách Định chế Pháp

[sửa] Các khu vực hành chính

22 vùng và 96 khu vực của Mẫu quốc Pháp.
22 vùng và 96 khu vực của Mẫu quốc Pháp.

Pháp được chia thành 26 vùng hành chính: 22 trong Mẫu quốc Pháp (21 trên phần lục địa Mẫu quốc; 1 là "lãnh thổ tập thể" Corse, trên đảo Corsica, thường được gọi là một vùng theo cách nói thông thường région), và 4 vùng hải ngoại. Các vùng được chia tiếp thành 100 khu vực. Các khu vực được đánh số (chủ yếu theo bảng chữ cái) và số này được dùng làm mã bưu chính cũng như mã trên bảng số xe.

Các khu vực lại được chia tiếp thành 342 quận, nhưng các quận không có hội đồng lập pháp theo bầu cử và chỉ là đơn vị hành chính của đất nước. Các quận được chia thành 4,035 tổng, các tổng này cũng chỉ có ý nghĩa hành chính. Cuối cùng, các quận được chia thành 36,682 làng, đây là các chính quyền tự quản với hội đồng được bầu cử riêng biệt (hội đồng tự quản).

Vùng, Khu vực, và Làng được gọi là "các lãnh thổ tập thể" (collectivités territoriales), có nghĩa họ có một cơ quan hành pháp và lập pháp riêng biệt, trong khi các quậntổng chỉ đơn giản là các đơn vị hành chính. Tới tận năm 1940, các quận vẫn là các lãnh thổ tập thể với một cơ quan lập pháp bầu cử riêng biệt (hội đồng quân), nhưng dưới thời Vichy Pháp cơ quan này đã bị ngừng hoạt động và chính thức bị hủy bỏ bởi nền Đệ Tứ Cộng hòa Pháp năm 1946. Theo lịch sử, các tổng cũng từng là các lãnh thổ chung với cơ quan lập pháp riêng biệt.

Bốn khu vực là các khu vực hải ngoại (đồng nghĩa với bốn vùng hải ngoại) là một phần trong tổng thể nước Pháp (và Liên minh Châu Âu) và vì thế có quy chế tương tự như các khu vực thuộc Mẫu quốc.

Ngoài 26 vùng và 100 khu vực, Cộng hòa Pháp còn gồm bốn Collectivité d'outre-mer, một sui generis (New Caledonia), và một Lãnh thổ hải ngoại.

Các lãnh thổ và Overseas collectivities là một phần hình thành nên Cộng hòa Pháp nhưng không hình thành nên Liên minh Châu Âu hay vùng tài chính của nó. Các lãnh thổ Thái Bình Dương tiếp tục sử dụng đồng franc Thái Bình Dương có giá trị ổn định với đồng euro. Trái lại, bốn vùng/khu hải ngoại sử dụng đồng franc Pháp và hiện dùng đồng euro.

Pháp cũng vẫn giữ quyền kiểm soát một số hòn đảo nhỏ không thường xuyên có người ở tại Ấn Độ DươngThái Bình Dương: Bassas da India, Đảo Clipperton, Đảo Europa, Quần đảo Glorioso, Đảo Juan de Nova, Đảo Tromelin. Xem Các hòn đảo thuộc quyền kiểm soát của Pháp tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

[sửa] Vận tải

Xem chi tiết: Vận tải Pháp

[sửa] Quân đội

Xem chi tiết: Quân đội Pháp

Các lực lượng vũ trang Pháp được chia thành bốn nhánh:

  • Lục quân (Armée de Terre)
  • Hải quân (Marine Nationale)
  • Không quân (Armée de l'Air)
  • Hiến binh (Gendarmerie Nationale), một lực lượng cảnh sát quân sự hoạt động chủ yếu như cảnh sát.

Độ tuổi quân sự là 17. Từ Chiến tranh giành độc lập Algeria, chế độ nghĩa vụ quân sự dần giảm bớt và chính phủ Jacques Chirac đã bãi bỏ nó năm 1996.

Trong số các nền kinh tế Liên minh Châu Âu, Pháp và Anh Quốc là những nước có tỷ lệ chi tiêu quân sự lớn: Pháp chiếm 2.6% GDP, Anh Quốc 2.4%, theo các con số năm 2003 của NATO. Hai nước này chiếm 40% chi tiêu quân sự của EU. Tại hầu hết các nước thuộc khối này, chi tiêu quân sự chỉ chưa tới 1.5% GDP. Khoảng 10% ngân sách quốc phòng Pháp chi cho force de frappe, hay vũ khí hạt nhân.

[sửa] Kinh tế

Chiếc Airbus A380 đầu tiên hoàn thành tại buổi lễ "Giới thiệu A380" ở Toulouse ngày 18 tháng 1, 2005.
Chiếc Airbus A380 đầu tiên hoàn thành tại buổi lễ "Giới thiệu A380" ở Toulouse ngày 18 tháng 1, 2005.
Xem chi tiết: Kinh tế Pháp

Kinh tế Pháp bao gồm số lượng lớn doanh nghiệp tư nhân (gần 2.5 triệu công ty đã đăng ký) với sự can thiệp đáng kể (dù đang giảm bớt) từ phía chính phủ (xem chính sách kinh tế chỉ huy). Chính phủ giữ ảnh hưởng khá lớn trên những lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng, sở hữu đa số vốn trong các ngành đường sắt, điện, hàng không và các công ty viễn thông. Nước này đã dần nới lỏng kiểm soát từ đầu thập kỷ 1990. Chính phủ dần bán ra các cổ phần đang nắm giữ trong France Télécom, Air France, cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng.

Là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8, kinh tế Pháp xếp hàng thứ sáu thế giới năm 2005, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Cộng hòa Nhân dân Trung HoaAnh Quốc. Pháp là một trong 10 thành viên Liên minh Châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro ngày 1 tháng 1, 1999, và các đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn thay thế đồng franc của Pháp đầu năm 2002.

Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong năm 2004 Pháp là nhà xuất khẩu hàng hóa sản xuất đứng hàng thứ năm thế giới sau Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và đứng trước Anh Quốc. Nước này cũng đứng thứ tư thế giới về nhập khẩu hàng hóa sản xuất (sau Hoa Kỳ, Đức, và Trung Quốc, nhưng trước Anh Quốc và Nhật Bản). Năm 2003 Pháp là nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng hàng thứ hai trong số các nước OECD ở mức 47 tỷ dollar, xếp sau Luxembourg (nơi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là sự chuyển tiền tới các ngân hàng đóng trụ sở tại đó) nhưng trước Hoa Kỳ (39.9 tỷ dollar), Anh Quốc (14.6 tỷ dollar), Đức (12.9 tỷ dollar), hay Nhật Bản (6.3 tỷ dollar). Cùng trong năm này, các công ty Pháp đã đầu tư 57.3 tỷ dollar ra ngoài đất nước khiêé Pháp trở thành nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn thứ hai khối OECD, sau Hoa Kỳ (173.8 tỷ dollar), và trước Anh Quốc (55.3 tỷ dollar), Nhật Bản (28.8 tỷ dollar) và Đức (2.6 tỷ dollar).

Trong báo cáo OECD in Figures xuất bản năm 2005, OECD cũng ghi chú rằng Pháp hiện dẫn đầu các nước G7 về hiệu năng sản xuất (tính theo GDP trên giờ làm việc).[3] Năm 2004, GDP trên giờ lao động tại Pháp là $47.7, xếp hạng trên Hoa Kỳ ($46.3), Đức ($42.1), Anh Quốc ($39.6), hay Nhật Bản ($32.5).[4]

Dù có năng suất trên giờ làm việc cao hơn Hoa Kỳ, GDP trên đầu người của Pháp lại thấp hơn khá nhiều so với GDP trên đầu người Hoa Kỳ, trên thực tế chỉ tương đương mức GDP trên đầu người của các nước Châu Âu khác, trung bình thấp hơn 30% so với mức của Hoa Kỳ. Lý do giải thích vấn đề này là phần trăm dân số tham gia lao động của Pháp thấp hơn so với Mỹ, khiến GDP trên đầu người của Pháp ở mức thấp dù có năng suất lao động cao hơn. Trên thực tế, Pháp là một trong những nước có tỷ lệ người lao động trong độ tuổi 15-64 thấp nhất khối OECD. Năm 2004, 68.8% dân số Pháp trong độ tuổi 15-64 có việc làm, so với 80.0% tại Nhật Bản, 78.9% tại Anh Quốc, 77.2% tại Hoa Kỳ, và 71.0% tại Đức.[5] Hiện tượng này là kết quả của tình trạng thất nghiệp hầu như trong ba mươi năm liền tại Pháp, dẫn tới ba hậu quả làm giảm sút số lượng dân số lao động: khoảng 9% dân số ở độ tuổi lao động không có việc làm; sinh viên phải trì hoãn càng lâu càng tốt thời gian tham gia thị trường lao động của mình; và cuối cùng, chính phủ Pháp đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích người lao động nghỉ hưu sớm ngay từ độ tuổi 50, dù những biện pháp này đang được giảm bớt.

Như các nhà kinh tế đã từng nhắc đi nhắc lại trong những năm qua, vấn đề chính của nền kinh tế Pháp không phải là năng suất lao động. Theo họ, vấn đề chính là cải cách cơ cấu, nhằm tăng số lượng người lao động trên tổng dân số. Các nhà kinh tế theo lý thuyết Tự do và Keynesian đưa ra những biện pháp khác nhau cho vấn đề này. Cánh hữu coi số giờ lao động thấp và việc miễn cưỡng cải cách thị trường lao động là những điểm yếu trong nền kinh tế Pháp, trong khi cánh tả coi việc thiếu những chính sách hỗ trợ công bằng xã hội của chính phủ là điều cần giải quyết. Những nỗ lực gần đây của chính phủ nhằm điều chỉnh thị trường lao động trẻ, chống thất nghiệp đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

Với hơn 75 triệu du khách nước ngoài năm 2003, Pháp được xếp hạng là điểm đến hàng đầu thế giới, trước Tây Ban Nha (52.5 triệu) và Hoa Kỳ (40.4 triệu). Khả năng thu hút du khách này nhờ có các thành phố với nhiều di sản văn hoá (đứng đầu là Paris), các bãi biển và các khu nghỉ dưỡng ven biển, các khu trượt tuyết, các vùng nông thôn đẹp và yên bình thích hợp với du lịch xanh.

Pháp sở hữu một ngành công nghiệp hàng không quan trọng đứng đầu là tổ hợp hàng không Châu Âu Airbus và là cường quốc Châu Âu duy nhất (ngoại trừ Nga) có sân bay vũ trụ (Centre Spatial Guyanais) riêng của mình. Pháp cũng là nước độc lập nhất về năng lượng ở phương Tây nhờ đã đầu tư lớn vào năng lượng nguyên tử, khiến nước này trở thành quốc gia gây phát sinh carbon dioxide thấp nhất trong số các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Nhờ những khoản đầu tư lớn vào kỹ thuật nguyên tử, khoảng 77% nhu cầu năng lượng của Pháp được cung cấp từ các nhà máy điện nguyên tử.

Với những vùng đất rộng rãi và màu mỡ, việc áp dụng kỹ thuật hiện đại cũng như các biện pháp hỗ trợ của EU khiến Pháp trở thành nước sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu Châu Âu. Lúa mì, gia cầm, sữa, thịt bò, thịt lợn cũng như các sản phẩm thức ăn và rượu vang Pháp nổi tiếng trên thế giới là các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của nước này. Tổng các khoản trợ cấp nông nghiệp của EU dành cho Pháp lên tới 14 tỷ dollar.

Từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai chính phủ Pháp đã đưa ra những nỗ lực to lớn nhằm hợp tác ngày càng sâu với Đức, cả về mặt kinh tế và chính trị. Hiện nay, hai nước này thường được coi là những quốc gia "trung tâm" trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập sâu hơn nữa trong Liên minh Châu Âu.

Xem thêm: Danh sách công ty Pháp

[sửa] Nhân khẩu

Thành phố Lyon
Thành phố Lyon
Xem chi tiết: Nhân khẩu Pháp

Từ thời tiền sử, Pháp đã là ngã tư đường của thương mại, di cư và các cuộc xâm chiếm. Bốn tộc người Châu Âu chính - tiền-Celtic, Celtic (Gallic và Breton), Latin, và Germanic (Franks, Visigoths, Burgundians, Vikings) - đã hòa trộn với nhau trong nhiều thế kỷ để tạo nên dân số hiện nay của Pháp. Bên cạnh các sắc tộc "lịch sử", những sắc dân mới đã di cư tới Pháp từ thế kỷ 19: người Bỉ, người Italia, ngưoiừ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Rumani, Armenia, người Do Thái từ Đông Âu và Maghreb, người Ả rập và Berber từ Maghreb, người da đen Châu Phi và Caribbea, người Hán Trung Quốc, là những sắc dân đông đảo nhất. Theo ước tính, hiện nay 40% dân số Pháp là hậu duệ của những người di cư đến đây, khiến Pháp trở thành một trong những quốc gia đa dạng sắc tộc nhất thế giới, dù vẫn là một đất nước Gallic. Tuy nhiên, những người nhập cư từ các nước Châu Âu khác có thời gian hòa nhập ngắn, trong khi những nhóm người không Châu Âu thường hòa nhập chậm chạp vào xã hội mới vì các khác biệt văn hóa cũng như phân biệt xã hội lớn hơn.

[sửa] Dân số

Bắt đầu từ thế kỷ 19, lịch sử phát triển dân số Pháp bắt đầu trở nên khác biệt rõ nét so với Thế giới Phương Tây. Không như phần còn lại của Châu Âu, Pháp không trải qua thời kỳ phát triển dân số mạnh trong thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20. Trái lại, ở nửa sau thế kỷ 20 dân số nước này lại tăng nhanh hơn các nước Châu Âu khác và vì thế cũng ở mức cao hơn trong các thế kỷ trước.

Sau năm 1974, mức tăng dân số Pháp trở nên ổn định, và hạ xuống mức thấp nhất trong thập kỷ 1990 với mức tăng hàng năm 0.39%, tương tự với Châu Âu vốn đang ở giai đoạn giảm sút dân số. Tuy nhiên, những kết quả đầu tiên của cuộc điều tra dân số năm 2004 của Pháp đã làm các nhà nhân khẩu học ngạc nhiên lớn. Cuộc điều tra cho thấy mức tăng dân số đã lại tăng mạnh sau cuộc điều tra năm 1999, một điều không ai từng nghĩ tới trước đó. Từ năm 1999 đến năm 2003, mức tăng dân số hàng năm là 0.58%. Năm 2004, tốc độ tăng dân số ở mức 0.68%, hầu như tương đương với Bắc Mỹ. Năm 2004 cũng là năm tốc độ tăng dân số Pháp đạt mức cao nhất kể từ năm 1974. Mức tăng dân số của Pháp vượt xa các nước Châu Âu (ngoại trừ Cộng hòa Ireland). Năm 2003, tăng trưởng dân số tự nhiên Pháp (trừ nhập cư) hầu như chiếm toàn bộ mức tăng trưởng dân số tự nhiên Châu Âu: dân số Liên minh Châu Âu tăng 216,000 người (không tính nhập cư), trong số đó 211,000 là từ riêng nước Pháp, và 5,000 từ toàn bộ các nước khác cộng lại. Năm 2004 tăng trưởng dân số tự nhiên đạt 256,000, nhưng hiện ta chưa có con số cụ thể của các thành viên Liên minh Châu Âu khác.

Những kết quả không ngờ đó đưa lại những hậu quả lớn cho tương lai. Hiện tại, Pháp là nước có dân số đông thứ ba Châu Âu, sau NgaĐức. Trước kia, các nhà nhân khẩu học cho rằng tới năm 2050 dân số Mẫu quốc Pháp sẽ đạt mức 64 triệu người, nhưng hiện nay họ cho rằng ước tính đó quá thấp khi so sánh với mức độ tăng trưởng dân số thập kỷ 1990. Hiện nay các nhà nhân khẩu học ước tính, tới năm 2050 dân số Mẫu quốc Pháp sẽ là 75 triệu người, và lúc đó Pháp sẽ là nước đông dân nhất Liên minh Châu Âu, trên Đức (71 triệu), Anh Quốc (59 triệu), và Italia (43 triệu).

Năm 2005, tỷ lệ sinh và khả năng sinh sản tiếp tục tăng. Tỷ lệ sinh tự nhiên trên tỷ lệ tử tăng tới 270,100. Tỷ lệ sinh sản trong suốt cuộc đời tăng tới mức 1.94 năm 2005, từ mắc 1.92 năm 2004. Số lượng nhập cư thực hơi giảm xuống còn 97,500 năm 2005. Tại Pháp, nhập cư chiếm một phần tư tổng tăng dân số--mức trung bình của toàn Châu Âu là 80%. [6][7] Nếu những ước tính đó là chính xác, nó có thể làm thay đổi toàn bộ sự cân bằng quyền lực tại Brussels. Đây sẽ là lần đầu tiên từ những năm 1860 Pháp trở thành quốc gia có dân số lớn nhất tại Châu Âu (ngoại trừ Nga). Vào giữa năm 2004 EU có 460 triệu dân, 13.6% trong số đó sống tại Pháp (gồm cả những khu vực hải ngoại). Tới năm 2050 ước tính dân số Liên minh Châu Âu (của 25 nước thành viên hiện tại) sẽ giảm xuống còn 445 triệu người, trong số đó 17.5% sẽ sống tại Pháp.

Theo Cao ủy Liên hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR), số lượng người đang xin tị nạn chính trị tại Pháp đã tăng khoảng 3 % trong giai đoạn 2003 và 2004, trong khi ở cùng thời kỳ đó, số đơn xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ giảm khoảng 29 %. Vì thế, Pháp đã thay thế Hoa Kỳ trở thành điểm đến hàng đầu cho những người tị nạn chính trị năm 2004.

Một vấn đề lo ngại chính trị dai dẳng chính là sự giảm sút dân số nông thôn. Trong giai đoạn 1960-1999 mười lăm khu vực nông nghiệp đã gặp phải vấn đề giảm sút dân số. Trường hợp nặng nề nhất, dân số Creuse đã giảm 24%.

[sửa] Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức duy nhất của Pháp là tiếng Pháp, theo Điều 2 Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, tại Mẫu quốc Pháp nhiều ngôn ngữ địa phương như: các biến thể High German (được gọi là Alsatian và Lorraine German), Occitan (gồm Gascon và Provençal), các thổ ngữ Oïl (như Picard và Poitevin-Saintongeais), Basque, Breton, Catalan, Corsican và Franco-Provençal. Cũng có một số ngôn ngữ thỉnh thoảng được sử dụng hay được hiểu khác, đa số bởi những người có tuổi. Tương tự, có nhiều ngôn ngữ được dùng tại các lãnh thổ và khu vực hải ngoại Pháp: các ngôn ngữ Creole, các ngôn ngữ thổ dân Châu Mỹ, các ngôn ngữ Polynesian, các ngôn ngữ New Caledonian, Comorian. Tuy nhiên, chính phủ Pháp và hệ thống trường công lập cho tới gần đây vẫn không khuyến khích sử dụng các ngôn ngữ đó. Hiện chúng được dạy tại một số trường, dù tiếng Pháp vần là ngôn ngữ chính thức duy nhất của chính phủ, địa phương hay quốc gia. Một số ngôn ngữ của những người nhập cư cũng được sử dụng tại Pháp, đặc biệt tại các thành phố lớn: tiếng Bồ Đào Nha, Ả rập Maghreb, nhiều ngôn ngữ Berber, nhiều loại ngôn ngữ Hạ Sahara Châu Phi, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, các biến thể nói tiếng Trung (nhiều nhất là Wu, Cantonese, Teo Cheow, và Mandarin), tiếng Việt Nam, và tiếng Khmer cũng thường được sử dụng.

Nhiều người Pháp có thể sử dụng ít nhất một ngoại ngữ (45% có thể tham gia giao tiếp bằng một ngôn ngữ nước ngoài theo một nghiên cứu của Eurobarometer 62.4 [1] thực hiện năm 2005), đặc biệt tại các thành phố lớn và các vùng biên giới như Pyrénées, Alsace, hay Alps. Tiếng Anh (34%), tiếng Tây Ban Nha (10%), tiếng Đức (7%) và tiếng Italia được sử dụng theo nhiều mức độ thành thạo khác nhau và nhiều gia đình sống dọc biên giới sử dụng thành thạo cả hai thứ tiếng.

[sửa] Thống kê

Trong cuộc điều tra dân số năm 1999, INSEE đã lựa chọn 380,000 người trưởng thành trên khắp Mẫu quốc Pháp và đặt các câu hỏi về tình trạng gia đình. Một trong những câu hỏi về ngôn ngữ mà cha mẹ họ sử dụng với họ trước khi lên 5 tuổi. Đây là lần đầu tiên những thống kê nghiêm túc về tỷ lệ ngôn ngữ mẹ đẻ được lưu trữ vào máy tính tại Pháp. Kết quả đã được công bố trong cuốn Enquête familiale, Insee, 1999.

Đây là danh sách chín loại ngôn ngữ mẹ đẻ thông dụng nhất tại Pháp dựa trên Enquête familiale. Cần đọc phần các ghi chú tại phần Các ngôn ngữ trong bài viết về Pháp để hiểu chính xác nghĩa các con số.

Ngôn ngữ Số lượng người % dân số trưởng thành Ghi chú
1 Tiếng Pháp 39,360,000 86% Con số thực sự đối với toàn bộ dân số xấp xỉ 90%, xem các ghi chú.
2 Tiếng Đức và các biến thể High German (Alsatian, Lorraine German, vân vân) 970,000 2.12% Alsatian (600,000; 1.44%), German chuẩn (210,000; 0.46%), Lorraine German (100,000; 0.22%)
3 Ả rập (chủ yếu là Maghreb Ả rập) 940,000 2.05%
4 các ngôn ngữ Oc (Languedocian, Gascon, Provençal, vân vân) 610,000 1.33% Khoảng 1,060,000 (2.32%) người khác cũng sử dụng ở một số mức độ.
5 Tiếng Bồ Đào Nha 580,000 1.27%
6 các ngôn ngữ Oïl (Picard, Gallo, Poitevin-Saintongeais, vân vân) 570,000 1.25% Khoảng 850,000 (1.86%) cũng sử dụng ở một số mức độ
7 Tiếng Italia (và các thổ ngữ) 540,000 1.19%
8 Tiếng Armenia (và các thổ ngữ) 500,000 1.1%
9 Tiếng Tây Ban Nha 485,000 1.06%
10 Breton 280,000 0.61% Khoảng 405,000 (0.87%) người khác có sử dụng ở một số mức độ.
11 Khoảng 400 ngôn ngữ khác
(tiếng BA Lan, các ngôn ngữ Berber, Đông Á, Catalan, Franco-Provençal, Corsican, Basque, vân vân)
2,350,000 5.12% Trong số đó tiếng Anh: 115,000 (0.25% tổng dân số trưởng thành)
Tổng 45,762,000 102% 46,680,000 gồm cả 2% số người có tiếng Pháp hay ngôn ngữ khác là tiếng mẹ đẻ được tính hai lần

Nếu chúng ta thêm những người có tiếng mẹ đẻ và những người từng được sử dụng một ngôn ngữ trước 5 tuổi thì năm ngôn ngữ lớn nhất tại Mẫu quốc Pháp là (cần lưu ý phần trăm cộng vào lớn hơn 100%, bởi vì nhiều người được tính hai lần):

  • Pháp: 42,100,000 (92%)
  • Các ngôn ngữ Oc: 1,670,000 (3.65%)
  • Tiếng Đức và các phương ngữ Đức: 1,440,000 (3.15%)
  • Các ngôn ngữ Oïl: 1,420,000 (3.10%)
  • Ả rập: 1,170,000 (2.55%)

[sửa] Các thành phố

Các vùng đô thị Mẫu quốc có hơn 100,000 dân
Các vùng đô thị Mẫu quốc có hơn 100,000 dân

Các thành phố lớn theo số dân gồm (ngoại trừ các thành phố vùng Île-de-France):

Aix-en-Provence, Ajaccio, Albi, Amiens, Angers, Angoulême, Annecy, Antibes, Arles, Avignon, Bastia, Beauvais, Belfort, Besançon, Béziers, Blois, Cahors, Bordeaux, Bourges, Brest, Brive-la-Gaillarde, Caen, Calais, Cannes, Carcassonne, Chalon-sur-Saône, Châlons-en-Champagne, Chambéry, Charleville-Mézières, Châteauroux, Cholet, Clermont-Ferrand, Colmar, Dijon, Dunkerque, Évreux, Fréjus, Grenoble, Hyères, La Rochelle, La Roche-sur-Yon, Le Havre, Le Mans, Lille, Limoges, Lorient, Lourdes, Lyon, Marseille, Metz, Montauban, Montpellier, Mulhouse, Nancy, Nantes, Narbonne, Nice, Nîmes, Niort, Orléans, Paris, Pau, Perpignan, Poitiers, Quimper, Reims, Rennes, Roubaix, Rouen, Saint-Brieuc, Saint-Étienne, Saint-Malo, Saint-Nazaire, Saint-Quentin, Strasbourg, Tarbes, Toulon, Toulouse, Tourcoing, Tours, Troyes, Valence, Vannes, Villeneuve-d'Ascq, and Villeurbanne.
Xem thêm: Các ngôn ngữ Pháp, Các vùng đô thị Pháp, Danh sách các thị trấn tại pháp, và Danh sách các thành phố Pháp trên 20,000 dân (điều tra dân số 1999)

[sửa] Văn hoá

Xem chi tiết: Văn hóa Pháp
  • Giáo dục Pháp
  • Thể thao Pháp
  • Hàn lâm viện Pháp
  • Văn học Pháp
  • Nghệ thuật Pháp
  • Danh sách nhân vật Pháp
  • Ẩm thực Pháp
  • Phim ảnh Pháp
  • Âm nhạc Pháp
  • Những ngày lễ tại Pháp
  • Cơ cấu xã hội Pháp

[sửa] Marianne

Xem chi tiết: Marianne

Marianne là một biểu tượng của Cộng hòa Pháp. Cô là một hình ảnh biểu tượng của tự do và Cộng hòa từng xuất hiện lần đầu tiên ở thời Cách mạng Pháp. Ban đầu Marianne là hình ảnh một phụ nữ đội một chiếc mũ lưỡi trai Phrygian. Những nguồn gốc dẫn tới cái tên Marianne hiện vẫn chưa được biết, nhưng Marie-Anne từng là một cái tên rất thông dụng hồi thế kỷ 18. Những kẻ phản cách mạng thời ấy gọi hình tượng này một cách nhạo báng là La Gueuse (Người Bình Dân).

Mọi người đồng ý rằng những người cách mạng ở phía nam nước Pháp đã chấp nhận chiếc mũ lưỡi trai Phrygian làm biểu tượng tự do của họ, loại mũ này từng được các nô lệ tự do ở cả Hy Lạp và Roma đội. Những ngư dân Địa Trung Hải và những người bị kết án tù làm việc trên tàu buồm cũng thường đội loại mũ này.

Thời Đệ Tam Cộng hoà, các pho tượng, đặc biệt là tượng bán thân Marianne bắt đầu tăng nhanh về số lượng, đặc biệt tại các tòa thị sảnh. Marianne được thể hiện theo rất nhiều phong cách, tùy thuộc vào việc nhấn mạnh ý nghĩa cách mạng hay sự "sáng suốt" của bà. Cùng với thời gian, chiếc mũ Phrygian được coi là mang quá nhiều ý nghĩa nổi loạn và được thay thế bởi một mũ miện hay một vương miện. Ở thời hiện đại, những nữ diễn viên nổi tiếng ở Pháp cũng được trao danh hiệu Marianne. Những người được trao gần đây nhất gồm Sophie Marceau, và Laetitia Casta. Hình tượng này cũng được thể hiện trên các đồ vật hàng ngày như tem và tiền xu.

[sửa] Tôn giáo

Thánh đường Bayonne
Thánh đường Bayonne
Main article: Tôn giáo tại Pháp.

Là một nước Cơ đốc giáo La Mã truyền thống, tuy nhiên cùng với những tư tưởng chống thuyết giáo quyền mới du nhập gần đây, từ thập kỷ 1970 Pháp đã trở thành một nước thế tục. Quyền tự do tôn giáo được được quy định trong hiến pháp, theo tư tưởng từ Tuyên bố Dân quyền và Nhân quyền. Khái niệm căn bản về mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo là khái niệm laïcité, quy định rằng chính phủ và các thể chế chính phủ (như trường học) không được có bất kỳ một đặc trưng tôn giáo nào hay can thiệp vào giáo điều tôn giáo, và rằng tôn giáo không được can thiệp vào việc đưa ra chính sách của chính phủ. Những căng thẳng thỉnh thoảng phát sinh về cái gọi là sự phân biệt chống lại các cộng đồng thiểu số; xem Hồi giáo tại Pháp.

Chính phủ không tiến hành thống kê tôn giáo của nhân dân. Các thống kê từ một nguồn không chính thức trong CIA World Factbook như sau: Cơ đốc giáo La Mã 83 tới 88%, Hồi giáo 5 tới 10%, Tin lành 2%, Do Thái 1%. Tuy nhiên, trong một cuộc điều tra dư luận năm 2003, 41% cho rằng Chúa "không hiện hữu" hay "có lẽ không hiện hữu".[8] 33% tuyên bố mình "vô thần" và cho rằng mình đảm bảo nghĩa vụ công dân, và 51% nói rằng họ là tín đồ "Thiên Chúa giáo". Khi được hỏi về tôn giáo của họ, 62% trả lời là tín đồ Cơ đốc giáo La Mã, 6% Hồi giáo, 2% Tin lành, 1% Do Thái, 2% "tôn giáo khác" (trừ Nhà thờ chính thống hay Phật giáo, có số lượng không đáng kể), 26% "vô thần" và 1% từ chối trả lời. Một cuộc điều tra của viện Gallup cho thấy 15% dân Pháp có tới những nơi thờ tự.

Trong một cuộc điều tra gần đây hơn của Eurostat "Eurobarometer", năm 2005, 34% công dân Pháp trả lời "họ tin Chúa có hiện hữu", trong khi 27% trả lời "họ tin có một hình thức linh hồn hay năng lượng cuộc sống" và 33% cho rằng "họ không tin có một hình thức linh hồn, Chúa hay năng lượng cuộc sống".[9]

[sửa] Y tế công cộng

Tương tự như tất cả các nước khác thuộc EU, Pháp tuân thủ một quy định của EU về việc giảm nước thải tại một số vùng nhạy cảm. Bởi hiện nay lượng nước thải của Pháp chỉ ở mức 40% so với chỉ thị đó nên họ là một trong những nước có thành tích cao nhất EU về tiêu chuẩn xử lý nước thải[2].

Năm 2003 có khoảng 120,000 người dân Pháp chung sống với AIDS[3]

[sửa] Gallery

[sửa] Các chủ đề khác

Mont Saint Michel, một địa điểm du lịch nhiều khách tham quan của Pháp
Mont Saint Michel, một địa điểm du lịch nhiều khách tham quan của Pháp
Biểu tượng của nước Pháp, Tháp Eiffel
Biểu tượng của nước Pháp, Tháp Eiffel
Palais des papes (Cung các Cha), Avignon
Palais des papes (Cung các Cha), Avignon
  • Miêu tả quốc kỳ: ba dải màu dọc (chiều kéo cờ), xanh nước biển, trắng và đỏ đã trở thành quốc kỳ thời Cách mạng Pháp và trở nên phổ biến nhờ Marquis de Lafayette; được gọi là drapeau tricolore (Cờ tam tài). Theo truyền thống ba màu theo thứ tự là: xanh, trắng, đỏ. (bleu, blanc, rouge); xanh và đỏ là màu của Paris; trắng là màu của nhà vua.
  • Nước Pháp được thành lập với tư cách một vương quốc từ năm 496 (vua Clovis I được rửa tội) bởi vì sự kiện đó được liệt kê cùng ba tính chất cốt yếu khác của đất nước: việc định nghĩa giới hạn lãnh thổ (tuy nhiên nhỏ hơn ngày nay rất nhiều), định nghĩa một quyền lực cai trị (sự truyền ngôi từ vị vua thứ nhất cho con trai), và sự định nghĩa một hệ thống xã hội (3 đặc trưng của nhân dân: các chiến binh, các linh mục và những người công nhân). Hiệp ước Verdun năm 843, phân chia Đế chế Frankish và lập ra vương quốc Francia Occidentalis (“Tây Frankland”), và đây là tiền thân của nước Pháp, thể hiện sự thành lập hợp pháp duy nhất của đất nước. Nhà nước Pháp đã tồn tại liên tục từ năm 843, một trong những nhà nước tồn tại lâu nhất thế giới, dù hình thức chính phủ của nó đã thay đổi từ vương quốc sang cộng hoà.
  • Dù thường được gắn liền với Cách mạng Pháp và được Robespierre đề xuất tháng 12, 1790, khẩu hiệu của nước Pháp, "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" vẫn không được chấp nhận cho tới tận thời kỳ Những cuộc cách mạng năm 1848 tại Pháp.[10]
  • Từ năm 1880 ngày quốc khánh của Pháp là Fête Nationale, thông thường được gọi là le 14 juillet, chính thức kỷ niệm Fête de la Fédération (14 tháng 7, 1790) chứ không phải cuộc tấn công ngục Bastille (14 tháng 7, 1789) như mọi người thường nghĩ, thậm chí đối với đa số người dân Pháp, và là lý do giải thích tại sao ngày này thường được gọi là Ngày Bastille trong tiếng Anh. Nhân dịp Fête de la Fédération, được tổ chức đúng một năm sau cuộc tấn công Bastille, tất cả đại diện từ các tỉnh Pháp đã tụ tập với nhau tại Champ de Mars ở Paris với sự hiện diện của vua Louis XVI và tuyên bố sự thống nhất của nước Pháp. Họ thề nguyện trung thành với "Quốc gia, Luật Pháp, Nhà Vua".
Những người Cộng hòa Pháp coi đây là ngày sinh thật sự của nước Pháp: Pháp không còn là một đất nước được hình thành từ các tỉnh đã được nhà vua chinh phục, mà là một đất nước với các tỉnh và người dân tự nguyện hình thành nên một Nhà nước chung. Khái niệm Nhà nước này trái ngược với khái niệm Nhà nước dựa trên chủng tộc và dân tộc của Đức, và nó chính là nguyên nhân của đa số các cuộc xung đột giữa hai nước giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đức coi Alsace là một vùng đất của mình đã bị các vua Pháp chinh phục và sáp nhập, trong khi Pháp coi dù thực tế Alsce từng là một tỉnh bị chinh phục, nhưng họ đã tự nguyện và hợp pháp trở thành một phần của nước Pháp theo lời tuyên thệ ngày 14 tháng 7, 1790. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi ngày 14 tháng 7 được tuyên bố làm Quốc khánh Pháp năm 1880, 9 năm sau khi Đức đã tách Alsace-Lorraine khỏi Pháp.
Dù được gắn liền với Fête de la Fédération, ngày 14 tháng 7 là một kỷ niệm khó quên đối với những người theo chủ nghĩa quân chủ Pháp, đối với họ nó gợi lại cuộc tấn công đẫm máu vào ngục Bastille. Họ thường đeo băng đen vào ngày 14 tháng 7 bất chấp đó là ngày Quốc khánh.


  • Các địa điểm du lịch nổi tiếng gồm: (theo một bảng xếp hạng năm 2003 [4] số du khách trên năm) : Tháp Eiffel (6.2 triệu), Bảo tàng Louvre (5.7 triệu), Cung điện Versailles (2.8 triệu), Bảo tàng Orsay (2.1 triệu), Khải hoàn môn (1.2 triệu), Trung tâm Pompidou (1.2 triệu), Mont-Saint-Michel (1 triệu), Lâu đài Chambord (711 nghìn),Sainte-Chapelle (683 nghìn), Lâu đài Haut-Kœnigsbourg (549 nghìn), Bảo tàng Picasso (441 nghìn), Carcassonne (362 nghìn). Những nơi đông khách [5] và những địa điểm nổi tiếng khác gồm: Cung các Cha, Avignon, Disneyland Resort Paris, Các lâu đài Thung lũng Loire, những khu trượt tuyết tại Alps hay Pyrenees, Tahiti và đầm phá tại Polynesia Pháp , vân vân.
  • Pháp cũng là nơi tổ chức cuộc đua xe đạp quốc tế Le Tour de France.

[sửa] Xếp hạng quốc tế

[sửa] Xem thêm

  • Châu Âu
  • Cường quốc
  • Liên minh Latin
  • Danh sách nhân vật Pháp
  • Lịch sử quân sự Pháp
  • Trente Glorieuses
  • Giai đoạn cai trị Pháp tại Algeria

[sửa] Ghi chú và tham khảo

Tìm thêm thông tin về Pháp bằng cách tìm kiếm tại một trong những đồng dự án khác của Wikipedia:

 Wiktionary (từ điển mở)
 Wikibooks (sách giáo khoa mở)
 Wikiquote (trích dẫn)
 Wikisource (thư viện mở)
 Commons (hình ảnh)

  1. According to a different calculation cited by the Pew Research Center, the EEZ of France would be 10,084,201 square kilometres (3,893,532 sq mi), still behind the United States (12,174,629 km² / 4,700,651 sq mi), and still ahead of Australia (8,980,568 km² / 3,467,416 sq mi) and Russia (7,566,673 km² / 2,921,508 sq mi).
  2. (tiếng Pháp) French Senate (2006). Rôle et fonctionnement du Sénat. Được truy cập ngày 2006-04-20.Page is in French without apparent English version available
  3. Organisation for Economic Co-operation and Development (2005). Labour productivity 2003 (Microsoft Excel). Được truy cập ngày 2006-04-20.
  4. Organisation for Economic Co-operation and Development (2005). Differentials in GDP per capita and their decomposition, 2004 (Microsoft Excel). Được truy cập ngày 2006-04-20.
  5. Organisation for Economic Co-operation and Development (2005). OECD Employment Outlook 2005 - Statistical Annex (PDF format). Được truy cập ngày 2006-06-29.
  6. Pape, E. (2006). Unexpected Baby Boom. What can Europe learn from the 'exception francaise'?. Newsweek Inc. Được truy cập ngày 2006-04-20.
  7. (tiếng Pháp) Planchard, C. (2006). Natalité : la nouvelle exception française ?. L'Internaute. Được truy cập ngày 2006-04-20.
  8. (tiếng Pháp) Groupe CSA TMO (2003). Les française et leurs croyances (PDF format). Được truy cập ngày 2006-04-20.Page is in French without apparent English version available
    • Cơ đốc giáo La Mã tại Pháp
    • Hồi giáo tại Pháp
    TNS Opinion & Social (2005). Social values, Science and Technology (PDF format). European Commission. Được truy cập ngày 2006-04-20.
  9. French Ministry of Foreign Affairs. The symbols of the Republic and Bastille Day. Được truy cập ngày 2006-04-20.

[sửa] Liên kết ngoài

[sửa] Chỉ dẫn

[sửa] Du lịch, Lịch sử, Ẩm thực

[sửa] Bản đồ, hướng dẫn du lịch



Các nước châu Âu
Albania | Andorra | Áo | Azerbaijan1 | Ba Lan | Belarus | Bỉ | Bosna và Hercegovina | Bồ Đào Nha | Bulgaria | Croatia |
Cộng hòa Séc | Đan Mạch | Đức | Estonia | Hà Lan | Hy Lạp | Hungary | Iceland | Ireland | Kypros (Síp)2 | Latvia | Liechtenstein | Litva | Luxembourg |
Macedonia | Malta | Moldova | Monaco | Montenegro | Na Uy | Nga1 | Phần Lan | Pháp | Romania | San Marino | Serbia | Slovakia | Slovenia |
Tây Ban Nha | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Thụy Điển | Thụy Sỹ | Ukraina | Thành Vatican (Toà Thánh) | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Ý
Các lãnh thổ phụ thuộc: Akrotiri2 | Dhekelia2 | Quần đảo Faroe | Gibraltar | Guernsey | Jan Mayen | Jersey | Đảo Man | Svalbard
1. Nước nằm một phần ở châu Á. 2. Về địa lý thì ở châu Á, nhưng được coi là châu Âu vì các lý do văn hoá và lịch sử.


Liên Minh Châu Âu
Áo | Ba Lan | Bỉ | Bồ Đào Nha | Bulgaria | Cộng hòa Séc | Đan Mạch | Đức | Estonia | Hà Lan | Hungary | Hy Lạp | Ireland | Kypros (Síp) | Latvia | Litva | Luxembourg |
Malta | Phần Lan | Pháp | Romania | Slovakia | Slovenia | Tây Ban Nha | Thụy Điển | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Ý


Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Cờ Liên Hiệp Quốc
5 thành viên thường trực
Hoa Kỳ - Nga - Pháp - Trung Quốc - Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Các thành viên sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào 31 tháng 12, 2006
Argentina - Đan Mạch - Hy Lạp - Nhật Bản - Tanzania
Các thành viên sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào 31 tháng 12, 2007
CH Congo - Ghana - Peru - Qatar - Slovakia
Ngôn ngữ khác
Static Wikipedia 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu