Axít clohiđric
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Axít clohiđric | |
---|---|
Cấu trúc phân tử của axít clohiđríc | |
Tổng quan | |
Tên hệ thống | axít clohiđríc |
Tên khác | axít muriatic |
Công thức phân tử | HCl trong nước |
Phân tử gam | 36,46 g/mol |
Biểu hiện | Chất lỏng, trong suốt đến vàng nhạt |
Số CAS | [7647-01-0] |
Thuộc tính | |
Tỷ trọng và pha | 1,18 g/cm3 (dd 37%) |
Độ hòa tan trong nước | Có thể trộn lẫn |
Điểm nóng chảy | -26 °C (247 K) (dd 38%) |
Điểm sôi | 110 °C (383 K) (dd 20,2%) 48 °C (321 K) (dd 38%) |
pKa | -8,0 |
pKb | |
Độ nhớt | 1,9 mPa•s tại 25 °C, dd 31,5% |
Nguy hiểm | |
MSDS | MSDS ngoài |
Các nguy hiểm chính | Chất ăn mòn mạnh (C) |
NFPA 704 | Dd 32-38% |
Điểm bắt lửa | Không cháy |
Rủi ro/An toàn | R: 34, 37 S: 26, 36, 45 |
Số RTECS | MW4025000 |
Trang dữ liệu bổ sung | |
Cấu trúc & thuộc tính | n εr, v.v. |
Dữ liệu nhiệt động lực | Các trạng thái rắn, lỏng, khí |
Dữ liệu quang phổ | UV, IR, NMR, MS |
Các hợp chất liên quan | |
Các hợp chất tương tự | HF HBr HI |
Các hợp chất liên quan | Axít sulfuric |
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu được lấy ở 25°C, 100 kPa Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu |
Axít clohiđric hay axít muriatic là một hợp chất hóa học do sự hòa tan của khí clorua hiđrô (HCl) trong nước. Nó là một axít mạnh, có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và là thành phần chính của các chất có trong dịch vị. Khi tiếp xúc với nó cần hết sức cẩn thận do nó có tính chất ăn mòn rất mạnh.
Mục lục |
[sửa] Tính chất
Clorua hiđrô (HCl) là một loại khí bốc khói không màu có mùi nghẹt thở, được điều chế bằng cách cho hydro (hoặc cho pha nước và than Cock) tác dụng với clo. Hoặc cho phản ứng của axít sulfuric (đặc, nóng) với clorua natri (tinh thể)(có cung cấp nhiệt độ), gọi là cách điều chế HCl theo phương pháp sunfat. Nó dễ trở thành dạng lỏng khi nén và hòa tan tốt trong nước. Thường nén thành dạng lỏng và dựng trong các bình thép. Thông thường được chuyển thành dung dịch đậm đặc với nồng độ HCl từ 28,38% trong nước (axít HCl, axít muriatic, rượu của muối), đựng trong bình thủy tinh, bình sành sứ, bồn xe tải, lót cao su...
[sửa] Hóa tính
Như các loại axít khác, HCl có khả năng tác dụng với:
- Fe + 2HCl → FeCl2+ H2
- Ôxít bazơ: Tạo muối clorua và nước.
- ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
- Bazơ: Tạo muối clorua và nước.
- NaOH + HCl → NaCl + H2O
- Muối: Tạo muối mới và axít mới.
- CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Ngoài ra, trong một số phản ứng HCl còn thể hiện tính khử bằng cách ôxi hóa một số hợp chất như KMnO4(đặc), MnO2, KClO3 giải phóng khí clo.
- 2KMnO4(đặc) + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8 H2O
- MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
[sửa] Điều chế
Trong phòng thí nghiệm (sử dụng phương pháp sulfat). HCl được điều chế theo phương trình:
- 2NaCl + H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HCl (khí)
Điều kiện của phản ứng là nhiệt độ hơn 400 °C.
Trong công nghiệp:(sử dụng phương pháp tổng hợp), nhưng hiện nay người ta cũng sử dụng cả phương pháp sulfat và phương pháp tổng hợp).
- H2 + Cl2 → 2 HCl
[sửa] Ứng dụng
Dung dịch có mùi chua, màu vàng nếu như không tinh khiết (do có clorua sắt II, asen, sulfua diroxit, axít sulfuric) và là dạng không màu nếu là tinh khiết. Dung dịch đậm đặc bốc khói trắng ngoài không khí ẩm. Axít clohiđric có rất nhiều ứng dụng: tẩy sắt, kẽm hoặc các kim loại khác, chiết gelatin từ xương lọc than xương động vật, chế tạo các muối kim loại clorua.
Dạng khí HCl thường được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ (sản xuất cloropren, vinyl chlorua, màu nhân tạo, cao su clohiđric).