Chiến tranh Anh-Zanzibar
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Anh-Zanzibar | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Lâu đài sau khi bị bắn phá |
|||||||
|
|||||||
Tham chiến | |||||||
Đế quốc Anh | Zanzibar | ||||||
Lực lượng | |||||||
900 người lính chính quy; phân đội Hải quân Hoàng gia (không biết quân số); HMS Philomel; HMS Thrush; HMS Sparrow; HMS Racoon; HMS St George | 2.800 người lính; HHS Glasgow | ||||||
Thương vong | |||||||
Vào khoảng 100 người chết[cần chú thích] | Vào khoảng 500 người chết |
Chiến tranh Anh-Zanzibar được chiến đấu giữa Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland và Zanzibar vào ngày 27 tháng 8 năm 1896. Vì chỉ diễn ra trong thời gian 45 phút, nó giữ kỷ lục chiến tranh ngắn nhất trong lịch sử.
Chiến tranh này bùng nổ sau khi Quốc vương Hamad bin Thuwaini, ông đã vui lòng hợp tác với chính quyền thuộc địa Anh, qua đời ngày 25 tháng 8 năm 1896, và cháu ông, Khalid bin Bargash, nắm chính quyền trong cuộc đảo chính. Chính phủ Anh thích ứng cử viên khác, Hamud bin Muhammed, vì họ tin rằng có thể hợp tác dễ hơn với người này, và họ gửi tối hậu thư bảo Bargash phải từ bỏ. Bargash từ chối, và thay vào đó xây dựng quân đội có vào khoảng 2.800 lính và du thuyền vũ trang H.H.S. Glasgow của quốc vương cũ đang neo lại trong cảng. Khi quân đội của Bargash đang củng cố lâu đài, Hải quân Hoàng gia tập hợp năm tàu chiến tại cảnh đằng trước lâu đài. Họ tập hợp ba tàu tuần tiễu hiện đại, tàu bọc sắt loại Edgar HMS St George, tàu bảo vệ loại Pearl HMS Philomel, tàu loại Archer HMS Racoon, và hai pháo hạm HMS Thrush và HMS Sparrow. Quân đội Anh cũng đổ bộ Hải quân Hoàng gia để ủng hộ quân chính quy "trung thành" của Zanzibar, có 900 lính trong hai tiểu đoàn dẫn đầu là tướng Lloyd Mathews, về trước là trung úy của Hải quân Hoàng gia.
Mặc dù Quốc vương cố gắng đàm phán hòa bình vào lúc cuối cùng dùng đại biểu Mỹ trên đảo đó, những tàu Hải quân bắt đầu bắn lâu đài vào lúc 9 giờ sáng ngày 27 tháng 8 năm 1896, ngay khi tối hậu thư hết hạn. Tàu Glasgow bị chìm sau đó không lâu, và trong khi lâu đài đang sụp đổ chung quanh và người càng bị thương, Bargash vội vàng rút lui tới tòa lãnh sự Đức, ở đấy ông được nương náu. Bên Anh hết bắn sau 45 phút.
Vương quốc Anh đòi Đức phải giao lại cựu Quốc vương, nhưng ông thoát ra biển ngày 2 tháng 10 năm 1896. Ông sống ở Dar es Salaam đến khi bị Anh bắt vào năm 1916. Về sau ông được sống ở Mombasa, ông qua đời tại thành phố đó năm 1927. Trong hành động cuối cùng, Anh đòi chính phủ Zanzibar phải trả chi phí của các đại bị bắn vào nước đó.
[sửa] Xem thêm
- Chiến tranh 335 năm, có lẽ là chiến tranh lâu nhất trong lịch sử
- Cộng hòa Conch, một tiểu quốc gia có "chiến tranh" kéo dài một phút