Hoa Kỳ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Mục từ Mỹ dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Mỹ (định hướng).
|
|||||
Khẩu hiệu quốc gia: E Pluribus Unum (1776-1956) (Tiếng Latinh: "Từ nhiều ra một") In God We Trust (1956 đến nay) (Tiếng Anh: "Chúng ta tin vào Chúa Trời") |
|||||
Quốc ca: The Star-Spangled Banner (Lá cờ lấp lánh sao) | |||||
Thủ đô | Washington, D.C.
|
||||
Thành phố lớn nhất | Thành phố New York | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Không có¹ | ||||
Chính phủ
• Tổng thống
• Phó tổng thống |
Cộng hòa liên bang dân chủ George W. Bush (Cộng hòa) Dick Cheney (Cộng hòa) |
||||
Độc lập • Tuyên bố • Công nhận |
Từ Đế quốc Anh Ngày 4 tháng 7, 1776 Ngày 3 tháng 9, 1783 |
||||
Diện tích • Tổng số • Nước (%) |
9.631.418 km² (hạng 3) 4,87% |
||||
Dân số • Ước lượng năm 2006 • Thống kê dân số 2000 • Mật độ |
297.883.322 ² (hạng 3) 281.421.906 32 người/km² (hạng 140) |
||||
HDI (2003) | 0,944 (hạng 10) – cao | ||||
GDP (2006) • Tổng số (PPP) • Trên đầu người (PPP) |
13.049,299 tỷ Mỹ kim (hạng 1) 43.555 đô la (hạng 3) |
||||
Đơn vị tiền tệ | đô la Mỹ ($, USD ) |
||||
Múi giờ • Quy ước giờ mùa hè |
UTC−5 đến −10 UTC−4 đến −10 |
||||
Tên miền Internet | .us .gov .edu .mil .um |
||||
Mã số điện thoại | +1 | ||||
¹ Theo luật liên bang là không có, tuy là tiếng Anh trên thực tế. Một vài tiểu bang có. Xem Ngôn ngữ ở Hoa Kỳ. ² Theo U.S. POPClock Projection của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ. |
Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ (thường bị gọi chệch đi thành Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ)[cần chú thích], thường gọi là Hoa Kỳ hoặc nước Mỹ, là một nước cộng hòa liên bang, phần lớn nằm tại Bắc Mỹ nhưng cũng có nhiều đảo rải rác khắp Thái Bình Dương. Hoa Kỳ trải dài từ bờ biển Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương, có cùng ranh giới với Canada về phía bắc và Mexico về phía nam, cách với Nga về phía tây qua eo biển Bering. Liên bang Hoa Kỳ bao gồm 50 bang hay tiểu bang, mỗi bang có một mức tự trị địa phương, và một số địa hạt, lãnh thổ, thuộc địa vòng quanh địa cầu.
Hoa Kỳ được thành lập khi 13 thuộc địa cũ của Đế quốc Anh tại Bắc Mỹ tuyên ngôn vào năm 1776 rằng họ là những bang tự do và độc lập. Từ giữa thế kỷ 20, nước này đã vượt xa tất cả các quốc gia khác về lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và ảnh hưởng văn hóa.
Hoa Kỳ được thành lập theo truyền thống chính phủ dân cử kiểu dân chủ đại nghị. Từ đó nhiều quốc gia, phần nhiều ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, đã chịu ảnh hưởng của hệ thống này (có tổng thống và quốc hội).
Mục lục |
[sửa] Tên gọi
Tên "United States of America" được dịch theo âm Hán Việt là Mỹ Lợi Kiên Hợp Chúng Quốc (美利堅合眾國). Chữ Chúng dần dần được viết thành Chủng vì nhiều người nghĩ rằng từ đó có nghĩa là "chủng tộc", vì nước này nổi tiếng là một quốc gia đa chủng. Hiện nay tên gọi Hợp Chủng Quốc tại Việt Nam được dùng phổ biến hơn, kể cả trong các văn kiện chính thức. Từ "Hoa Kỳ" (花旗) trong tiếng Hán Việt được phát xuất từ quốc kỳ của nước này, với nhiều ngôi sao lấp lánh, giống như những bông hoa. Tên này không được dùng nữa trong tiếng Hán. Trong nhiều ngôn ngữ, từ USA cũng được dùng để chỉ đến nước này.
[sửa] Lịch sử
Sau cuộc xâm chiếm thuộc địa tại Mỹ Châu của các nước Châu Âu, nước Mỹ trở thành nước dân chủ hiện đại đầu tiên sau Chiến tranh Cách mạng với Anh Quốc vào năm 1776 với bản Tuyên ngôn Độc lập. Cấu trúc chính trị đầu tiên của nước này là một liên bang vào năm 1777, được thông qua vào năm 1781 trong Các Điều khoản Liên bang. Sau các cuộc tranh luận kéo dài, Hiến pháp năm 1789 đã thay thế cho Các Điều khoản Liên bang lập ra một chính quyền liên bang có mức độ trung ương hóa cao hơn.
Trong thế kỷ 19, nhiều bang mới được thêm vào Hoa Kỳ với 13 bang đầu tiên, làm quốc gia này được mở rộng ra, trải dài Bắc Mỹ và chiếm được thêm đất hải ngoại. Thời kỳ này cũng là khoảng thời gian Hoa Kỳ trở thành một quốc gia công nghiệp. Hai sự kiện đáng chú ý trong lịch sử nước này là Nội chiến (1861–1865) và Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929–1939). Hoa Kỳ đã tham gia vào một số cuộc chiến tranh lớn trên thế giới như Chiến tranh 1812 chống lại Vương quốc Anh, là đồng minh của Anh trong Đệ Nhất Thế Chiến và Đệ Nhị Thế Chiến cũng như tham gia vào các cuộc Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã đã làm cho Hoa Kỳ trở thành cường quốc độc nhất thế giới về kinh tế và quân sự.
[sửa] Chính trị
Hoa Kỳ gồm có 50 bang với quyền tự trị hữu hạn (luật liên bang có địa vị cao hơn luật tiểu bang). Nói chung, các việc nội bộ của một tiểu bang là trách nhiệm của riêng tiểu bang đó. Các việc đó gồm có việc liên lạc nội bộ; luật liên quan đến tài sản, công nghiệp, thương mại, và các ngành phục vụ công cộng; luật hình sự tiểu bang; và tình trạng việc làm trong tiểu bang. Thủ đô Washington, D.C. là một đơn vị hành chính đặc biệt, gọi là Đặc khu Columbia, dưới quyền của Quốc hội Hoa Kỳ, nhưng cũng có một ít quyền tự trị.
Các hiến pháp tiểu bang có một số điểm khác nhau, nhưng nói chung theo các nguyên tắc của hiến pháp liên bang, thường bao gồm một câu tuyên bố các quyền của người dân và kế hoạch tổ chức chính phủ. Trong các vấn đề như việc điều hành thương mại, ngân hàng, dịch vụ công cộng và tổ chức từ thiện, các hiến pháp tiểu bang thường cụ thể hơn hiến pháp liên bang. Trong các năm gần đây, chính quyền liên bang đã nắm lấy nhiều trách nhiệm hơn trong các lãnh vực như y tế, giáo dục, phúc lợi, giao thông và nhà cửa.
Chính quyền liên bang theo thể thức tam quyền phân lập gồm có ba bộ máy: bộ máy hành pháp (do Tổng thống đứng đầu), bộ máy lập pháp (Quốc hội) và bộ máy tư pháp (do Tòa án Tối cao đứng đầu). Tổng thống được bầu theo số phiếu đại cử tri cho mỗi nhiệm kỳ bốn năm. Số lượng phiếu đại cử tri được phân bổ theo dân số từng bang cùng với đặc khu Columbia. Ứng viên tổng thống nào chiếm đa số phiếu bầu trong tổng số phiếu bầu của các cử tri trong bang sẽ giành được toàn bộ số phiếu đại cử tri của bang đó. Các nhà lập pháp (nghị sĩ) được các cử tri trong 50 tiểu bang bầu ra. Quốc hội Mỹ gồm hai viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Các nghị sĩ tương ứng của hai viện này là Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ (cũng gọi là dân biểu). Trong Hạ nghị viện, các thành viên được bầu cho mỗi nhiệm kỳ hai năm; trong Thượng nghị viện, các thành viên được bầu cho mỗi nhiệm kỳ sáu năm. Các thẩm phán trong Tòa án Tối cao được tổng thống bổ nhiệm suốt đời với sự chấp thuận của Thượng nghị viện. Mô hình tam quyền phân lập này cũng được lặp lại trong phần lớn các chính quyền tiểu bang. Chính quyền địa phương thì có nhiều hình thức khác nhau.
[sửa] Tư tưởng chính trị
Tuy có nhiều quan điểm cấp tiến cũng như bảo thủ trong vấn đề trật tự xã hội, Hoa Kỳ chủ yếu là một xã hội tự do nếu được so sánh với các các văn hoá chính trị có tính chất xã hội chủ nghĩa hơn trong các quốc gia dân chủ tại châu Âu. Người Mỹ tin tưởng rằng quốc gia nói chung và mỗi công dân nói riêng sẽ được lợi hơn nếu quyền cá nhân được ưu tiên trước quyền tập thể.
Các tư tưởng và chính sách của tổng thống đương nhiệm thường giữ một vai trò chính trong việc định hướng của đảng cầm quyền, cũng như cương lĩnh của đảng đối lập.
[sửa] Đảng phái
Chính quyền liên bang và tiểu bang phần lớn do hai đảng chính điều hành: đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ. Đảng Cộng hoà thường có chính sách bảo thủ trong khi đảng Dân chủ có chính sách cấp tiến. Một số đảng phái nhỏ hơn cũng hiện diện, nhưng không được sự ủng hộ của nhiều người.
Các đảng phái tại Hoa Kỳ không có những nhân vật lãnh tụ chính thức như ở một số quốc gia khác, tuy nhiên chúng cũng có nhiều tôn ti trật tự phức tạp trong các đảng phái trong các uỷ ban trong bộ hành pháp. Trong mỗi đảng, các quan điểm chính trị là vấn đề cá nhân, cho nên trong mỗi đảng cũng có những nhân vật ôn hoà cũng như những nhân vật cực đoan.
Hai đảng chính hiện diện trong các cấp liên bang, tiểu bang và địa phương, tuy nhiên tổ chức, cương lĩnh và quan điểm không cần phải giống nhau trong mọi cấp chính quyền.
Cả hai đảng chính đều có sự ủng hộ của người dân trong mọi tầng lớp trong xã hội đa sắc tộc của Hoa Kỳ. Các tập thể thương mại cung cấp phần lớn việc đóng góp tài chính cho cả hai đảng, nhưng thường cho đảng Cộng hoà nhiều hơn. Đảng Cộng hoà thường được nhận ủng hộ tinh thần và tài chính từ các nhóm thương mại, các người sùng đạo Kitô giáo và người ở nông thôn, trong khi đảng Dân chủ thường nhận được ủng hộ từ các công đoàn và các nhóm người thiểu số. Do việc bầu cử ở Hoa Kỳ rất tốn kém nên hệ thống chính trị cần nhiều tiền. Vì thế, các công đoàn, công ty và tổ chức khác mà đóng góp tiền bạc cho các đảng và các nhà chính trị đóng một vai trò quan trọng trong việc định đoạt chương trình chính trị nhà nước.
Các đảng phái nhỏ và các ứng cử viên độc lập thỉnh thoảng được bầu, thường cho các chức vụ địa phương hay trong tiểu bang, nhưng hệ thống chính trị Hoa Kỳ từ xưa đã theo hướng "một đảng thắng hết", không cho phép chính phủ liên hiệp.
[sửa] Chính sách đối ngoại
Ưu thế vượt bậc về quân sự, kinh tế, và văn hoá của Hoa Kỳ đã làm chính sách đối ngoại trở thành một đề tài quan trọng trong chính trị Hoa Kỳ.
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã trải qua nhiều chu kỳ trong lịch sử của nước này: từ chủ nghĩa biệt lập đến chủ nghĩa đế quốc và các chủ nghĩa khác mang tính trung gian.
Vì Hoa Kỳ có ảnh hưởng chính trị và văn hoá đến các nước khác cho nên nhiều người có cảm nghĩ sâu sắc và có khi phi lý về nước Mỹ; các cảm nghĩ này có thể là yêu thích hay căm thù. Một ví dụ cụ thể là tên mà giáo chủ Khomeini gắn cho nước Mỹ, đến nay (2005) vẫn được chính quyền Iran sử dụng: "Quỷ chúa Satăng".
[sửa] Các khu vực
Sau Tuyên ngôn độc lập, 13 thuộc địa đầu tiên trở thành quốc gia theo kiểu các quốc gia châu Âu vào thời đó. Trong các năm sau đó, số tiểu bang trong nước Hoa Kỳ dần dần thêm lên vì sự khai triển về hướng tây, sự chiếm và mua đất của chính phủ, và sự chia cắt của các tiểu bang đang có, khiến số tiểu bang lên đến 50. Các tiểu bang thường được chia thành nhiều khu vực hành chính nhỏ hơn, kể cả hạt (cũng gọi là quận), và thành phố.
Hoa Kỳ có một số lãnh thổ, đặc khu và thuộc địa khác, điển hình là Đặc khu Columbia, là thủ đô nước này, và một số đảo, trong đó lớn nhất là Puerto Rico, American Samoa, Guam, Quần đảo Bắc Mariana và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng có giữ một căn cứ hải quân tại một phần của Vịnh Guantanamo tại Cuba từ năm 1898. Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền trên vùng đất này theo một thỏa thận giữa hai nước, và chỉ khi cả hai bên đồng ý hoặc Hoa Kỳ bỏ mới mất hiệu lực. Chính phủ Cuba chống đối sắp đặt này, nói rằng Cuba không được toàn quyền độc lập khi ký thỏa thuận.
Hoa Kỳ không tuyên bố chủ quyền ở Nam Cực, nhưng giữ quyền đó trong tương lai.
Các đơn vị hành chính Hoa Kỳ | |
---|---|
Các tiểu bang: | Alabama | Alaska | Arizona | Arkansas | California | Colorado | Connecticut | Delaware | Florida | Georgia | Hawaii | Idaho | Illinois | Indiana | Iowa | Kansas | Kentucky | Louisiana | Maine | Maryland | Massachusetts | Michigan | Minnesota | Mississippi | Missouri | Montana | Nebraska | Nevada | New Hampshire | New Jersey | New Mexico | New York | North Carolina | North Dakota | Ohio | Oklahoma | Oregon | Pennsylvania | Rhode Island | South Carolina | South Dakota | Tennessee | Texas | Utah | Vermont | Virginia | Washington | West Virginia | Wisconsin | Wyoming |
Đặc khu liên bang: | Đặc khu Columbia |
Các lãnh thổ phụ thuộc Mỹ: | Samoa thuộc Mỹ | Guam | Quần đảo Bắc Mariana | Puerto Rico | Quần đảo Virgin |
Các nước ký COFA: | Cộng hòa Quần đảo Marshall | Cộng hòa Palau | Liên bang Micronesia |
Các quần đảo nhỏ ở xa: | Đảo Baker | Đảo Howland | Đảo Jarvis | Đảo Johnston | Đảo san hô Kingman | Đảo san hô Midway | Đảo Navassa | Đảo san hô Palmyra | Đảo Wake |
[sửa] Địa lý
Là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, địa lý Hoa Kỳ rất phong phú: ở miền đông ven biển có đất rừng ôn hoà, ở Florida có cây đước, ở trung tâm có đồng bằng lớn, có hệ thống sông Missisippi-Missouri, có Ngũ Đại Hồ chung với Canada, ở phía tây đồng bằng có dãy Rocky (Thạch Sơn), ở phía tây dãy núi Rocky có các khu vực sa mạc và miền ven biển ôn hoà, ở miền tây bắc có rừng nguyên sinh. Riêng ở Hawaii và Alaska có các đảo núi lửa để thêm vào sự phong phú.
Khí hậu thay đổi theo địa lý, từ khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và nam Florida đến khí hậu hàn đới ở Alaska và trên một số núi cao (ngay cả tại Hawaii). Phần lớn miền bắc và miền đông có khí hậu lục địa ôn hoà, với mùa hè ấm áp và mùa đông lạnh giá. Phần lớn miền nam có khí hậu ẩm ướt cận nhiệt đới - với mùa đông ôn hoà và mùa hè dài, nóng và ẩm ướt. Lượng mưa giảm nhanh từ các rừng ẩm ướt ở đồng bằng miền đông đến các đồng cỏ khô cằn ở cao nguyên tiếp giáp với dãy núi Rocky. Các sa mạc khô cằn kéo dài đến các vùng đất thấp và thung lũng về hướng tây nam từ phía tây của Texas cho đến California và đi vào phía bắc xuyên qua Nevada. Một số phần phía tây Hoa Kỳ, tính cả San Francisco, California, có khí hậu địa trung hải. Các núi ở tây bắc từ Oregon đến Alaska có các rừng nhiệt đới.
Địa lý chính trị cũng nổi bật, ranh giới với Canada là ranh giới không bảo vệ dài nhất thế giới, và nước này được chia ra làm 3 phần khác nhau: 48 tiểu bang trong châu lục; Alaska, chỉ dính liền với Canada; và quần đảo Hawaii ở giữa Thái Bình Dương.
[sửa] Kinh tế
Kinh tế Hoa Kỳ phần lớn được tổ chức theo kiểu tư bản, với quy định chính phủ trong một số ngành công nghiệp. Đồng thời cũng có một số chương trình trợ cấp xã hội như chương trình An sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp người nghèo, y tế cho người già và tàn tật (Medicare), và y tế cho người nghèo (Medicaid). Sự chệch hướng từ kinh tế thị trường tự do đã tiến tăng lên từ cuối thế kỷ 19, nhưng ít rõ rệt hơn tại Hoa Kỳ so với các nước công nghiệp khác. Một vài quốc gia ràng buộc đơn vị tiền tệ vào đồng đô-la Mỹ, như là Trung Quốc, hoặc dùng nó làm đơn vị tiền tệ chính thức, như Ecuador, nhưng việc này đã giảm đi trong các năm gần đây.
Nước Mỹ có nhiều tài nguyên khoáng sản, trong đó có nhiều mỏ vàng, dầu, than đá, và uranium. Ngành nông nghiệp thành công đưa nước này thành đứng đầu trong việc sản xuất bắp, lúa mì, đường và thuốc lá. Ngành công nghiệp chế tạo gồm có sản xuất ô tô, máy bay, đồ dùng điện tử và nhiều thứ khác. Ngành công nghiệp lớn nhất nay là dịch vụ; khoảng ba phần tư người Hoa Kỳ làm việc trong ngành này.
Nước mậu dịch lớn nhất với nước này là Canada, nước láng giềng ở phía bắc. Các nước mậu dịch quan trọng khác là Mexico, Liên minh châu Âu và các nước công nghiệp ở châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Mậu dịch với Trung Quốc cũng đáng kể.
Trong năm 2002, Hoa Kỳ là nước được nhiều du khách đến thứ ba trên thế giới. 41,9 triệu người thăm nước này, chỉ thua Pháp (77 triệu) và Tây Ban Nha (51,7 triệu).
[sửa] Giao thông
Để nối gần các lãnh thổ mênh mông, Hoa Kỳ đã tạo ra một mạng lưới đường, trong đó nổi bật nhất là hệ thống Quốc lộ liên bang. Cách sống phụ thuộc vào xe ô tô của người Mỹ rất nổi tiếng, và nhiều thành phố Mỹ được thiết kế trải dài để tiện đi xe ô tô. Trong 48 tiểu bang lục địa có một hệ thống đường xe lửa xuyên lục địa để vận chuyển hàng hóa khắp nước.
Giao thông bằng máy bay thường được dùng cho các điểm đến xa hơn 500 kilômét (300 dặm).
[sửa] Nhân khẩu
[sửa] Dân tộc
Người Mỹ thường tự nhận là đa chủng hay là thuộc về một trong năm nhóm chủng tộc: da trắng, còn được gọi là người Mỹ gốc Âu hay Caucasian; người Mỹ gốc Phi, còn được gọi là "da đen"; người Mỹ gốc Latin hay Nam Mỹ; người Mỹ gốc Á, thường được phân chia ra nhiều loại như người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc Việt, người Mỹ gốc Ấn, v.v.; và người thổ dân, còn được gọi là "da đỏ".
Sự phân loại các nhóm này thường không rõ ràng lắm. Thí dụ, các người gốc Trung Đông thường phải chọn từ châu Âu và châu Á; nhóm người Mỹ gốc Á thường ám chỉ các người da vàng (từ Đông Á), chứ không phải các người từ Tây Nam Á; các người gốc từ các đảo Thái Bình Dương và đảo Hawaii, đáng lẽ là người thổ dân, nhưng thường bị phân loại vào nhóm người Mỹ gốc Á tại vì họ từ vùng biển; người Mỹ gốc Phi thường ám chỉ các người đã sống ở Hoa Kỳ vài ba thế kỷ, không phân biệt với các người mới nhập cư da đen từ biển Carib (không phải ở châu Phi) hay các người tị nạn từ Somalia. Hơn nữa, nhiều người có nhiều hơn một chủng tộc.
Phần lớn trong 290 triệu người đang sống ở Hoa Kỳ là con cháu của các người nhập cư từ châu Âu đến từ khi các thuộc địa đầu tiên được thành lập. Phần lớn số người gốc châu Âu đến từ Đức (15,2%), Ireland (10,8%), Anh (8,7%), Ý (5,6%) và Ba Lan (3,2%) với nhiều người nhậu cư từ các nước Scandinavi và Slav. Các dân số nhập cư quan trọng khác đến từ miền đông và miến nam châu Âu và phần Canada nói tiếng Pháp; ít người nhập cư đến thẳng từ Pháp. Tuy nhiên, các số này không chính xác tại vì nhiều người khai rằng họ từ chủng tộc "Mỹ" trong thống kê dân số (7,2%). Nếu nhìn vào các bản đồ, các khu vực có nhiều "người Mỹ" nhất từ xưa là khu có người Anh ở.
Theo lẽ đó, có ít người nhập cư đến thẳng từ Tây Ban Nha, các người gốc La-tinh từ Mexico và Nam và Trung Mỹ được xem là nhóm người thiểu số lớn nhất trong nước, chiếm đến 13,4% dân số trong năm 2002. Việc này khiến tiếng Tây Ban Nha được ngày càng thịnh hành tại nước Hoa Kỳ.
Khoảng 12,9% (thống kê dân số năm 2000) người Mỹ là da đen (được gọi là người Mỹ gốc Phi), phần lớn là con cháu của những người nô lệ bị đem đến đây giữa các năm 1620 và 1807. Trong các năm gần đây có nhiều người nhập cư từ châu Phi vào nước Mỹ vì tình hình chính trị và kinh tế không ổn định tại các nước châu Phi.
Một nhóm thiểu số đáng kể là người Mỹ gốc Á (4,2%), phần lớn sinh sống ở bờ biển miền Tây và Hawaii.
Dân số bản xứ là người thổ dân Mỹ, gồm có người da đỏ và người Eskimo, chiếm khoảng 1,5% dân số.
[sửa] Tôn giáo
Vào năm 2004, phân bố của các tôn giáo chính tại Hoa Kỳ là: Tin lành (54%), Công giáo La Mã (24%), "không có" (10%), Chính thống giáo phương đông (3%), Mormon (2%), Do Thái giáo (2-3%), Hồi giáo (<2%), và giữa 0,3 và 0,5% theo Phật giáo, Ấn Độ giáo, Unitarian Universialism. Thêm khoảng 0,3 và 0,5% theo thuyết bất khả tri và vô thần. Đơn vị giáo phái lớn nhất tại Hoa Kỳ là Công giáo La Mã, sau đó là Baptist miền nam, Giám lý thống nhất và Mormon.
Nói chung Hoa Kỳ là một quốc gia Kitô giáo. Tuy thế, số người Mỹ tự nhận là người theo Kitô giáo đã giảm sút trong những năm gần đây từ 86,2% trong năm 1990 xuống 82,0% vào năm 2004. Nói chung, gần 44% người Mỹ tham gia buổi lễ ít nhất một lần mỗi tuần.
[sửa] Giai cấp
Nếu so sánh về của cải, hầu hết người Mỹ được xem là giàu hơn và có nhiều phương tiện tiến thân hơn được thấy trên hầu hết các nước khác. Thí dụ, 51% gia đình Mỹ có máy tính và 67,9% gia đình là chủ nhân nhà trong năm 2002. Tuy vậy, cũng có nhiều sự nghèo khó tại Hoa Kỳ, 12,1% dân số sống dưới mức nghèo do chính phủ qui định.
Cấu trúc xã hội Hoa Kỳ có nhiều tầng lớp, có một tầng lớp lớn gồm có những người rất giàu sang bị nhiều người cho là có ảnh hưởng văn hóa và chính trị không được cân đối. Với tiêu chuẩn đánh giá về sự bất bằng được phổ biến (hệ số Gini), nước Hoa Kỳ có nhiều bất bằng nhất trong các nước giàu. Tuy nhiên, việc tiến thân trong xã hội là một phần chính trong "giấc mơ Mỹ", trong đó một người sinh ra trong một gia đình nghèo có thể trở thành giàu có. Việc này có xảy ra thật sự nhiều hay không ở Hoa Kỳ ngày nay đang được tranh cãi, nếu so sánh với các thời kỳ trước trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như ở các quốc gia phát triển khác.
[sửa] Văn hóa
Vì là cường quốc độc nhất, văn hóa Hoa Kỳ đã ảnh hưởng văn hóa các nước khác rất nhiều, đặc biệt là các nước Tây phương. Sự ảnh hưởng này đôi khi bị chỉ trích là "đế quốc văn hóa". Nhạc Mỹ được nghe khắp thế giới, và nước này là nơi hình thành của nhiều thể loại nhạc như nhạc blues và nhạc jazz. Nước này cũng là nước quan trọng nhất trong việc hình thành các thể loại nhạc rock and roll và nhạc pop. Nhiều nhạc sĩ cổ điển và nhóm hòa tấu cư ngụ tại Hoa Kỳ. Thành phố New York là một trung tâm quốc tế về nhạc opêra và âm nhạc dùng nhạc khí cũng như các kịch bản và tuồng nhạc diễn trên đại lộ Broadway danh tiếng. Nhiều phim ảnh (phần lớn đóng tại Hollywood) và chương trình truyền hình Hoa Kỳ được tìm thấy mọi nơi trên thế giới. Việc này khác biệt với các ngày đầu của cộng hòa này, khi nước này bị các nước châu Âu xem như là một nước nông nghiệp lạc hậu, không thể sánh được với các trung tâm văn hóa "tiến bộ" ở châu Á và châu Âu. Ở giữa thế kỷ thứ 3, trong cuộc đời quốc gia này, Hoa Kỳ đã đóng vai trò chủ nhà cho một loạt công trình trí tuệ và nghệ thuật của loài người trong hầu hết các thành phố quan trọng, cống hiến âm nhạc cổ điển và đại chúng; các trung tâm nghiên cứu và viện bảo tàng về lịch sử, khoa học, và nghệ thuật; các vũ hội, nhạc kịch; công trình nghệ thuật ngoài trời và kiến trúc mang tầm quốc tế. Sự phát triển này là nhờ vào sự đóng góp của các nhà hảo tâm cũng như chính phủ.
Nước Mỹ cũng là một trung tâm giáo dục đại học - cao đẳng quan trọng với trên 4.000 trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục tương đương khác, những trường có thứ hạng cao nhất trong số đó cũng được xem là có uy tín và tiến bộ nhất thế giới.
[sửa] Những vấn đề xã hội
Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, quyền trang bị vũ khí, tự do tôn giáo, xử tòa thẩm đoàn, và cấm các biện pháp "trừng phạt độc ác và bất thường". Hoa Kỳ tiếp nhận nhiều dân nhập cư và có luật chống kỳ thị chủng tộc và các loại kỳ thị khác đồng thời có nhiều cách bảo vệ các nhóm người thiểu số.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng đã có khi bị chỉ trích về vi phạm nhân quyền, trong đó có kỳ thị chủng tộc trong tòa xử, cảnh sát bạo hành, bắt bớ quá đáng hay không lý do và án tử hình.
Vào năm 2004, Hoa Kỳ có thể có dân số bị tù cao nhất trên thế giới với 2 triệu (lưu ý rằng Trung Quốc đưa ra các số rất đáng nghi và nhiều người nghi rằng Trung Quốc không có hồ sơ cho rất nhiều tù nhân). Một số lớn trong các tù nhân này là người da đen, tỷ lệ quá cao khi được so với tỷ lệ số người này trong dân số thường.
Nước Hoa Kỳ là một trong những nước phát triển không có một hệ thống y tế xã hội hóa, và bệnh nhân phải trả tiền khám. Hiện nay có khoảng 40 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế và phải trả tiền thuốc men.
Vì nước Mỹ là nước hùng mạnh nhất trên thế giới, tiếng Anh đã được truyền bá khắp thế giới. Nhiều người lo rằng tiếng Anh sẽ thế các ngôn ngữ địa phương, và các người nói tiếng Anh của các địa phương khác cảm thấy rằng tiếng Anh của họ đang bị "Mỹ hóa".
[sửa] Những ngày lễ liên bang
Ngày | Tên | Tên tiếng Việt | Chú giải |
---|---|---|---|
1 tháng 1 | New Year | Ngày Tết Dương Lịch | Ngày đầu năm mới theo lịch Gregory; chấm dứt mùa lễ. |
Tháng 1, vào ngày thứ Hai đầu tiên | Martin Luther King, Jr.'s Birthday | Ngày sinh nhật Martin Luther King, Jr. | Để kỷ niệm Mục sư King, một trong nhiều người lãnh đạo của phong trào đòi quyền tự do cá nhân (civil rights movement). |
Tháng 2, vào ngày thứ Hai thứ ba | Presidents' Day | Ngày Tổng Thống | Để kỷ niệm những nguyên tổng thống Mỹ, nhất là George Washington và Abraham Lincoln. |
Tháng 5, vào ngày thứ Hai cuối cùng | Memorial Day | Ngày Tưởng Niệm | Để kỷ niệm những quân nhân đã mất khi đang phục vụ; bắt đầu mùa hè. |
4 tháng 7 | Independence Day | Lễ Độc Lập | Tổ chức Tuyên Ngôn Độc Lập; thường gọi là ngày 4 tháng 7. |
Tháng 9, vào ngày thứ Hai đầu tiên | Labor Day | Ngày Lao Động | Tổ chức những thành tích của người lao động; chấm dứt mùa hè. Ngày lễ này thay thế ngày Quốc Tế Lao Động 1 tháng 5. |
11 tháng 11 | Veterans' Day | Ngày Cựu Chiến Binh | Để kỷ niệm những người phục vụ trong quân đội; cũng là ngày chấm dứt của Đệ Nhất Thế Chiến vào năm 1918. Nếu có tổ chức thì thường thường gọi là Ngày Đình Chiến. Theo truyền thống phải có một phút im lặng vào lúc 11 giờ sáng để tưởng nhớ những người đã mất vì chiến tranh. |
Tháng 11, vào ngày thứ Năm thứ tư | Thanksgiving | Ngày Tạ Ơn | Ngày lễ tạ ơn sau mùa gặt; bắt đầu mùa lễ và mùa mua sắm. |
25 tháng 12 | Christmas | Lễ Giáng Sinh | Để kỷ niệm ngày sinh của chúa Giê-xu, cũng như lễ thế tục cho mùa đông. |
[sửa] Liên kết ngoài
[sửa] Tiếng Việt
[sửa] Tiếng Anh
- FirstGov – Website chính thức của chính phủ Hoa Kỳ
- White House (Nhà Trắng) – Website chính thức của Tổng thống Mỹ
- Senate.gov – Website chính thức của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ
- House.gov – Website chính thức của Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ
- SCOTUS – Website chính thức của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ
- Miêu tả sinh động cho Hoa Kỳ – Xuất bản bởi Cơ Quan Thông Tin Hoa Kỳ, tháng 9 năm 1997.
- US Census Housing and Economic Statistics – Thống kê về nhà ở và kinh tế của Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ, cập nhật hoàn toàn bởi Cục Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ.
- Bản Đồ Quốc Gia
- Mục từ cho Hoa Kỳ trong CIA World Factbook
- Bản đồ địa lý Hoa Kỳ
- hour
Các nước ở Bắc Mỹ | |
---|---|
Antigua và Barbuda | Bahamas | Barbados | Belize | Canada | Costa Rica | Cuba | Dominica | Cộng hoà Dominican | El Salvador | Grenada | Guatemala | Haiti | Hoa Kỳ | Honduras | Jamaica | Mexico | Nicaragua | Panama | Saint Kitts và Nevis | Saint Lucia | Saint Vincent và quần đảo Grenadines | Trinidad và Tobago | |
Các lãnh thổ phụ thuộc: Anguilla | Antilles Hà Lan | Aruba | Bermuda | Quần đảo Cayman | Greenland | Guadeloupe | Martinique | Montserrat | Đảo Navassa | Puerto Rico | Saint-Pierre và Miquelon | Quần đảo Turks và Caicos | Quần đảo Virgin Anh | Quần đảo Virgin Mỹ |
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc | |
---|---|
5 thành viên thường trực | |
Hoa Kỳ - Nga - Pháp - Trung Quốc - Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | |
Các thành viên sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào 31 tháng 12, 2006 | |
Argentina - Đan Mạch - Hy Lạp - Nhật Bản - Tanzania | |
Các thành viên sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào 31 tháng 12, 2007 | |
CH Congo - Ghana - Peru - Qatar - Slovakia |