Dung dịch rắn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dung dịch rắn là những pha tinh thể có thành phần bao gồm thêm các nguyên tử của nguyên tố chất hòa tan, phân bố ở trong mạng tinh thể dung môi. Các nguyên tử của chất hòa tan thay thế các nguyên tử ở các nút mạng hay xen kẽ vào chỗ trống giữa các nút mạng. Trong trường hợp đầu tiên người ta gọi các tinh thể là các dung dịch rắn thay thế còn trong trường hợp thứ hai là dung dịch rắn xen kẽ.
Nói một cách khác, dung dịch rắn là một thể rắn đồng nhất hình thành từ các pha rắn của dung dịch.
Mục lục |
[sửa] Dung dịch rắn thay thế
Ở các dung dịch rắn thay thế, các nguyên tử của chất tan thông thường được phân bố thống kê trong mạng dung môi. Mạng không gian xung quanh nguyên tử chất tan xuất hiện những sai lệch cục bộ. Những sai lệch này dẫn tới sự thay đổi tính chất và sự thay đổi thông số mạng trung bình. Sự hình thành các dung dịch rắn luôn luôn kèm theo việc tăng điện trở và giảm hệ số nhiệt điện trở. Các kim loại ở dạng dung dịch rắn thường kém dẻo, luôn luôn cứng hơn và bền hơn so với các kim loại nguyên chất.
[sửa] Dung dịch rắn xen kẽ
Trong kim loại, các dung dịch rắn loại này xuất hiện khi hợp kim hóa các kim loại chuyển tiếp bằng các á kim có bán kính nguyên tử nhỏ như H, N, C, B. Những xô lệch mạng xuất hiện khi tạo thành dung dịch rắn xen kẽ vượt quá những xô lệch mạng khi tạo thành dung dịch rắn thay thế, do vậy các tính chất cũng thay đổi mạnh hơn. Theo mức độ tăng nồng độ của nguyên tố hòa tan trong dung dịch rắn mà điện trở, lực kháng từ, độ cứng và độ bền tăng, nhưng độ dẻo và độ dai giảm đi rõ rệt.
[sửa] Tham khảo
- Vật liệu học, B.N.Arzamaxov, NXB Giáo dục, 2000.
[sửa] Xem thêm
- Hệ keo
- Dung dịch lỏng (khái niệm thường dùng)