Ga Phan Thiết
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ga Phan Thiết là một ga phụ nằm ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, làm nhiệm vụ vận chuyển khách hòa mạng với Ga Mương Mán. Ngày nay, ga này là điểm đầu-cuối của tuyến đường sắt du lịch Sài Gòn-Phan Thiết (SPT) hay còn gọi là Hội Tụ Xanh.
[sửa] Lịch sử
- Năm 1899, toàn quyền Đông Dương thành lập một phái đoàn mang tên Lang Biang. Phái đoàn này có nhiệm vụ xây dựng đường xe lửa từ Phan Rang-Tháp Chàm đi qua Đờrăn rồi lên Đà Lạt nối cửa biển Ninh Chữ với Tây Nguyên màu mỡ, nối các tỉnh miền Nam với miền Trung. Các công trường như Tháp Chàm - Đà Lạt, Tháp Chàm - Biên Hòa, Tháp Chàm - Nha Trang lần lượt xuất hiện.
- Năm 1903, xây xong khu vực nhà ga Phan Thiết với hệ thống kho, bãi.
- Năm 1920, đường sắt Biên Hòa - Tháp Chàm được nối liền và đi qua Phan Thiết, ga Phan Thiết là một ga trạm của tuyến đường sắt này.
Như vậy, ga Phan Thiết đã có tuổi đời khoảng một trăm năm.
[sửa] Đặc điểm
Ga Phan Thiết tọa lạc ở trung tâm thành phố, cách sông Cà Ty không xa. Tuy là ga của một thành phố, nhưng ga này vẫn bị coi là ga lẻ bởi vì tàu vô Nam ra Bắc đều phải chạy qua ga Mương Mán, rồi mới đến ga Phan Thiết nếu hành khách có yêu cầu. Mỗi ngày chỉ có một số tàu dừng bánh và xuất phát tại đây. Từ đây, tàu chạy ra ga Mương Mán và đón hành khách từ ga Mương Mán về thành phố.
Ngày 29 tháng 4 năm 2006, tỉnh Bình Thuận liên kết với công ty đường sắt mở lại tuyến đường sắt Sài Gòn-Phan Thiết để phục vụ ngành du lịch.
Trong tương lai, ga Phan Thiết sẽ di dời ra khỏi trung tâm thành phố để xây dựng mới, và sẽ là một trong những ga xe lửa lớn, hiện đại của Việt Nam.