Hàn Thuyên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hàn Thuyên, tên thật là Nguyễn Thuyên, làm tới chức Thượng thư Bộ Hình đưới thời Trần Nhân Tông.
Ông là người làng Lai Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Nam sách, lộ Lạng Giang, nay là xã Lai Hạ, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc. Ông đỗ Tiến sỹ năm 1247.
Đại Việt sử ký toàn thư chép:
- Mùa thu năm Nhâm Ngọ 1282, khi quân Nguyên đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2; bấy giờ có cá sấu đến sông Lô. Vua sai Thuyên làm văn ném xuống sông, con cá sấu tự nhiên đi mất. Vua xem việc này giống như việc Hàn Dũ (đời nhà Đường - Trung Quốc), cho đổi họ là Hàn Thuyên.
Hàn Thuyên giỏi thơ Nôm. Ông được xem là người phát triển, phổ biến chữ Nôm của Việt Nam. Ông là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm, nên đời sau gọi thơ Nôm theo Đường luật là Hàn luật.
Bài "Văn tế cá sấu" của Hàn Thuyên:
- Ngặc ngư kia hỡi mày có hay
- Biển Đông rộng rãi là nơi này
- Phú Lương đây thuộc về thánh vực
- Lạc lối đâu mà lại đến đây
- Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưa
- Dân quen chài lưới chẳng tay vừa
- Đời Hùng vẽ mình vua từng dạy
- Xuống nước giao long cũng phải chừa
- Thánh thần nối dõi bản triều nay
- Dấy từ Hải Ấp ngôi trời thay
- Võ công lừng lẫy bốn phương tịnh
- Biển lặng sông trong mới có rày
- Hùm thiêng xa dấu dân cày cấy
- Nhân vật đều yên đâu ở đấy
- Ta vâng đế mạng bảo cho mày
- Hãy vào biển Đông mà vùng vẫy
Tên ông được đặt tên cho đường phố ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, một trường phổ thông ở Bắc Ninh.