Nhà Đường
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử Trung Quốc | ||||||
Tam Hoàng Ngũ Đế | ||||||
Nhà Hạ | ||||||
Nhà Thương | ||||||
Nhà Chu | ||||||
Xuân Thu | Nhà Đông Chu | |||||
Chiến Quốc | ||||||
Nhà Tần | ||||||
Nhà Tây Hán | Nhà Hán | |||||
Nhà Tân | ||||||
Nhà Đường
(gián đoạn bởi Nhà Võ Chu) |
||||||
THDQ (Đài Loan) |
Nhà Đường (唐朝 pinyin: tángcháo; 18 tháng 6 năm 618 – 4 tháng 6 năm 907) là triều đại kế tiếp nhà Tùy và tiếp theo triều đại này là thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc ở Trung Quốc. Triều đại này bị chen ngang bởi thời kỳ của nhà Võ Chu (16 tháng 10 năm 690 – 3 tháng 3 năm 705) khi Thái hậu Võ Tắc Thiên chiếm giữ ngai vàng. Triều đại này do họ Lý lập nên.
Nhà Đường, với thủ đô nằm ở Trường An (ngày nay thuộc ngoại ô Tây An) vào thời kỳ đó là thành phố đông dân nhất thế giới, được các nhà sử học coi như là đỉnh cao trong nền văn minh Trung Hoa — ngang bằng, thậm chí còn hơn cả thời nhà Hán. Lãnh thổ của nó, thu được nhờ các cuộc chinh chiến quân sự của các triều đại trước đó, là lớn hơn nhiều so với thời nhà Hán. Nhờ các mối liên hệ được mở rộng với Ấn Độ và Trung Đông, thời đại của đế chế này cũng là thời kỳ nở rộ của các hoạt động sáng tạo trong nhiều lĩnh vực. Phật giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ vào cùng khoảng thời gian chào đời của Khổng Tử, tiếp tục thăng hoa trong thời nhà Đường và đã được hoàng tộc chấp nhận, được Hán hóa rộng khắp và trở thành một bộ phận vĩnh cửu của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Tuy nhiên, các vị vua sau này đã lo ngại về quyền lực của các sư sãi Phật giáo và đã tiến hành các biện pháp bạo lực chống lại họ trong thế kỷ 8. Phật giáo tại Trung Quốc kể từ đó không bao giờ trở lại được như thời kỳ hoàng kim trước đó. Công nghệ in ấn bằng bản khắc đã làm cho các tài liệu được phổ biến rộng rãi hơn trong công chúng.
Thời nhà Đường là thời kỳ hoàng kim của văn học và nghệ thuật Trung Quốc (xem thêm Nghệ thuật thời Đường). Hệ thống chính quyền được duy trì nhờ giai cấp trí thức Nho học, được chọn lựa thông qua các hệ thống khoa cử đã được hoàn thiện hơn dưới thời nhà Đường. Các thủ tục mang tính cạnh tranh này đã được thiết lập nhằm lựa chọn những người có tài năng nhất để phục vụ cho chính quyền. Nhưng có lẽ mối quan tâm lớn nhất của các vị vua nhà Đường là sự phụ thuộc của đế chế vào các gia đình quý tộc có quyền lực cũng như các lãnh chúa có thể để lại những hậu quả gây mất ổn định, do vậy họ đã tạo ra một hệ thống quan lại không có lãnh thổ tự trị cũng như không có các cơ sở quyền lực quân sự. Các quan chức này thông thường là có quan hệ họ hàng thân thích với hoàng tộc. Từ thời nhà Đường cho đến tận thời gian gần đây của nhà Thanh năm 1911, các quan chức hoạt động như là tầng lớp trung gian giữa người dân thường và chính quyền nhà nước.
Lý Uyên đã thành lập ra nhà Đường nhưng chỉ cai trị trong vài năm trước khi bị phế truất bởi con trai là Lý Thế Dân, sau này được biết đến như là vua "Đường Thái Tông". Sau đó Thái Tông bắt đầu giải quyết các vấn đề nội bộ. Các vấn đề này là một trong những vấn đề khó chịu nhất của các triều đại trước. Dưới hoàng đế có ba bộ (省, shěng): quân sự, kiểm soát và hội đồng quốc gia. Mỗi bộ có các công việc khác nhau. Cũng trong thời kỳ nhà Đường đã có một người phụ nữ duy nhất cai trị Trung Quốc, đó là Thái hậu Võ Tắc Thiên và bà đã để lại dấu ấn trong lịch sử quốc gia này.
Những thập niên đầu tiên của thế kỷ 8 là đỉnh cao của nhà Đường. Đường Huyền Tông đã đưa Trung Quốc tới thời kỳ hoàng kim của nó và ảnh hưởng của nhà Đường đã đến tận Nhật Bản và Triều Tiên về phía đông, Việt Nam về phía nam cũng như khu vực tây và trung Á về phía tây. Điểm xuống dốc bắt đầu vào năm 755 trong những năm cuối cùng của thời gian trị vì của Huyền Tông, khi cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn đã tiêu hủy nhà Đường cũng như tất cả sự thịnh vượng mà phải mất nhiều năm mới có thể xây dựng lại. Nó đã làm suy yếu quốc gia này và trong 150 năm còn lại nhà Đường không bao giờ lấy lại được những ngày huy hoàng của thế kỷ 7 và 8.
Gần cuối giai đoạn nhà Đường, các lãnh chúa quân sự khu vực (Tiết độ sứ) đã ngày càng tăng thêm quyền lực và bắt đầu hoạt động với tư cách giống như các chế độ độc lập với các quyền riêng của họ. Nhà Đường kết thúc khi một trong các lãnh chúa quân sự, Chu Ôn, phế truất vị vua cuối cùng và cướp lấy ngai vàng, nó mở đầu cho thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc; thời kỳ này bao gồm 5 triều đại là: nhà Hậu Lương (907-923), nhà Hậu Đường (923-936), Hậu Tấn (936-946), nhà Hậu Hán (947-950), nhà Hậu Chu (951-960), và 10 vương quốc là: Ngô (902-937), Tiền Thục (907-925), Ngô Việt (907-978), Sở (907-951), Nam Hán (907-971), Mân (909-945), Nam Bình (924-960), Hậu Thục (934-965), Nam Đường (937-975), Bắc Hán (951-979).
Mục lục |
[sửa] Các vị vua của nhà Đường
Miếu hiệu | Họ, tên | Cai trị | Niên hiệu |
---|---|---|---|
Cao Tổ (高祖 Gāo Zǔ) | Lý Uyên (李淵 Lǐ Yuān) | 618-626 | Vũ Đức (武德 Wǔ dé) 618-626 |
Thái Tông (太宗 Tài Zōng) | Lý Thế Dân (李世民 Lǐ Shì Mín) | 626-649 | Trinh Quán (貞觀 Zhēn guān) 627-649 |
Cao Tông (高宗 Gāo zōng) | Lý Trị (李治 Lǐ Zhì) | 650-683 | Vĩnh Huy (永徽 Yǒng huī) 650-655 Hiển Khánh (顯慶 Xiǎn qìng) 656-661 Long Sóc (龍朔 Lóng shuò) 661-663 Lân Đức (麟德 Lín dé) 664-665 Càn Phong (乾封 Qían fēng) 666-668 Tổng Chương (總章 Zǒng zhāng) 668-670 Hàm Hanh (咸亨 Xián hēng) 670-674 Thượng Nguyên (上元 Shàng yuán) 674-676 Nghi Phượng (儀鳳 Yí fèng) 676-679 Điều Lộ (調露 Tiáo lù) 679-680 Vĩnh Long (永隆 Yǒng lóng) 680-681 Khai Diệu (開耀 Kāi yào) 681-682 Vĩnh Thuần (永淳 Yǒng chún) 682-683 Hoằng Đạo (弘道 Hóng dào) 683 |
Trung Tông (中宗 Zhōng zōng) (Võ Hậu phế truất) |
Lý Hiển (李顯 Lǐ Xiǎn) hay Lý Triết (李哲 Lǐ Zhé) |
684 (còn cai trị từ 705-710) |
Tự Thánh (嗣聖 Sì shèng) 684 |
Duệ Tông (睿宗 Ruì zōng) (Võ Hậu phế truất) |
Lý Đán (李旦 Lǐ Dàn) | 684 (còn cai trị từ 710-712) |
Văn Minh (文明 Wén míng) 684 |
Võ Hậu (武后 Wǔ hòu) | Võ Tắc Thiên (武則天 Wǔ Zé Tiān) | 684-705 | Quang Trạch (光宅 Guāng zhái) 684 Thùy Củng (垂拱 Chuí gǒng) 685-688 Vĩnh Xương (永昌 Yǒng chāng) 689 Tải Sơ (載初 Zài chū) 690 |
nhà Chu (690 - 705) | |||
Tiếp tục nhà Đường | |||
Trung Tông (中宗 Zhōng zōng) (cai trị lần 2) |
Lý Hiển (李顯 Lǐ Xiǎn) hay Lý Triết (李哲 Lǐ Zhé) |
(còn cai trị từ 684) 705-710 |
Thần Long (神龍 Shén lóng) 705-707 Cảnh Long (景龍 Jǐng lóng) 707-710 |
Thiếu Đế (少帝 Shào dì) xem ghi chú phía dưới |
Lý Trọng Mậu (李重茂 Lǐ Chóng Mào) | 710 | Đường Long (唐隆 Táng lóng) 710 |
Duệ Tông (睿宗 Ruì zōng) (cai trị lần 2) |
Lý Đán (李旦 Lǐ Dàn) | (còn cai trị từ 684) 710-712 |
Cảnh Vân (景雲 Jǐng yún) 710-711 Thái Cực (太極 Tài jí) 712 Diên Hòa (延和 Yán hé) 712 |
Huyền Tông (玄宗 Xuán zōng) | Lý Long Cơ (李隆基 Lǐ Lóng Jī) | 712-756 | Tiên Thiên (先天 Xiān tiān) 712-713 Khai Nguyên (開元 Kāi yuán) 713-741 Thiên Bảo (天寶 Tiān bǎo) 742-756 |
Túc Tông (肅宗 Sù zōng) | Lý Hanh (李亨 Lǐ Hēng) | 756-762 | Chí Đức (至德 Zhì dé) 756-758 Càn Nguyên (乾元 Qián yuán) 758-760 Thượng Nguyên (上元 Shàng yuán) 760-761 |
Đại Tông (代宗 Dài zōng) | Lý Dự (李豫 Lǐ Yù) | 762-779 | Bảo Ứng (寶應 Bǎo yìng) 762-763 Quảng Đức (廣德 Guǎng dé) 763-764 Vĩnh Thái (永泰 Yǒng tài) 765-766 Đại Lịch (大曆 Dà lì) 766-779 |
Đức Tông (德宗 Dé zōng) | Lý Quát (李适 Lǐ Kuò) | 780-805 | Kiến Trung (建中 Jiàn zhōng) 780-783 Hưng Nguyên (興元 Xīng yuán) 784 Trinh Nguyên (貞元 Zhēn yuán) 785-805 |
Thuận Tông (順宗 Shùn zōng) | Lý Tụng (李誦 Lǐ Sòng) | 805 | Vĩnh Trinh (永貞 Yǒng zhēn) 805 |
Hiến Tông (憲宗 Xiàn zōng) | Lý Thuần (李純 Lǐ Chún) | 806-820 | Nguyên Hòa (元和 Yuán hé) 806-820 |
Mục Tông (穆宗 Mù zōng) | Lý Hằng (李恆 Lǐ Héng) | 821-824 | Trường Khánh (長慶 Cháng qìng) 821-824 |
Kính Tông (敬宗 Jìng zōng) | Lý Trạm /Kham (李湛 Lǐ Zhàn) | 824-826 | Bảo Lịch (寶曆 Bǎo lì) 824-826 |
Văn Tông (文宗 Wén zōng) | Lý Ngang (李昂 Lǐ Áng) | 826-840 | Bảo Lịch (寶曆 Bǎo lì) 826 Đại Hòa (大和 Dà hé) hay Thái Hòa (Tài hé 太和) 827-835 Khai Thành (開成 Kāi chéng) 836-840 |
Vũ Tông (武宗 Wǔ zōng) | Lý Viêm (李炎 Lǐ Yán) | 840-846 | Hội Xương (會昌 Huì chāng) 841-846 |
Tuyên Tông (宣宗 Xuān zōng) | Lý Thầm (李忱 Lǐ Chén) | 846-859 | Đại Trung (大中 Dà chōng) 847-859 |
Ý Tông (懿宗 Yì zōng) | Lý Thôi (李漼 Lǐ Cuǐ) | 859-873 | Đại Trung (大中 Dà chōng) 859 Hàm Thông (咸通 Xián tōng) 860-873 |
Hy Tông (僖宗 Xī zōng) | Lý Huyên /Hoàn (李儇 Lǐ Xuān) | 873-888 | Hàm Thông (咸通 Xián tōng) 873-874 Càn Phù (乾符 Qián fú) 874-879 Quảng Minh (廣明 Guǎng míng) 880-881 Trung Hòa (中和 Zhōng hé) 881-885 Quang Khải (光啟 Guāng qǐ) 885-888 Văn Đức (文德 Wén dé) 888 |
Chiêu Tông (昭宗 Zhāo zōng) | Lý Diệp (李曄 Lǐ Yè) | 888-904 | Long Kỷ (龍紀 Lóng jì) 889 Đại Thuận (大順 Dà shùn) 890-891 Cảnh Phúc (景福 Jǐng fú) 892-893 Càn Ninh (乾寧 Qián níng) 894-898 Quang Hóa (光化 Guāng huà) 898-901 Thiên Phục (天復 Tiān fù) 901-904 Thiên Hựu (天佑 Tiān yòu) 904 |
Ai Đế (哀帝 Aī dì) hay Chiêu Tuyên Đế (昭宣帝 Zhāo xuān dì) |
Lý Chúc (李柷 Lǐ Zhù) | 904-907 | Thiên Hựu (天佑 Tiān yòu) 904-907 |
[sửa] Ghi chú
- Sau khi Võ Tắc Thiên bị bức thoái vị năm 705, Đường Trung Tông (Lý Hiển) lên ngôi, khôi phục quốc hiệu Đường. Hoàng hậu họ Vi ám hại Trung Tông, đưa một hoàng tử nhỏ tuổi là Lý Trọng Mậu lên ngôi gọi là Thiếu Đế, để lũng đoạn triều chính. Lý Long Cơ phối hợp với cô là Thái Bình công chúa (con Võ Tắc Thiên) làm chính biến, giết chết Vi hậu. Lý Đán lên ngôi, tức là Đường Duệ Tông, Lý Long Cơ được phong làm thái tử.
[sửa] Tham chiếu
- Benn, Charles. 2002. China's Golden Age: Everyday Life in the Tang Dynasty. Oxford University Press. ISBN 0-19-517665-0.
- Schafer, Edward H. 1963. The Golden Peaches of Samarkand: A study of T’ang Exotics. University of California Press. Berkeley and Los Angeles. 1st paperback edition: 1985. ISBN 0520054628.
- Schafer, Edward H. 1967. The Vermilion Bird: T’ang Images of the South. University of California Press. Berkeley and Los Angeles.
[sửa] Xem thêm
- Tước hiệu Trung Quốc
- Lịch sử Triều Tiên
- Lịch sử Nhật Bản
- Mãn Châu
- Người Mông Cổ
- Vân Nam
- Lịch sử Việt Nam
- Lịch sử Tây Tạng
- Gokturk
- Hồi Hột
- Khiết Đan
- Khởi nghĩa Hoàng Sào
- Lãnh chúa
- Hoạn quan
- Tiết độ sứ