Họ Chó
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
?
Họ Chó |
|||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ (Canis latrans)
|
|||||||||||
Phân loại khoa học | |||||||||||
|
|||||||||||
|
|||||||||||
|
Họ Chó (danh pháp khoa học: Canidae) là một họ động vật có vú chuyên ăn thịt và ăn tạp được gọi chung là chó hay cáo. Họ này bao gồm chó, chó sói, cáo, chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ và chó rừng. Tất cả các loài động vật này đều đi bằng đầu ngón chân của chúng.
[sửa] Phân loại
Lưu ý rằng việc phân chia họ Canidae thành "cáo thực thụ" (tông Vulpini) và "chó thực thụ" (tông Canini) có thể không phù hợp với các quan hệ thực tế và việc phân loại theo đơn vị phân loại của một vài loài cáo, chó hiện còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, phân tích ADN gần đây chỉ ra rằng Canini và Vulpini là các nhánh hợp lệ, nhưng loại trừ hai chi: Nyctereutes và Otocyon. Đây là các loài thuộc nhóm cơ sở của họ chó và không có quan hệ họ hàng gần với cả Vulpini hay Canini. (Một số chứng cứ cũng đề nghị điều tương tự cho chi Urocyon.)
Các chi Speothos và Chrysocyon là các thành viên nguyên thủy của Canini, nhưng cũng có thể được đặt trong nhánh riêng của chúng. Chi Cuon có thể trên thực tế là một phần của chi Canis và cũng tồn tại một số chứng cứ cho thấy hai chi Alopex và Fennecus có thể không phải là các nhánh hợp lệ mà là một phần của chi Vulpes.
Chó nhà được một số học giả liệt kê như là Canis familiaris còn những người khác (bao gồm cả Viện Smithsonia và Hiệp hội các nhà nghiên cứu thú Hoa Kỳ) lại coi nó là phân loài của sói xám (tức là Canis lupus familiaris); sói đỏ có thể là hoặc không là một loài theo đúng nghĩa; còn chó Dingo, được phân loại một cách khác nhau là Canis dingo, Canis lupus dingo, Canis familiaris dingo hay Canis lupus familiaris dingo. Ít nhất có một phân loài chó sói gần đây đã được liệt kê như là một loài riêng rẽ - đó là sói miền đông Canada (Canis lycaon). Tuy nhiên, đây là sự phân loại còn gây tranh cãi.
- Chó thực thụ - Tông Canini
- Chi Canis
- Chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ, Canis latrans (còn gọi là sói đồng cỏ)
- Sói xám, Canis lupus
- Chó nhà, Canis lupus familiaris hay Canis familiaris
- Chó Dingo, Canis dingo hay Canis familiaris dingo hay Canis lupus dingo.
- Nhiều phân loài được đề nghị khác
- Sói đỏ, Canis rufus hay Canis lupus rufus
- Sói Ethiopia, Canis simensis (còn gọi là sói Abyssinia, cáo Simien hay chó rừng Simien)
- Chó rừng lông vàng, Canis aureus
- Chó rừng hông sọc, Canis adustus
- Chó rừng lưng đen, Canis mesomelas
- Chi Cuon
- Chó rừng, Cuon alpinus (còn gọi là chó hoang châu Á)
- Chi Lycaon
- Chó hoang châu Phi, Lycaon pictus (còn gọi là chó săn châu Phi)
- Chi Atelocynus
- Chó tai ngắn, Atelocynus microtis
- Chi Pseudalopex
- Cáo Patagonia, Pseudalopex culpaeus
- Cáo Darwin, Pseudalopex fulvipes
- Cáo xám Argentina, Pseudalopex griseus
- Cáo đồng hoang, Pseudalopex gymnocercus
- Cáo Sechura, Pseudalopex sechurae
- Cáo hoa râm, Pseudalopex vetulus
- Chi Cerdocyon
- Cáo ăn cua, Cerdocyon thous
- Chi Dusicyon: tuyệt chủng
- Cáo đảo Falkland, Dusicyon australis: tuyệt chủng
- Chi Speothos
- Chó lông rậm, Speothos venaticus
- Chi Chrysocyon
- Sói có bờm, Chrysocyon brachyurus
- Chi Canis
- Cáo thực thụ - Tông Vulpini
- Chi Vulpes
- Cáo đỏ, Vulpes vulpes
- Cáo chạy nhanh, Vulpes velox
- Cáo Kit, Vulpes macrotis
- Cáo Corsac (hay cáo thảo nguyên), Vulpes corsac
- Cáo Cape, Vulpes chama
- Cáo lông nhạt, Vulpes pallida
- Cáo Bengal, Vulpes bengalensis
- Cáo Tây Tạng, Vulpes ferrilata
- Cáo Blanford, Vulpes cana
- Cáo Rüppell, Vulpes rueppelli
- Cáo tai to châu Phi, Fennecus zerda
- Chi Alopex
- Cáo Bắc Cực, Alopex lagopus
- Chi Urocyon
- Cáo xám, Urocyon cinereoargenteus
- Cáo đảo, Urocyon littoralis
- Chi Vulpes
- Nhóm cơ sở của họ chó
- Chi Nyctereutes
- Chó gấu trúc Bắc Mỹ, Nyctereutes procyonoides
- Chi Otocyon
- Cáo tai dơi, Otocyon megalotis
- Chi Nyctereutes
[sửa] Bộ răng
Các loài trong họ Chó có 42 răng - công thức bộ răng của chúng như sau:
3.1.4.2 |
3.1.4.3 |
Răng sớm rụng hay răng sữa có công thức 3 1 3, khi đó chúng hoàn toàn không có răng hàm.
[sửa] Hoạt động sinh dục
- Đọc thêm Hoạt động sinh dục ở động vật có vú.
Khi giao phối, chó (cáo) đực ban đầu trèo lên chó (cáo) cái từ phía sau, giống như phần lớn động vật tứ chi khác, một thế mà người ta gọi một cách không chính thức là kiểu chó. Con cái sẽ dạt đuôi sang một bên nếu nó chấp nhận. Con đực thông thường sẽ đi vòng quanh do nó cố gắng để tìm được điểm tựa chắc chắn trên con cái, và trong khi đó nó cố gắng đưa dương vật của mình chui vào trong âm đạo của con cái. Ở thời điểm này, dương vật vẫn chưa cương cứng, nó vẫn còn nhỏ và kìm sự cương cứng nhờ một xương nhỏ bên trong, được gọi là xương dương vật, là loại xương chỉ có ở chó (cáo) mà không có ở loài người.
Khi con đực đã cho dương vật của nó vào trong âm đạo, thông thường nó sẽ giữ chặt hơn và ấn nhanh hơn, và đây là thời điểm mà dương vật của nó lớn dần lên. Đây là điểm khác biệt trong sự giao phối của chó (cáo) khi so với sự giao hợp của loài người, do người đàn ông đầu tiên phải cương cứng dương vật để sau đó cho vào trong âm đạo; còn chó (cáo) đực cho dương vật vào rồi mới cương cứng.
Chó (cáo) đực có một vùng hình cầu chứa các mô cương cứng ở gốc của dương vật, nó chặn giữ dương vật ở trong âm đạo của con cái trong khi giao phối do nó được nhồi bằng máu. [1]
Khi dương vật đã bị hãm lại bên trong âm đạo nhờ các mô cương cứng, con đực thường sẽ giương chân lên và quay ngoát nó trên lưng con cái trong khi xoay vòng. Hai con sẽ đứng với phần mông của chúng chạm vào nhau và dương vật bị khóa trong âm đạo trong khi sự xuất tinh diễn ra, làm giảm sự rò rỉ của tinh dịch ra khỏi âm đạo. Sau một khoảng thời gian, thường khoảng 5 - 20 phút (đôi khi lâu hơn), các mô cương cứng xẹp xuống, cho phép hai con vật tách nhau ra.