Mặt phẳng tham chiếu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong cơ học thiên thể, mặt phẳng tham chiếu hay mặt phẳng quy chiếu là mặt phẳng x-y của hệ quy chiếu Đề-các x-y-z, trong đó các tham số quỹ đạo (đặc biệt là độ nghiêng quỹ đạo và kinh độ điểm mọc) được định nghĩa.
Trên mặt phẳng tham chiếu, trục x được xác định theo phương chỉ đến điểm xuân phân. Dựa vào trục này mà các góc, ví dụ kinh độ điểm mọc, được đo.
[sửa] Ví dụ
Lựa chọn cho mặt phẳng tham chiếu phụ thuộc vào thiên thể nghiên cứu:
- Mặt phẳng hoàng đạo cho các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
- Mặt phẳng xích đạo cho các vệ tinh nhân tạo quanh Trái Đất với bán trục lớn ngắn.
- Mặt phẳng Laplace địa phương cho các vệ tinh nhân tạo quanh Trái Đất với bán trục lớn dài.
- Mặt phẳng tiếp tuyến của thiên cầu cho các thiên thể ngoài Hệ Mặt Trời.