Hành tinh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một hành tinh là một thiên thể, có kích thước đáng kể, xoay chung quanh một ngôi sao hay , có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để diễn ra phân rã nhiệt của deuterium và có khối lượng lớn hơn khối lượng cần thiết trong định nghĩa hành tinh trong Hệ mặt trời.
Hành tinh trong Hệ Mặt Trời được định nghĩa:
- Phải xoay xung quanh Mặt Trời
- Phải có khối lượng đủ để lực hấp dẫn của chính nó vượt qua được các sức hút khác sao cho nó có dạng cân bằng thuỷ tĩnh (gần như hình cầu)
- Lực hấp hẫn của nó đã phải "hút sạch" các vật thể nhỏ hơn nó nằm trong quỹ đạo của nó (ngoại trừ (các) vệ tinh tự nhiên của chính nó)
Chữ hành tinh là một chữ Hán-Việt có nghĩa là một "tinh cầu di động", không đứng yên một chỗ. Sở dĩ có tên gọi này là để phân biệt hành tinh với các ngôi sao khác trên trời. Do thời xưa người ta nhìn lên bầu trời thấy các ngôi sao và các hành tinh đều là các đốm sáng như nhau nên đều gọi là "sao". Nhưng do các hành tinh có thể di chuyển vị trí tương đối với trái đất khá rõ nên nếu để ý sẽ thấy vị trí của các hành tinh này trên bầy trời qua mỗi đêm là khác nhau. Vì vậy người xưa nghĩ rằng có những ngôi sao có thể di chuyển gọi là "hành tinh" (hành là đi, di chuyển, tinh là ngôi sao), còn những ngôi sao khác gọi là "định tinh". Hành tinh ở các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức... đều có nguồn gốc từ chữ planetes (Πλανήτης) của tiếng Hy Lạp. Planetes có nghĩa là "dân du mục".
Tên của những hành tinh trong Thái Dương Hệ, xét theo tăng dần khoảng cách từ mặt Mặt Trời là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Địa Cầu, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh (Diêm Vương Tinh đã từng được xếp vào nhóm này). Những tên này được chọn dựa theo hệ thống Ngũ Hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và thêm vào đó là trời (thiên), biển (hải) và địa ngục (diêm hay diêm la). Hành tinh của chúng ta có một tên đặc biệt (Địa Cầu) không thuộc vào hệ thống tên vừa kể trên nhưng thường được gọi là Quả Đất, hay Trái Đất.
Hành tinh ở những ngôi sao khác, vì quá xa, rất khó khám phá. Với các kỹ thuật và phương pháp tinh tế hiện nay (2004) người ta tìm thấy, bằng một cách gián tiếp, hơn 130 hành tinh ở những ngôi sao khác. Tất cả các hành tinh mới này đều quá to và không có đủ khả năng để bảo đảm một sự sống giống như trên Trái Đất.
Mục lục |
[sửa] Bên trong Thái Dương Hệ
[sửa] Các hành tinh chính thức
Theo Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (International Astronomical Union), 8 hành tinh sau đây được chấp nhận như hành tinh chính thức của Thái Dương Hệ:
- Thủy Tinh ()
- Kim Tinh ()
- Địa Cầu () - cùng với vệ tinh của nó là Mặt Trăng
- Hỏa Tinh () - cùng với 2 vệ tinh của nó là Deimos và Phobos
- Mộc Tinh () - cùng với 63 vệ tinh của nó
- Thổ Tinh () - cùng với 34 vệ tinh của nó
- Thiên Vương Tinh () - cùng với 27 vệ tinh của nó
- Hải Vương Tinh () - cùng với 13 vệ tinh của nó
Các nhà thiên văn học đã coi Diêm Vương Tinh là hành tinh lùn và xếp vào cùng loại với các thiên thể thuộc vòng đai Kuiper, thay vì như một hành tinh, vì hành tinh này quá nhỏ và có một quỹ đạo khác thường (xem chi tiết Định nghĩa năm 2006 về hành tinh).
[sửa] Sự hình thành
[sửa] Phân loại
[sửa] Tính chất
[sửa] Tiểu hành tinh
[sửa] Hành tinh bên ngoài Thái Dương Hệ
[sửa] Liên kết ngoài
Mặt Trời |
Hành tinh ☾ = Vệ tinh tự nhiên ∅ = Vòng đai hành tinh |
Sao Thủy | Sao Kim | Trái Đất ∅ | Sao Hỏa ☾ | |
Sao Mộc ☾ ∅ | Sao Thổ ☾ ∅ | Sao Thiên Vương ☾ ∅ | Sao Hải Vương ☾ ∅ | |||
Hành tinh lùn | Ceres | Sao Diêm Vương ☾ | Eris ? | |||
Vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời | Thiên thạch (Tiểu hành tinh) |
Thiên thạch: Nhóm Vulcanoid · Thiên thạch gần Trái Đất · Vòng đai thiên thạch Jupiter Trojans · Nhóm Centaur · Vệ tinh của các thiên thạch · Vẩn thạch |
||||
Xem thêm Danh sách thiên thạch. | ||||||
Vật thể ngoài Sao Hải Vương | Vành đai Kuiper – Nhóm Plutino: Orcus · Ixion – Nhóm Cubewano: Varuna · Quaoar | |||||
Đĩa phân tán: Sedna | ||||||
Sao chổi | Danh sách sao chổi theo chu kỳ và Danh sách sao chổi không theo chu kỳ · Nhóm Damocloid · Đám mây Oort |