New Immissions/Updates:
boundless - educate - edutalab - empatico - es-ebooks - es16 - fr16 - fsfiles - hesperian - solidaria - wikipediaforschools
- wikipediaforschoolses - wikipediaforschoolsfr - wikipediaforschoolspt - worldmap -

See also: Liber Liber - Libro Parlato - Liber Musica  - Manuzio -  Liber Liber ISO Files - Alphabetical Order - Multivolume ZIP Complete Archive - PDF Files - OGG Music Files -

PROJECT GUTENBERG HTML: Volume I - Volume II - Volume III - Volume IV - Volume V - Volume VI - Volume VII - Volume VIII - Volume IX

Ascolta ""Volevo solo fare un audiolibro"" su Spreaker.
CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ – Wikipedia tiếng Việt

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Huy hiệu Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (cũng được gọi là Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ; tiếng Anh: Supreme Court of the United States, đôi khi viết tắt SCOTUS hay USSC) là toà án liên bang cao nhất tại Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ và có tiếng nói quyết định về các tranh tụng về luật liên bang cùng với quyền tài phán chung thẩm (có quyền tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ và của các Viện lập pháp tiểu bang hoặc các hoạt động của ngành hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến). Nhận xét về những đặc quyền này, thẩm phán tối cao pháp viện Robert H. Jackon đã thốt ra câu nói trứ danh, "Chúng ta có thẩm quyền tối hậu, không phải vì chúng ta không bao giờ sai lầm, mà chúng ta không bao giờ sai lầm vì chúng ta có thẩm quyền tối hậu."


Loạt bài
Chính trị Hoa Kỳ
Hiến pháp
Chính quyền Liên bang
Quốc hội
Tối cao Pháp viện
Tổng thống
Đảng Dân chủ
Đảng Cộng hòa
sửa

Là định chế quyền lực cao nhất của ngành tư pháp trong chính quyền Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện là toà án duy nhất được thiết lập bởi hiến pháp. Tất cả toà án liên bang khác được thành lập bởi quốc hội. Thẩm phán toà tối cao (hiện nay có chín người) được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện. Một trong chín thẩm phán được chọn để trở nên Chủ tịch Pháp viện hay Chánh Án (Chief Justice).

Mục lục

[sửa] Cơ cấu và quyền lực

Nhà Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tại Washington, DC

Điều III của Hiến pháp Hoa Kỳ qui định những trường hợp được đưa ra xét xử trước toà tối cao cũng như nhiệm kỳ của thẩm phán toà tối cao. Khoản I viết "Quyền tài phán của Hoa Kỳ được dành cho một toà tối cao", và ấn định nhiệm kỳ trọn đời cho các thẩm phán của toà án này, "trong khi họ có tư cách tốt" (nghĩa là các thẩm phán có thể bị luận tội nhưng không thể bị cách chức vì các lý do khác) và lương bổng của họ cũng không bị cắt giảm khi đang nhiệm chức.

Điều III dành cho toà tối cao quyền xét xử tất các vụ án liên quan đến luật pháp và luật bất thành văn theo hiến pháp, các luật của Hoa Kỳ và các hiệp ước; tất cả vụ án liên quan đến các đại sứ, bộ trưởng và các lãnh sự; tất cả vụ án về các vùng biển; các vụ tranh chấp mà Hoa Kỳ là một bên; các tranh tụng giữa hai hay nhiều tiểu bang; giữa một tiểu bang và các công dân thuộc các tiểu bang khác...

Như vậy, thẩm quyền tài phán của toà tối cao được giới hạn trong các vụ án hoặc tranh tụng trong phạm vi luật liên bang. Toà án liên bang có thể xét xử các vụ tranh tụng giữa công dân của các bang khác nhau. Trong trường hợp này, tòa liên bang, bao gồm toà tối cao, phán quyết theo luật tiểu bang. Thí dụ, một cư dân Texas có thể kiện một công ty ở California vi phạm luật bang Texas.

Đa số các trường hợp được đem ra trước Tối cao Pháp viện là các vụ kháng án, chuyển đến từ các toà tối cao tiểu bang hay các toà liên bang.

Tuy không được ghi trong hiến pháp, toà tối cao, cũng như tất cả tòa liên bang, được công nhận quyền tài phán chung thẩm. Vào năm 1803 trong vụ án Marbury chống Madison, toà tối cao đã vô hiệu hoá một số đạo luật được thông qua bởi Quốc hội, cho rằng Quốc hội đã vượt quá quyền hiến định của mình. Trong vụ Fletcher chống Peck (1810) lần đầu tiên toà tối cao đã phán quyết một đạo luật được thông qua bởi một viện lập pháp tiểu bang là vi phạm hiến pháp, nhân đó mở rộng quyền tài phán của toà tối cao đến các đạo luật và nghị định của chính quyền tiểu bang. Dù ít được sử dụng trong thời gian đầu, quyền này lại được toà tối cao hành xử thường xuyên trong những thập niên gần đây.

Trong số các lý do được đưa ra để giải thích tại sao Tối cao Pháp viện được ban cho quá nhiều quyền lực, khi so sánh với những định chế tương tự tại các quốc gia khác, có lý do là do thời gian hiện hữu tương đối ngắn ngủi của nó, trong nhiều trường hợp là do thiếu các qui định chi tiết trong ngôn ngữ của hiến pháp và vì qui trình thay đổi Hiến pháp Hoa Kỳ là tương đối khó khăn.

[sửa] Bổ nhiệm

Hình của nhóm thẩm phán (1994-2005)Theo chiều kim đồng hồ từ phía trái bên trên: Ruth Bader Ginsburg, David Souter, Clarence Thomas, Stephen Breyer, Anthony Kennedy, Sandra Day O'Connor, Chánh án William Rehnquist, John Paul Stevens, và Antonin Scalia
Hình của nhóm thẩm phán (1994-2005)
Theo chiều kim đồng hồ từ phía trái bên trên: Ruth Bader Ginsburg, David Souter, Clarence Thomas, Stephen Breyer, Anthony Kennedy, Sandra Day O'Connor, Chánh án William Rehnquist, John Paul Stevens, và Antonin Scalia

Bổ nhiệm thẩm phán cho toà tối cao là một tiến trình mang nhiều yếu tố chính trị và luôn luôn gây tranh cãi. Hiện nay có chín vị trí trong toà, con số này đã được xác lập từ năm 1869, dù nó có thể bị thay đổi bởi Quốc hội. Tiến trình bổ nhiệm bắt đầu khi một thẩm phán qua đời, từ chức, về hưu hay bị bãi nhiệm vì bị luận tội và bị kết án (điều này chưa bao giờ xảy ra). Tính trung bình cứ hai năm thì có một chỗ khuyết, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Chín thẩm phán đương nhiệm là đồng sự của nhau từ năm 1994.

Như một qui luật, tổng thống sẽ đề cử vào Tối cao Pháp viện những người đồng quan điểm với mình, với ít nhiều nhượng bộ, để bảo đảm sự đề cử sẽ được thông qua tại Thượng viện, thường thì các ứng viên có quan điểm cực đoan ít có cơ may được phê chuẩn. Các ứng cử viên thường được chọn từ toà kháng án liên bang, tòa án tiểu bang, ngành hành pháp, Quốc hội hoặc giới trí thức khoa bảng. Trong số các thẩm phán đương nhiệm, có bảy người từng làm việc tại toà kháng án, hai từng là thẩm phán toà tiểu bang, ba là giáo sư trường luật, và ba từng phục vụ trong ngành hành pháp liên bang.

Một ứng viên được tổng thống đề cử phải được phê chuẩn bởi đa số phiếu tại Thượng viện, dù tiến trình này có thể bị ngăn cản. Thân thế của ứng viên sẽ được kiểm tra bởi FBI. Cùng với các nhân chứng, ứng cử viên phải ra trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện để trả lời những câu hỏi như "Quan điểm của ông (bà) về vụ án Roe chống Wade?" hoặc về hôn nhân đồng tính... Ủy ban sẽ bỏ phiếu để quyết định đề cử người này hay không, sau đó sự việc được chuyển sang Thượng viện. Ban thường trực về tư pháp liên bang của Hội luật sư Hoa Kỳ sẽ thẩm định phẩm chất của ứng viên như tính liêm khiết, năng lực chuyên môn, tính cách của một thẩm phán... Ban này, gồm 15 thẩm phán liên bang (không có thẩm phán toà tối cao), sẽ đưa ra một bản thẩm định – "rất tốt", "tốt" và "không tốt". Đời tư các ứng viên thường bị xét nét đến từng chi tiết. Ứng viên Douglas H. Ginsburg phải rút lui sau khi thú nhận từng sử dụng marijuana, và trong cuộc điều trần dành cho Clarence Thomas, ông này đã bị cáo buộc quấy rối tình dục Anita Hill, một đồng sự cũ.

[sửa] Thủ tục

Mỗi năm, Tối cao Pháp viện bắt đầu làm việc vào thứ Hai đầu tiên của tháng Mười, kéo dài cho đến tháng Sáu hay tháng Bảy năm sau.

Muốn khởi kiện hay biện hộ tại toà tối cao, luật sư (attorney) phải là thành viên của luật sư đoàn toà tối cao. Muốn được thu nhận vào luật sư đoàn toà tối cao, ứng viên phải có thâm niên ít nhất ba năm trong đoàn luật sư của toà tối cao tiểu bang, phải được giới thiệu bởi hai thành viên của đoàn luật sư toà tối cao (hai người này không có liên hệ huyết thống hay hôn nhân với người được giới thiệu), không bị kỷ luật bởi tòa án hay bởi luật sư đoàn.

Khi ra phán quyết, mỗi thẩm phán trình bày ý kiến của mình bằng văn bản; tất cả văn bản này được công bố cho công chúng. Thường thì có một quan điểm cho đa số, được gọi là "Quan điểm của Toà", kèm theo đó là ý kiến "tương đồng" (thuận với phán quyết nhưng vì những lý do khác) và ý kiến bất đồng (không đồng ý với phán quyết).

Tập tục công bố quan điểm của toà bắt đầu từ nhiệm kỳ của chánh án toà tối cao Justin Marshall vào đầu thế kỷ 19. Trước đó, mỗi thẩm phán tự công bố ý kiến của mình.

[sửa] Các thẩm phán đương nhiệm

Có chín thẩm phán đương nhiệm, đứng đầu là Chánh Án Tối cao Pháp viện

  • John Roberts (chánh án), sinh năm 1955, được đề cử bởi tổng thống George W. Bush và được phê chuẩn vào tháng 9 năm 2005.
  • John Paul Stevens, sinh năm 1920, được đề cử bởi tổng thống Gerald Ford và được phê chuẩn vào tháng 12 năm 1975.
  • Antonin Scalia, sinh năm 1936, được đề cử bởi tổng thống Reagan và được phê chuẩn vào tháng 9 năm 1986.
  • Anthony McLeod Kennedy, sinh năm 1936, được đề cử bởi tổng thống Reagan và được phê chuẩn vào tháng 2 năm 1988.
  • David Hackett Souter, sinh năm 1939, được đề cử bởi tổng thống G.H. W. Bush và được phê chuẩn vào tháng 10 năm 1990.
  • Clarence Thomas, sinh năm 1948, được đề cử bởi tổng thống G.H. W.Bush và được phê chuẩn vào tháng 10 năm 1991.
  • Ruth Bader Ginsburg, sinh năm 1933, bà được đề cử bởi tổng thống Bill Clinton và được phê chuẩn vào tháng 8 năm 1993.
  • Stephen Gerald Breyer, sinh năm 1938, được đề cử bởi tổng thống Clinton và được phê chuẩn vào tháng 8 năm 1994.
  • Samuel Alito, sinh năm 1950, được đề cử bởi tổng thống George W. Bush và được phê chuẩn vào tháng 1 năm 2006.

Rehnquist, Scalia và Thomas được xem là thuộc cánh bảo thủ trong khi Souter, Breyer, Ginsburg và Stevens được xem là thuộc cánh tự do. Kennedy và O'Connor là ôn hoà, và vì vậy, lá phiếu của họ thường có tính quyết định chung cuộc.

Ngày 1 tháng 7 năm 2005, O'Connor tuyên bố sẽ về hưu. Ngày 19 tháng 7 năm 2005 tổng thống George W. Bush cho biết ông đề cử John G. Roberts, Jr., một thẩm phán toà kháng án liên bang, là ứng viên thay thế vị trí của bà O'Connor. Nếu được phê chuẩn, Roberts (sinh năm 1955) sẽ là thẩm phán trẻ tuổi nhất của toà tối cao. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nếu Roberts không được phê chuẩn kịp trước nhiệm kỳ kế tiếp bắt đầu vào tháng 10 năm 2005, bà O'Connor sẽ tiếp tục công việc của mình. Điều tương tự đã xảy ra trước đây khi chánh án toà tối cao Earl Warren tuyên bố về hưu vào tháng 6 năm 1968. Ngay sau đó, tổng thống Lyndon B. Johnson đề cử một đồng sự của Warren, thẩm phán toà tối cao Abe Fortas, kế nhiệm chức vụ chánh án của Warren. Dù vậy, những vấn đề đạo đức đã làm tổn hại thanh danh Fortas, và việc đề cử đã bị ngăn cản tại Thượng viện. Cuối cùng Fortas phải rút lui. Tổng thống Johnson bị thay thế bởi Richard Nixon khi ông này đắc cử vào tháng 11 năm 1968. Do đó, dù nhiệm kỳ của Warren kết thúc vào tháng 6 năm 1968, ông khai mạc nhiệm kỳ tháng 10 và tiếp tục phục vụ cho đến cuối nhiệm kỳ năm 1968, từ nhiệm vào tháng 6 năm 1969 sau khi Warren Burger được phê chuẩn để trở thành người kế nhiệm ông trong chức vụ chánh án tối cao pháp viện.

Sau 33 năm phục vụ tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, trong đó có 19 năm với cương vị chánh án, ngày 3 tháng 9 năm 2005, Chánh Án William Rehnquist từ trần vì bệnh ung thư tuyến giáp. Ngày 5 tháng 9, Tổng thống George W. Bush rút lại đề cử John Roberts thay thế O'Connor, thay vào đó đề cử ông này kế nhiệm Rehnquist trong chức vụ chánh án. John Roberts được Thượng nghị viện phê chuẩn vào ngày 29 tháng 9 năm 2005 và nhậm chức ngay hôm đó. Ngày 3 tháng 10, Tổng thống Bush đề cử Harriet Miers để thay thế Sandra Day O'Connor. Tuy nhiên, vì gặp nhiều chống đối ngay trong các nhóm thường ủng hộ Bush, Harriet Miers đã rút tên ra khỏi đề cử ngày 27 tháng 10. Ngày 31 tháng 10, Tổng thống Bush đề cử Samuel Alio để thay thế O'Connor. Ngày 31 tháng 1 năm 2006, Samuel Alito được Thượng nghị viện phê chuẩn và nhậm chức ngay hôm đó.

[sửa] Lịch sử

Tối cao Pháp viện đã tích luỹ quyền lực hiện có suốt trong nhiệm kỳ của chánh án John Marshall. Ông được đề cử bởi John Adams trong những ngày cuối của nhiệm kỳ tổng thống của Adams. Là đối thủ chính trị của những người Cộng hoà theo Jefferson, Marshall đưa ra một số quan điểm mà những người này cho là không thích hợp, nhằm củng cố quyền lực của ngành tư pháp bằng cách làm suy giảm thanh thế của hành pháp và khẳng định sức mạnh độc quyền của ngành tư pháp trong việc giải thích hiến pháp. Vụ án Marbury chống Madison (1803) là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử toà tối cao, bắt đầu áp dụng quyền tài phán chung thẩm, cho phép toà tối cao bác bỏ các đạo luật của Quốc hội, theo quan điểm của toà, là vi hiến. Từ đó, nó trở nên hình mẫu được áp dụng tại nhiều nước trên toàn thế giới.

Quốc hội có quyền ấn định số lượng thẩm phán tại toà tối cao. Con số thẩm phán là sáu người cho đến trước năm 1807 khi thẩm phán thứ bảy được bổ sung. Năm 1837, người thứ tám và thứ chín được thêm vào, và người thứ mười được bổ sung vào năm 1863. Đạo luật Judicial Circuits năm 1866 yêu cầu cắt giảm ba vị trí của toà khi các thẩm phán về hưu. Một vị trí được huỷ bỏ năm 1866, vị trí thứ hai năm 1867. Trước khi chiếc ghế thứ ba bị dời đi, Quốc hội đã kịp thông qua luật Circuit Judges năm 1869, ấn định số thẩm phán ở con số chín.

[sửa] Trụ sở

Phiên họp đầu tiên của Tối cao Pháp viện được triệu tập vào ngày 1 tháng 2 năm 1790 tại toà nhà Merchants Exchange, Thành phố New York, sau dời về Philadelphia và cuối cùng là Washington, D.C. khi nơi này được chọn làm thủ đô của Hoa Kỳ. Phần lớn trong thời gian hiện hữu của mình, toà tối cao phải làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau trong điện Capitol (Toà nhà Quốc hội), nhiều nhất là ở Thượng viện (và trong một thời gian ngắn, nó phải dời về một nhà riêng vì điện Capitol bị hoả hoạn trong cuộc chiến năm 1812).

Rốt cuộc, vào năm 1935 toà tối cao mới được yên vị tại một toà nhà riêng tương xứng với địa vị độc lập của nó trong cấu trúc tam quyền phân lập của chính quyền Hoa kỳ, theo yêu cầu khẩn thiết của William Howard Taft, người từng đảm nhiệm cả hai chức vụ đứng đầu ngành hành pháp và tư pháp: Tổng thống Hoa Kỳ (1909-1913) và Chánh Án Tối cao Pháp viện (1921-1930).

Toà nhà này được thiết kế bởi kiến trúc sư Cass Gilbert, xây dựng từ năm 1932 đến năm 1935. Đá hoa cương dùng để xây toà nhà được mang đến từ Ý với sự giúp đỡ của Benito Mussolini. Nó đang được tu sửa lần đầu tiên trong suốt 70 năm hiện hữu, công cuộc tu sửa dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2008.

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài



Static Wikipedia (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu