Thần phong
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thần phong, gió thần hay Kamikaze (tiếng Nhật: 神風; kami = thần, kaze = phong) là một từ tiếng Nhật, được những tiếng khác vay mượn để chỉ các cuộc tấn công tự sát bởi các phi công chiến đấu Nhật Bản chống lại tàu thủy của Đồng minh trong Thế chiến 2 trong giai đoạn kết thúc chiến dịch Thái Bình Dương.
Các cuộc tấn công này, bắt đầu năm 1944 đã dẫn đến sự suy yếu và thất bại của Nhật Bản nhưng lại gây tổn thất lớn cho quân đồng minh.
[sửa] Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi thần phong xuất phát từ thời kỳ 1274-1281 khi có một cơn bão đã cứu Nhật Bản khỏi thảm họa thôn tín của đế quốc Mông Cổ. Khi quân Mông Cổ tấn công Nhật Bản với khí thế như chẻ tre, nước Nhật hầu như chắc chắn bị thất thủ thì có một cơn bão nổi lên đánh chìm tàu thuyền quân Mông Cổ. Do đó người Nhật gọi cơn bão này là "thần phong". Trong chiến tranh thế giới thứ 2, một tokubetsu kōgeki tai (特別攻撃隊) (đặt biệt công kích đội) hay đặc công đội (tokkōtai (特攻隊)) được thành lập để tấn công bảo vệ Nhật Bản. Các đội thực hiện các cuộc tấn công tự sát của các đơn vị thuộc Hải quân hoàng gia Nhật Bản được gọi là shinpū tokubetsu kōgeki tai (神風特別攻撃隊, "thần phong đặc biệt công kích đội".Tiêu bản:Link FA ru