Học tập cải tạo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Học tập cải tạo hay cải tạo qua lao động là tên gọi hình thức giam giữ mà pháp luật một số nước thực hiện đối với một bộ phận các nhân vật mà các chính phủ sở tại cho là những người vi phạm pháp luật, hoặc vướng vào tệ nạn xã hội hoặc là các nhân vật bất đồng chính kiến với chính phủ hoặc là tù nhân chiến tranh. Đây là một hình thức xử phạt hay răn đe giáo dục bằng giam giữ và lao động bắt buộc.
Mục lục |
[sửa] Cải tạo lao động tại các nước
[sửa] Nga
[sửa] Nhật Bản
[sửa] Romania
[sửa] Trung Quốc
Theo một bản tin của BBC[1], trong chương trình học tập cải tạo được áp dụng tại Trung Quốc năm 1957, mà nhật báo tiếng Anh Beijing News gọi là một "hình phạt nhẹ", thì một người có thể bị gửi đi học tập cải tạo trong bốn năm mà không cần phải được một tòa án xét xử. Cũng theo bản tin này, năm 2005, Trung Quốc có dự định cải cách chương trình học tập cải tạo của nước này.
Nhà văn Cao Hành Kiện, người đoạt giải thưởng Nobel về văn học, cũng đã từng trải qua học tập cải tạo trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (1966-1976). Đặng Tiểu Bình cũng đã từng một thời đi cải tạo lao động.
[sửa] Campuchia
[sửa] Việt Nam
Trước khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, chế độ học tập cải tạo đã được áp dụng tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Một số nhà văn liên quan đến phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm, như Phùng Quán, phải đi cải tạo lao động do "tư tưởng Nhân Văn" của họ.
Trong bối cảnh hậu chiến (sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975), cụm từ "học tập cải tạo" nói đến chương trình tập trung để cải tạo của chính phủ Cộng Sản Việt Nam đối với binh lính Việt Nam Cộng Hòa hay những người tham gia phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước 1975.
Học tập cải tạo còn áp dụng cho các công dân vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xã hội nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn hơn mười năm sau chiến tranh Việt Nam trở đi.
Tùy theo cấp bậc hoặc thời gian phục vụ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mà những người này bị bắt học tập cải tạo theo thời gian thông thường từ 1 đến 12 năm. Tuy nhiên cũng có một số người không bị đưa đi học tập cải tạo. Đó là những người làm công tác nội tuyến cho phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Trái với Công ước Geneva quy định về cách đối xử với tù binh chiến tranh, những người bị bắt đi học tập cải tạo phải lao động làm việc ở các công trường, trong các trại cải tạo, mà theo họ mô tả lại là cực khổ, một phần trong số đó đã bị chết do không chịu được cuộc sống khắc nghiệt trong trại cải tạo, ăn uống thiếu thốn (xem thêm ở trang tài liệu của Web site Hướng Dương). Sau khi chết đa số những người tù cải tạo này chỉ được chôn bằng những nấm mộ sơ sài, không mộ bia [cần chú thích], khiến cho sau này thân nhân họ gặp khó khăn trong vấn đề đi tìm tung tích để cải mộ.
Những người may mắn sống sót sau thời gian học tập cải tạo được đưa về địa phương để làm việc và sinh sống trong tình trạng quản chế tại gia. Vì bị lý lịch "đen" nên sau khi được trả tự do, cuộc sống của nhiều cựu tù nhân "cải tạo" và gia đình họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng phân biệt đối xử. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử này đã giảm dần theo thời gian. Trong những người đã bị đưa đi học tập cải tạo, đã có nhiều người được đưa đi định cư ở hải ngoại, theo các chương trình nhân đạo như H.O..
Theo chiều hướng bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, cộng với các tác động tích cực của nhiều tổ chức của người Việt tại Hoa Kỳ về vấn đề tái định cư nhân đạo cho những người bị học tập cải tạo các chương trình sau đã và đang được tiến hành:
- Chương trình Ra đi trật tự (ODP) kết thúc vào tháng 9 năm 1994. Chương trình này bao gồm đoàn tụ gia đình, con lai và bao trùm cả chương trình H.R.
- Chương trình Tái định cư nhân đạo (HR- Humanitarian Resettlement Program)
- Chương trình Tái định cư nhân đạo mới (hay Chương trình H.O. mới) chỉ dành cho những người phải học tập cải tạo sau năm 1975, chưa có cơ hội nộp đơn qua chương trình ODP.
- Chương trình Tái định cư nhân đạo HR 2005 Các diện có thể nộp đơn xin tái định cư nhân đạo.