Việt Nam Cộng Hòa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Mục từ Nam Việt Nam dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Miền Nam Việt Nam.
|
|||||
![]() |
|||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Việt | ||||
Thủ đô | Sài Gòn | ||||
Tổng thống cuối cùng | Dương Văn Minh | ||||
Phó tổng thống cuối cùng | Vũ Văn Mẫu | ||||
Diện tích • Tổng cộng • Phần nước (%) |
173,809 km² |
||||
Dân số • Tổng cộng • Mật độ |
19.370.000 (1973) 111,4/km² |
||||
GDP (PPP) | |||||
Độc lập • Tuyên bố • Công nhận • Sụp đổ |
Từ Pháp 14 tháng 6, 1949 1954 30 tháng 4, 1975 |
||||
Đơn vị tiền tệ | Đồng | ||||
Múi giờ | UTC +7 | ||||
Quốc ca | Tiếng gọi Công dân | ||||
Khẩu hiệu quốc gia | Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm (1954 - 1967) Tổ quốc - Công minh - Liêm chính (1967 - 1975) |
||||
Đây là những thông tin về Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn 1954–1975. |
Việt Nam Cộng Hòa (1955–1975) là một nước độc lập ở vùng Đông Nam Á được thành lập từ Quốc gia Việt Nam (1949–1955) trong khối Liên hiệp Pháp, có chủ quyền lãnh thổ chính thức ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ vào năm 1975 sau khi đầu hàng lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Mục lục |
[sửa] Quốc gia Việt Nam
Sau khi tái chiếm Đông Dương bằng vũ lực năm 1945, người Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của Việt Nam, mà lực lượng mạnh nhất là Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo và được các nước phương Tây cho là thân với cộng sản. Vì vậy ngày ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập Quốc gia Việt Nam thân phương Tây trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Tuy nhiên, chính quyền Quốc gia Việt Nam non trẻ rất yếu ớt do các quyền quan trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm giữ và quyền hành cao nhất trên thực tế là Cao ủy Pháp.
Sau thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ, Hiệp ước Genève, 1954 được ký kết. Đây là hiệp ước có sự tham dự 9 phái đoàn của Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia về khôi phục hòa bình ở Đông Dương, trong đó có một số phái đoàn chỉ tham dự mà không ký vào hiệp ước. Hiệp ước bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của các quốc gia bản xứ, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Theo Hiệp ước Genève, lãnh thổ nước Việt Nam bị tạm chia làm hai vùng kiểm soát, lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự. Miền Bắc do lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát, miền Nam do lực lượng Quốc gia Việt Nam và lực lượng Liên hiệp Pháp kiểm soát, sau một thời gian theo yêu cầu của Quốc gia Việt Nam lực lượng Liên hiệp Pháp rút về nước. Hiệp ước cũng quy định 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền.
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý thắng lợi, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa. Đây là nền Đệ nhất Cộng Hòa.
[sửa] Việt Nam Cộng Hòa
Sau trưng cầu dân ý, nước Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, Thủ đô là thành phố Sài Gòn và ngày 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ nhất Cộng Hòa. Việt Nam Cộng Hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ đỡ đầu, bảo vệ để chống lại Cộng Sản Bắc Việt và Việt cộng tại miền Nam.
Chính quyền Quốc gia Việt Nam không ký vào Hiệp định Genève. Cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền theo hiệp định dự định sẽ được tổ chức hai năm sau đó. Tuy nhiên vì lo ngại cuộc bầu cử có thể không công bằng ở cả hai miền, nhất là từ nhận định của chính quyền Mỹ rằng ông Hồ Chí Minh sẽ đắc cử vì được lòng dân, nên chính quyền Quốc Gia Việt Nam đã cự tuyệt thực hiện tổng tuyển cử.
Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính quyền đi theo chủ nghĩa Cần lao Nhân vị. Trong khoảng 5 năm, Việt Nam Cộng hòa đã có một số thành tựu: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, định cư gần 1 triệu dân di cư từ miền bắc, thành lập Viện Đại học Huế.
Tuy nhiên, chính quyền Ngô Đình Diệm bị xem là chính phủ độc tài gia đình trị, dần dần có nhiều mâu thuẫn nội bộ. Phong trào Đồng khởi năm 1960 và cuộc đảo chính hụt năm 1961 là những đòn giáng mạnh vào chế độ. Sự kiện Phật Đản năm 1963, việc cấm treo cờ Phật giáo ở Huế đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các Phật tử, dẫn đến các hoạt động đàn áp Phật giáo của chính quyền. Việc Thượng toạ Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn cùng những phát biểu của bà Ngô Đình Nhu (tức dân biểu Trần Lệ Xuân) làm chế độ Ngô Đình Diệm bị báo chí phương tây đả kích kịch liệt và mất hết mọi sự ủng hộ từ phương Tây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ nhất Cộng hoà bị lật đổ bởi một nhóm quân nhân dưới sự chỉ huy của một số tướng lãnh trong đó có tướng Dương Văn Minh (về sau, ngày này được xem là ngày Quốc khánh của Đệ nhị Cộng hoà). Ông Diệm cùng nhiều người trong gia tộc đã bị giết để trừ hậu hoạ. Theo như hồi ký của bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ McNamara, chính CIA đã hậu thuẫn cho việc lật đổ này và ông xem như đó là sai lầm nghiêm trọng mà Hoa Kỳ mắc phải. Tuy nhiên việc sát hại không phải là chủ trương của Hoa Kỳ.
Tiếp sau đó là giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo chính trị ở miền Nam cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập nền Đệ nhị Cộng hoà. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cùng với các đồng minh của mình chiến đấu chống lại các hoạt động quân sự của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do Liên Xô, Trung Quốc và khối xã hội chủ nghĩa hậu thuẫn trong Chiến tranh Việt Nam.
Tháng 6 năm 1969, trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã diễn ra Đại hội đại biểu quốc dân và thành lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch và Hội đồng Cố vấn do Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Hội đồng.
Vào năm 1973, sau Hiệp định Paris (được thảo luận giữa bốn bên tham chiến là Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam), quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam. Bị mất viện trợ về tài lực và quân sự từ phía Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa không thể tự đứng vững được. Năm 1975, sau khi thất thủ Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột), trước sự tấn công mãnh liệt của quân đội Bắc Việt, cộng thêm các sai lầm chiến lược, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã nhanh chóng tan rã, mất quyền kiểm soát lãnh thổ. Nhiều tướng lãnh cao cấp miền Nam Việt Nam đã tự ý rời bỏ hàng ngũ. Tổng thống Dương Văn Minh, người được đề cử chức vụ này vào ngày 29 tháng 4 năm 1975 đã ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trước lực lượng Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giải thể và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam thay thế chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý miền Nam Việt Nam. Chính phủ mới này nằm dưới sự chỉ đạo của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho đến khi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, sáp nhập hai chính phủ, vào ngày 2 tháng 7 năm 1976.
Sự phụ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ, về tài chính cũng như về quân sự, của cả hai nền cộng hòa - cũng như sự can thiệp của tòa đại sứ Mỹ vào công việc nội bộ về chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng Hòa, nhất là trong các vụ đảo chính - đã làm cho nhiều người gọi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là "chính quyền bù nhìn" tức chỉ là bộ máy cho có, còn thực chất do nước ngoài điều hành mọi việc. Tuy nhiên các "chính quyền bù nhìn", tồn tại dựa vào sự hậu thuẫn của các cường quốc trong Chiến tranh Lạnh, là tình trạng phổ biến tại các nước trong vùng Đông Á lúc đó như chính quyền các nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (Bắc Hàn), Cộng Hòa Triều Tiên (Nam Hàn)...
[sửa] Tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
Hiến pháp 1967 xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa rất hoàn chỉnh, theo mô hình của nhà nước Hoa Kỳ. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa đã thể hiện khá đầy đủ tinh thần của Chủ nghĩa Hợp hiến.
[sửa] Lập pháp
Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội với Hạ nghị viện (thành viên được gọi là dân biểu, nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện (thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Quốc hội có những quyền hạn sau:
- Biểu quyết các đạo luật
- Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế
- Quyết định việc tuyên chiến và nghị hoà, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh
- Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia
- Hợp thức hoá sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội
- Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.
Ở tỉnh có Hội đồng Lập pháp cấp tỉnh, thành viên gọi là dân biểu.
[sửa] Hành pháp
[sửa] Tổng thống
Tổng thống là người nắm quyền hành pháp, do dân bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm và có những quyền hạn sau:
- Ban hành các đạo luật
- Hoạch định chính sách quốc gia
- Bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ một phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ý, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội)
- Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởng, thị trưởng, đô trưởng
- Chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng
- Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
- Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
- Ký kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế
- Tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật.
[sửa] Phó Tổng thống
Phó Tổng thống có những nhiệm vụ sau:
- Chủ tịch Hội đồng Văn hoá Giáo dục
- Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội
- Chủ tịch Hội đồng các Sắc tộc.
Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong Chính phủ.
[sửa] Chính quyền Trung ương
Thủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống.
Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.
Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ:
- Bộ Ngoại giao
- Bộ Quốc phòng
- Bộ Nội vụ
- Bộ Thông tin
- Bộ Chiêu hồi
- Bộ Tài chánh
- Bộ Kinh tế
- Bộ Tư pháp
- Bộ Phát triển Nông thôn
- Bộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệp
- Bộ Công chánh
- Bộ Giao thông và Bưu điện
- Bộ Giáo dục
- Bộ Y tế
- Bộ Xã hội
- Bộ Lao động
- Bộ Cựu chiến binh
- Bộ Phát triển Sắc tộc
- Bộ Đặc trách liên lạc Quốc hội
Ngoài ra còn có 3 Quốc Vụ Khanh:
- Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá
- Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triển
- Văn phòng Quốc vụ khanh
Đứng đầu các Bộ là các Tổng trưởng hoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng).
Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề nghị lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm.
Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định.
[sửa] Chính quyền địa phương

- Đô thành Sài Gòn, thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng
- Cấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng
- Cấp quận (tương đương quận hay huyện ngày nay): đứng đầu là quận trưởng
- Cấp xã: đứng đầu là xã trưởng.
[sửa] Tư pháp
[sửa] Cơ quan Tư pháp Trung ương
Tối cao Pháp viện gồm 9 thẩm phán, do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm trên danh sách do Tối cao Pháp viện và Bộ Tư pháp lập ra. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau đây:
- Giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của các Đạo luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định hành chính
- Phán quyết về việc giải tán một chính đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể cộng hoà.
Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một Đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành.
Ở cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện còn có Đặc biệt Pháp viện và Giám sát viện.
Đặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.
Giám sát viện gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định.
Giám sát viện có thẩm quyền:
- Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân can tội tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế
- Kiểm kê tài sản của nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, dân biểu, Nghị sĩ và Chủ tịch Tối cao Pháp viện
- Có quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật hoặc yêu cầu truy tố trước toà án có thẩm quyền những đương sự phạm lỗi
- Thẩm tra kế toán các cơ quan công quyền và hợp doanh.
[sửa] Cơ quan Tư pháp địa phương
Ở địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại hình, toà Sơ thẩm, toà Hoà giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà Thiếu nhi, toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt - trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận).