Michelangelo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni | |
---|---|
Chân dung Michelangelo của Daniele da Volterra
|
|
Sinh | 6/3/1475 |
Mất | 18-2/1564 |
Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (sinh ra vào ngày 6-3-1475, tại một khu làng nhỏ của vùng Caprese, gần kề thủ phủ Arezzo – 18-2-1564, Rôma), thường được biết đến dưới tên gọi Michelangelo, là cha đẻ của những tác phẩm có sức lôi cuốn cao nhất trong lịch sử của mĩ thuật và cùng với Leonardo da Vinci, ông đã tạo ra giá trị rực rỡ cho thời kỳ Phục Hưng Đỉnh Cao. Ông là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, hoạ sĩ và thi sĩ, đã tạo ra một sức ảnh hưởng mãnh liệt đến nền tảng Mỹ thuật phương Tây sau này.
Ông cũng là một người con của thành Florence hào hoa, ông có một ràng buộc chặt chẽ với thành phố quê hương, với nền tảng mĩ thuật, văn hoá của thành phố Florence trong suốt cuộc nhân sinh. Tuổi thanh xuân của ông trôi qua phần lớn tại thành Rô-ma khi ông làm việc cho các Giáo Hoàng nhưng một tâm niệm luôn day dẳng trong ông là nếu ông chết thì mong được chôn cất tại Florence. Và tâm nguyện đó đã được hiện thực hoá, ông đã vĩnh viễn siêu thoát trong một khu tưởng niệm trong nhà thờ Santa Croce.
Thân phụ của ông tên là Ludovico Buonarroti Simoni,là một quan chức của thành Florence có quan hệ với chính quyền của gia đình Medici, đã gửi gắm cậu con trai 13 tuổi của mình vào xưởng vẽ của hoạ sĩ Domenico Ghirlandaio. 2 năm sau, Michelangelo theo học tại trường đào tạo điêu khắc đặt tại gia viên nhà Medici và không lâu sau ông được mời đến khu biêt thự Tráng Lệ của ngài Lorenzo de' Medici. Tại đây ông có cơ hội được làm quen với con cháu nhà Medici, những người sau đó trở thành Giáo Hoàng (Leo X và Clement VII). Ông cũng trở thành bạn thân của nhà Nhân chủng học Marsilio Ficino và thi sĩ Angelo Poliziano. Michelangelo đã sáng tác ít nhất 2 tác phẩm điêu khắc vào thời gian này, khi ông mới 16 tuổi, đó là tác phẩm: Cuộc chiến của những con Nhân Mã, và the Madonna of the Stairs (1489-92, Casa Buonarroti, Florence), và 2 tác phẩm này đều thể hiện thành công phong cách cá nhân của ông trong những năm trẻ tuổi.
Nhà bảo trợ của ông, ngài Lorenzo mất vào năm 1492, 2 năm sau khi Michelangielo từ giã thành Florence khi gia đình Medici bị trục xuất khỏi xứ sở. Michelangielo đã định cư tại Bologna, và chính tại đây ông đã tạc một số bức tượng bằng đá cẩm thạch tại khu Thánh Cốt Arca trong nhà thờ San Domenico vào năm 1494 và 1495.
Sau đó Michelangielo đi Rô-ma, tại đây ông đã thử nghiệm rất nhiều những pho tượng mang một hơi thở mới, phong cách mới nhưng tiếc thay hầu hết những tác phẩm này đã bị phá huỷ. Ông cũng hoàn thành công trình điêu khắc cỡ lớn đầu tiên của mình, đó là tác phẩm về thánh Bacchus trong giai đoạn 1496-1498 và hiện đang trưng bày tại Bargello, Florence. Một số tác phẩm của ông hay mô tả về những thực thể Đa thần giáo hơn là các thực thể mang tính Thiên Chúa Giáo trái ngược hoàng toàn với xu hướng tạc tượng thời đó, nhưng các tác phẩm này đã nhận được sự ngưỡng mộ của phong trào Phục Hưng Đỉnh Cao vùng Rô-ma.
Cũng trong thời gian này, ông cũng tạc bức Pietà (1498-1500) bằng đá hoa cương và bức tượng này vẫn tại vị đúng nơi ông đã đặt tác phẩm - nhà thờ Thánh Peter địa hạt Basilica. Đây là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất mà ông hoàn thành trước tuổi 25 và đây cũng là tác phẩm duy nhất được ông ký tên lên. Đức Mẹ Mary trẻ trung hiện lên ở vị trí đang ngồi rất nghiêm kính, ôm trong lòng thi thể của Đức Chúa, một đề tài được lấy từ mảng Mĩ thuật vùng Bắc Âu. Thay vì biểu lộ nỗi đau khổ cực độ, đức Mẹ lại tỏ rõ sự chịu đựng nhẫn nhục và những biểu hiện bên ngoài của đức Mẹ tới người xem chính là đức Nhân Nhục của bà. Trong tác phẩm này, ông đã thâu tóm thành công những tiến bộ trong ngành điêu khắc của thế kỷ 15 của các bậc tiền bối như Donatello, trong khi vẫn thổi vào hồn tác phẩm những nét tinh hoa của trào lưu Điêu khắc trong thế kỷ 16 của phong trào Phục Hưng Đỉnh Cao.
Đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác điêu khắc của Michelangielo là tác phẩm David khổng lồ (4.34 m/14.24 ft), bày tại Viện Hàn Lâm Florence mà ông đã gia công từ năm 1501 đến 1504, ngay sau khi ông trở lại Florence. Người anh hùng trong truyền thuyết cổ đại này được mô tả trong trạng thái khoả thân, rất uyển chuyển và mềm dẻo, những múi cơ bắp tuyệt đẹp đầy tính đe doạ; David đang nhìn vào một khoảng không mông lung sau khi đã đã đánh gục người khổng lồ Goliath, kẻ thù bất thình lình của chàng. Khuôn mặt chàng biểu lộ lòng quả cảm và quyết tâm cao độ khiến người ta phải hãi hùng, e sợ và đây cũng là đặc điểm tiêu biểu của rất nhiều hình tượng sáng tác của Michelangielo, cũng như dấu ấn cá nhân của riêng ông. David - tác phẩm nổi tiếng của ông đã trở thành biểu tượng của thành phố Florence xinh đẹp và hiện nay vẫn được đặt nguyên vị tại Piazza della Signoria ngay phía trước Cung điện Vecchio, nay là toà thị chính Florence. Với bức tượng này, ông đã vượt hẳn lên so với những nghệ sĩ đương thời, không những tại Hy Lạp và La Mã mà còn hơn hẳn các nghệ sĩ hiện đại bằng những kỹ thuật mô tả những đường nét và hồn tác phẩm rất mạnh mẽ và tuyệt đẹp.
Trong thời gian chú tâm cho bức tượng David, Michelangielo vẫn thể hiện khả năng hội hoạ của mình trong sứ mệnh vẽ bức tranh tường "Trận chiến của Cascina" tại Sala dei Cinquecento của Cung điện Vecchio; tác phẩm này đối diện với tác phẩm "Trận chiến của Anghiari" của danh hoạ Leonardo da Vinci. Nhưng chẳng ai hoàn thành tác phẩm của mình cả, tất cả chỉ dừng tại mức phác thảo với kích cỡ thật. Michelangielo đã phác thảo hàng loạt những hình tượng ở trạng thái khoả thân hay nguyên y và tất cả những phác thảo này đều được đem vào tác phẩm chính của ông sau này, bức tranh trên vòm nhà nguyện Sistine, tại Vatican.
Khi Michelangielo được chính đức Giáo Hoàng Julius II vời lại Rô-ma vào năm 1505 để thực hiện 2 tác phẩm, một trong 2 tác phẩm đó là bức tranh vòm đã nói phía trên, ông thấy đây quả thật là một công việc khó khăn và nguy hiểm. Ông phải làm việc ở một độ cao, treo mình trên những bậc giàn giáo và ông đã vẽ trong tư thế đó suốt từ năm 1508 đến năm 1512 để tạo ra một vài bức hoạ đẹp nhất mọi thời đại. Trên khung vòm tại nhà nguyện này ông tạo ra một hệ thống trang trí vô cùng phức tạp bao gồm 9 cảnh lấy từ Cuốn Chúa sáng tạo ra thế giới ( Kinh Cựu Ước ), mà bắt đầu bằng cảnh Chúa phân biệt giữa Ánh Sáng và Bóng Đêm, cảnh tạo ra Adam, cảnh tạo ra Eve, sự quyến rũ và sa ngã của Adam và Eve và trận Đại hồng thuỷ. Những bức hoạ này được đặt tại vị trí trung tâm, được bao quanh bởi các hình ảnh về những vị tiên tri, những bà đồng cốt, bệ đá đăng quang, bởi những hình tượng lấy trong Cựu ước, và những hình ảnh về Tổ tiên của Chúa.
Để chuẩn bị cho tác phẩm đồ sộ này, ông đã phải nghiên cứu,lập hàng loạt phác thảo, tạo ra các hình tượng hạt nhân cho mỗi mẫu nhân vật. Chính đó đã thể hiện khả năng vô nhị của ông trong việc nghiên cứu về giải phẫu học cơ thể con người, nghiên cứu các chuyển động của con người, nghiên cứu các hình ảnh huyền bí trong tôn giáo vô cùng kỹ lưỡng. Do vậy ông đã làm thay đổi về phong cách hội hoạ Phương Tây một cách mạnh mẽ.
[sửa] Nhà Mồ của Giáo Hoàng Julius II
Trước khi được phân công vẽ tác phẩm trên, ông cũng được giao phó một công trình bởi chính đức Giáo Hoàng Julius II, đó là việc thiết kế một công trình tiêu biểu nhất thời đại Thiên Chúa Giáo - Nhà Mồ cho Julius II. Nhà mồ này sẽ đặt tại nhà thờ thánh Peter hạt Basilica ,và đây lại là một tuyệt phẩm đầy tính thử thánh đối với Michelangielo; tuyệt phẩm này bao gồm hơn 40 nhóm tượng mà chất liệu phải là đá cẩm thạch xứ Carrara. Tuy nhiên, do nguồn tài chính có hạn, Giáo hoàng đã yêu cầu ông đem vào nhà mồ của mình một vài bức hoạ giáo hoàng ưa thích trong Nhóm tranh vòm nhà nguyện Sistine. Khi tiến hành xây dựng nhà mồ, ông đã tái thiết kế những bức tranh đó với hơi hướng hiện đại nhất. Tuy nhiên ông cũng hoàn thành một số tác phẩm điêu khắc đẹp nhất đời ông cho khu nhà mồ của Julius, bao gồm tác phẩm Nhà Tiên Tri Mô-sê (1515) giờ đặt tại nhà thờ San Pietro tại Vincoli - Rô-ma. Hình tượng Mose hiện ra với các cơ bắp thon chắc ngồi trong ánh sáng nhạt, đang giữ chặt Cuốn 10 điều răn của Chúa, bộ râu dài chạm sát đôi cánh tay khoẻ mạnh. Mose nhìn mơ hồ vào khoảng không và dường như đang nói chuyện với Chúa.
2 bức tượng siêu phẩm khác, "Người Nô lệ bị giam giữ" và "Người Nô Lệ chết"( đều hoàn thành trong giai đoạn 1510-13, và hiện trưng bày tại Louvre - Paris) càng thể hiển rõ nét hơn phương pháp tiếp cận của Michelangielo trong điêu khắc. Ông thể hiện sự cầm tù cho nhân vật của mình bằng các khối đá và chỉ cần lược bỏ đi những khối đá thừa thế là tác phẩm đã được hình thành. Ở đây, trái với tác phong sáng tác của mình, Michelangielo đã để tác phẩm trong tình trạng dang dở (non-finito) có lẽ ông đã hài lòng với tình trạng này của tác phẩm và muốn dùng sự dang dở đó để truyền đạt tới người xem thân phận khốn khổ của những con người nô lệ.