Quần thể di tích Cố đô Huế
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khái niệm Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế trong bài này được hiểu như là để chỉ những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên -Huế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 12 tháng 11 năm 1993.
Mục lục |
[sửa] Những di tích phía ngoài kinh thành Huế
Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Những di tích phía ngoài kinh thành Huế (gần và xa) gồm:
- Phu Văn Lâu
- Tòa Thương Bạc
- Văn Thánh
- Võ Thánh
- Đàn Nam Giao
- Hổ Quyền
- Điện Voi Ré
- Điện Hòn Chén
- Chùa Thiên Mụ
- Trấn Hải Thành
- Nghênh Lương Đình
- Cung An Định
- Lăng tẩm các Vua chúa Nguyễn: Lăng Gia Long; Lăng Minh Mạng; Lăng Thiệu Trị; Lăng Tự Đức; Lăng Đồng Khánh; Lăng Dục Đức; Lăng Khải Định
[sửa] Những di tích trong Kinh Thành Huế
Là những di tích được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: phía nam là đường Ông Ích Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía đông là đường Xuân 68. Những di tích này bao gồm:
- Kỳ Đài
- Trường Quốc Tử Giám
- Điện Long An
- Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế
- Đình Phú Xuân
- Hồ Tịnh Tâm
- Tàng Thơ Lâu
- Viện Cơ Mật - Tam Toà
- Đàn Xã Tắc
- Cửu vị thần công
[sửa] Những di tích trong Hoàng Thành Huế
Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội.
- Ngọ Môn
- Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi
- Triệu Miếu
- Hưng Miếu
- Thế Miếu
- Thái Miếu
- Cung Diên Thọ
- Cung Trường Sanh
- Hiển Lâm Các
- Cửu Đỉnh
[sửa] Những di tích trong Tử Cấm Thành Huế
Tử Cấm Thành nguyên gọi là Cung Thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Những di tích này bao gồm:
- Tả Vu và Hữu Vu
- Vạc đồng
- Điện Kiến Trung
- Điện Cần Chánh
- Thái Bình Lâu
- Duyệt Thị Đường
[sửa] Liên kết ngoài
- Giới thiệu di sản văn hoá Huế tại trang web của Trung tâm bảo tồn Cố đô Huế
- Quần thể di tích Cố đô Huế hai thế kỷ nhìn lại tại trang web của NetCoDo - Huế.
- Quần thể di tích Cố đô Huế tại trang web của UNESCO Việt Nam
[sửa] Xem thêm
Di sản thế giới tại Việt Nam | |||||||||
|