Chú Sam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chú Sam (tiếng Anh: Uncle Sam) là một cách cá nhân hóa chỉ nước Mỹ.
[sửa] Nguồn gốc tên gọi
Năm 14 tuổi, Sam Wilson bỏ nhà cùng cha và các anh chiến đấu chống lại sự áp bức của thực dân Anh. Năm 23 tuổi, anh ta làm nghề đóng thịt hộp ở Troy (New York) và nổi tiếng là người lương thiện, chịu khó làm ăn. Trong cuộc chiến diễn ra năm 1812, Sam được cử làm viên chức kiểm tra thịt trong lực lượng quân sự Mỹ trú đóng ở New Jersey, làm việc với một nhà thầu tên Elbert Anderson. Thịt do Anderson cung cấp được đóng dấu chữ “EA-US” là chữ tắt tên của nhà thầu (Elbert Anderson) của quốc gia cung cấp (United States).
Theo lời truyền tụng, khi thống đốc New York là Daniel D. Tompkins đến thăm nhà máy đóng hộp và hỏi về những chữ tắt trên, một công nhân đã trả lời ông ta 'US' là chữ tắt của 'UNCLE SAM WILSON' (CHÚ SAM WILSON). Từ đó các binh sĩ Mỹ truyền tai nhau là những chuyến hàng tiếp tế cho quân đội đã đến từ 'UNCLE SAM' (Chú Sam). Sau chiến tranh, tên chú SAM bắt đầu xuất hiện trên những tranh biếm họa chính trị. Hình ảnh chú SAM tồn tại lâu nhất trong các tranh Poster về thế chiến I và II của nhà nghệ sĩ James Montgomery Flagg. Gió là hình ảnh một người đàn ông cao lớn, tóc trắng, có râu quai nón, mặc áo màu xanh thẳm, đội chiếc nón có điểm các ngôi sao. Từ những truyền tụng dài dài, mang tính phổ quát như vậy, nên dân gian khi muốn trêu chọc người Mỹ, người ta gọi đó là những UNCLE SAM.
[sửa] Xem thêm
- "The Most Famous Poster," U.S. Library of Congress
- Uncle Sam IMDB entry