Heli
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Heli (hay Hêli) là nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu He và số hiệu nguyên tử bằng hai. Tên của nguyên tố này bắt nguồn từ Helios, tên của thần Mặt Trời trong thần thoại Hy Lạp, do nguồn gốc nguyên tố này được tìm thấy trong quang phổ trên Mặt Trời.
|
|||||||||||||||||||||||||
Tổng quát | |||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên, Ký hiệu, Số | heli, He, 2 | ||||||||||||||||||||||||
Phân loại | khí hiếm | ||||||||||||||||||||||||
Nhóm, Chu kỳ, Khối | 18, 1, p | ||||||||||||||||||||||||
Khối lượng riêng, Độ cứng | 0,1785 kg/m³, 0 | ||||||||||||||||||||||||
Bề ngoài | không màu | ||||||||||||||||||||||||
Tính chất nguyên tử | |||||||||||||||||||||||||
Khối lượng nguyên tử | 4,002602 2 đ.v. | ||||||||||||||||||||||||
Bán kính nguyên tử (calc.) | ( ) pm | ||||||||||||||||||||||||
Bán kính cộng hoá trị | 32 pm | ||||||||||||||||||||||||
Bán kính van der Waals | 140 pm | ||||||||||||||||||||||||
Cấu hình electron | [He]1s2 | ||||||||||||||||||||||||
e- trên mức năng lượng | 2 | ||||||||||||||||||||||||
Trạng thái ôxi hóa (Ôxít) | 0 (trơ) | ||||||||||||||||||||||||
Cấu trúc tinh thể | lập phương | ||||||||||||||||||||||||
Tính chất vật lý | |||||||||||||||||||||||||
Trạng thái vật chất | khí | ||||||||||||||||||||||||
Điểm nóng chảy | 0,95 K (-458 °F) | ||||||||||||||||||||||||
Điểm sôi | 4,22 K (-452 °F) | ||||||||||||||||||||||||
Thứ tự hiện tượng từ | |||||||||||||||||||||||||
Thể tích phân tử | ×10-6 m³/mol | ||||||||||||||||||||||||
Nhiệt bay hơi | 0,0845 kJ/mol | ||||||||||||||||||||||||
Nhiệt nóng chảy | 5230 kJ/mol | ||||||||||||||||||||||||
Áp suất hơi | Pa tại K | ||||||||||||||||||||||||
Vận tốc âm thanh | m/s tại K | ||||||||||||||||||||||||
Linh tinh | |||||||||||||||||||||||||
Độ âm điện | (thang Pauling) | ||||||||||||||||||||||||
Nhiệt dung riêng | 5193 J/(kg·K) | ||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn điện | /Ω·m | ||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn nhiệt | 0,152 W/(m·K) | ||||||||||||||||||||||||
Năng lượng ion hóa |
|
||||||||||||||||||||||||
Chất đồng vị ổn định nhất | |||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||
Đơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi chú. |
[sửa] Thuộc tính
Heli có điểm sôi thấp nhất trong tất cả các nguyên tố và chỉ có thể đông đặc lại dưới áp suất rất cao. Nguyên tố này thường thường là khí đơn nguyên tử và về mặt hoá học nó là trơ.
[sửa] Sự phổ biến
Nó là nguyên tố nhiều thứ hai trong vũ trụ, sau hyđrô. Trong khí quyển Trái Đất mật độ heli theo thể tích là 5,2 x 10-6 tại mực nước biển và tăng dần đến độ cao 24 km, chủ yếu là do phần lớn heli trong bầu khí quyển Trái Đất đã thoát ra ngoài khoảng không gian vũ trụ vì tỷ trọng thấp và tính trơ của nó. Có một lớp trong bầu khí quyển Trái Đất ở độ cao khoảng 1.000 km mà ở đó heli là chất khí chủ yếu (mặc dù tổng áp suất gây ra là rất nhỏ).
Heli là nguyên tố phổ biến thứ 71 trong vỏ Trái Đất, ở đó nó được tìm thấy với tỷ lệ 8 x 10-9. Heli chỉ có 4 x 10-12 trong nước biển. Nói chung, nó hình thành từ sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố, do vậy người ta có thể tìm thấy heli trong các mỏ khoáng chất chứa uran, thori v.v và trong vài loại nước khoáng cũng như khí phun trào núi lửa. Heli tồn tại trong nhiều loại khí tự nhiên.
[sửa] Ứng dụng
Heli được dùng để đẩy các bóng thám không và khí cầu nhỏ do tỷ trọng riêng nhỏ hơn tỷ trọng của không khí và như chất lỏng làm lạnh cho nam châm siêu dẫn.