Quế Lâm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Quế Lâm (chữ Hán: 桂林; bính âm: Guìlín; Wade-Giles: Kuei-lin, bính âm bưu chính: Kweilin; tiếng Tráng: Gveilinz) là một trong những thành phố xinh đẹp nhất của Trung Quốc, dân số 670.000 người, tọa lạc phía đông bắc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc, phía tây sông Li Giang. Tên thành phố có nghĩa là rừng quế đặt theo tên cây quế mọc trong thành phố. Người Trung Quốc xem Quế Lâm là nơi tuyệt nhất dưới thiên đàng.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử

Năm 314 trước Công Nguyên, một nhóm định cư nhỏ được thiết lập dọc bên bờ sông Li Giang.
Năm 111 trước Công Nguyên, vào thời Đông Ngô thuộc thời kỳ nhà Hán, huyện Thỉ An (始安) được thành lập, đây được xem như thời điểm bắt đầu của thành phố.
Năm 507 sau Công Nguyên, trấn này được đổi tên thành Quế Châu.
[sửa] Địa lý
- Diên tích: 27.809 km²
- Cận nhiệt đới
- Hiện tượng hình thành karst tiêu biểu
- Mountains: Núi Điệp Thái (叠彩山), Núi Tượng Tị (象鼻山), Hang Thất Tinh (七星岩), Núi Phục Ba (伏波山), Lipu Mountains và Yaoshan Mountains
- Sông ngòi: Li Giang (漓江)
[sửa] Con người
- Dân số: 1,34 triệu
- Dân số nội thành: 600,000
- Các dân tộc: người Tráng, Dao, Hồi, Miêu, Hán và Đồng
[sửa] Khí hậu
- Khí hậu ẩm gió mùa
- Ấm áp và mưa
- Nhiều nắng và có bốn mùa rỏ rệt
- Nhiệt độ trung bình trong năm: 19°C
- Mùa tốt nhất để du lịch là mùa thu. Mùa xuân thì mưa nhiều; hè hơi ôi bức và mùa đông thì nước sông Li rất ít.
[sửa] Kinh tế
- Tổng sản lượng nội địa tính theo đầu người năm 2003 là ¥15.775 (tương đương US$1910) xếp thức 125/659 thành phố Trung Quốc.
- Công nghiệp địa phương: dược phẩm, lốp xe, máy móc thiết bị, phân bón, tơ luạ, dầu thơm, rượu, trà, quế, thuốc bắc
- Nông sản địa phương: bưởi Shatian, cam, fructus momordicae, bạch quả, hồng, Lipu Tara, Sanhua Alcohol, tương ớt, đậu hủ, mì Quế Lâm, hạt dẻ, ngủ cốc, cá và dried bean milk cream in tight rolls
[sửa] Các trường đại học cao đẳng
[sửa] Trường công
- Đại học Sư phạm Quảng Tây (广西师范大学)
- Học viện y Quế Lâm (桂林医学院)
- Học viện Công nghệ Quế Lâm (桂林工学院)
- Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Quế Lâm (桂林电子科技大学)
Ghi chú: Chỉ liệt kê các trường đào tạo bậc cao đẳng, đại học toàn thời gian.
[sửa] Các điểm tham quan hấp dẫn
Tĩnh Giang Vương Thành là một hoàng thành có từ thời nhà Minh nằm gần trung tâm Quế Lâm. Những danh lam thắng cảnh khác quanh Quế Lâm còn có:
- Công viên Thất Tinh
- Động Thất Tinh và động Lô Địch
- Núi Lạc Đà và núi Tượng Tị
- Núi Điệp Thải
- Đồi Trăng Khuyết
- Núi Phục Ba
- Núi Nam Khê
- Erlang khẩu
- Bải Huangbu
- Núi Nguyệt Lượng
[sửa] Ẩm thực
Ẩm thực Quế Lâm được biết đến là các món ăn nhẹ, dùng gia vị, đặt biệt là ớt. Tương ớt nổi tiếng của Quế Lâm được làm bằng ớt tươi, tỏi và đậu hủ. Mì Quế Lâm đã là món ăn sáng chính của dân địa phương từ thời nhà Thanh và nổi tiếng với hương vị tuyệt vời. Truyền thuyết kể rằng khi quân Thanh bị tiêu chãy vào vùng này, một đầu bếp đã chế ra món mì này cho quân sĩ ăn vì họ không quen ăn thức ăn địa phương. Đặc biệt là món mì thịt ngựa, nhưng bạn có thể gọi mì không có thịt ngựa. Bánh chưng(zòngzi 粽子, nếp và đậu xanh gói bằng lá chuối hay lá tre) là một món ăn tuyệt phổ biến khác ở Quế Lâm. Những món ăn đặc trưng khác còn có canh thịt rùa và thịt chuột đồng.
[sửa] Trích dẫn
- "Tôi hay vẽ tranh về những ngọn đồi của Quế Lâm và gởi cho bạn tôi ở quê nhà nhưng ít có ai tin những gì họ thấy."
- - Fan Chengda (học giả Trung Hoa thời nhà tống)
- 桂林山水甲天下 "Quế Lâm sơn thủy giáp (trên hết) thiên hạ."
- - Ngạn ngữ Trung Quốc
[sửa] Một vài bức ảnh
[sửa] Liên kết ngoài
- Bản đồ Quế Lâm
- Tiêu bản:Wikitravel
Tiêu bản:Guangxi
[sửa] Xem thêm
- Shenmue
- Chinese wine
- Lý Tông Nhân
- Giao thông ở Macau
- Bạch Sùng Hi
- Thành phố kết nghĩa: Nishikatsura (西桂町), Nhật Bản