Sóng hấp dẫn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sóng hấp dẫn là những gợn sóng trong cấu trúc không-thời gian. Giống như sóng cơ học bình thường, sóng hấp dẫn có thể được tạo ra do sự chuyển động của các vật thể. Nhưng vì các khối lượng của các vật thể thông thường quá nhỏ để có thể tạo ra một sóng hấp dẫn có cường độ đủ cho máy đo của chúng ta. Do đó, việc tìm kiếm các sự kiện xảy ra trong vũ trụ là một điều tất yếu. Chẳng hạn như sự va chạm của các lỗ đen, những sóng xung kích hấp dẫn từ vụ nổ của các siêu tân tinh và sự quay của các pulsa, sao nơtron và sao quark. Những gợn sóng này đến Trái Đất và mang theo những thông tin về nguồn gốc của chúng cũng như những manh mối vô giá về tính hấp dẫn của tự nhiên.
Albert Einstein đã tiên đoán sự tồn tại của sóng hấp dẫn trong thuyết tương đối rộng của mình nhưng phải cho đến thế kỷ 21, các nhà khoa học mới có đủ những công cụ kỹ thuật để đo đạc và nghiên cứu về chúng.
Mặc dù sóng hấp dẫn không được đo đạc một cách trực tiếp nhưng những ảnh hưởng của chúng lên sao đôi pulsa (hai sao nơtron chuyển động với nhau) lại có thể đo chính xác và phù hợp tốt với những gì đã tiên đoán. Joseph Taylor và Russell Hulse cùng nhận giải Nobel năm 1993 về những nghiên cứu trong lĩnh vực này.