Sao quark
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một ngôi sao lạ hay còn gọi là sao quark, trên lý thuyết là loại sao siêu-đặc được tạo thành từ những vật chất lạ. Trên lý thuyết, nó được tạo thành bên trong những sao neutron rất lớn. Khi các neutron tạo nên ngôi sao neutron chịu một áp lực đủ lớn từ trọng lực của chính ngôi sao đó, từng neutron một vỡ ra thành từng hạt quark, khi đó ngôi sao neutron trở thành ngôi sao quark. Vật chất được tạo thành bên trong sao gồm những hạt quark trên, dưới và lạ liên kết với nhau một cách trực tiếp, giống như cách chúng tạo thành các neutron. Một ngôi sao lạ có thể xem như một hạt nhân nguyên tử khổng lồ. Về mật độ và khối lượng, một ngôi sao quark được xếp giữa sao neutron và hố đen. Nếu như có thêm vật chất vào ngôi sao quark, nó sẽ trở thành một hố đen.
Sao lạ có thể là ứng cử viên chứa vật chất lạ, một loại vật chất tối trên lý thuyết, đã được đề cập đến trong vài lý thuyết vũ trụ học.
Đến thời điểm này, người ta hầu như chỉ biết đến sao quark trên lý thuyết, nhưng những quan sát được công bố bởi đài thiên văn tia X Chanra vào 10 tháng 4 năm 2002 cho thấy các phát hiện về hai vật thể có thể thuộc loại này: RX J185635-3754 (en:RX J1856.5-3754) và 3C58. Hai vật thể này vốn được xếp loại sao neutron. Dựa trên những định luật vật lý đã biết, người ta nhận ra trước đây chúng bị xem quá nhỏ và quá lạnh hơn thực tế. Nhưng những kết quả này chưa phải là cuối cùng vì vài nhà khoa học vẫn chưa công nhận sự tồn tại của những ngôi sao quark này.
[sửa] Xem thêm
- Vật chất lạ
- Sao neutron