Chiến tranh Triều Tiên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Triều Tiên | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
![]() Đường qua tại Vĩ tuyến 38. |
|||||||||
|
|||||||||
Tham chiến | |||||||||
![]()
|
![]()
|
||||||||
Chỉ huy | |||||||||
![]()
|
![]()
|
||||||||
Lực lượng | |||||||||
Chú ý rằng những số liệu này có thể không giống với những gì bạn tìm được từ những nguồn khác. Ngoài ra, vì giá trị của chúng thay đổi theo thời cục của cuộc chiến, dưới đây chỉ là những giá trị cao nhất. Đại Hàn 590,911 |
260,000 Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, 780,000 Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, |
||||||||
Thương vong | |||||||||
Đại Hàn thiệt hại 673,000 lính Hoa Kỳ thiệt hại 36,516 lính (trong đó 33,686 trường hợp chết trong chiến đấu và hơn 2,830 trường hợp chết vì những nguyên nhân khác) |
Bắc Hàn thiệt hại hơn 200,000 lính Trung Quốc thiệt hại 145,000 lính |
||||||||
Nhân dân Triều Tiên thiệt mạng = hàng triệu |
Cuộc Chiến tranh Triều Tiên (tiếng Hàn: 한국전쟁/韓國戰爭), kéo dài từ 25 tháng 6 năm 1950 đến 27 tháng 7 năm 1953, là một xung đột vũ trang giữa Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên. Một số chuyên gia cho rằng đây thực chất là một cuộc chiến ý thức hệ giữa Hoa Kỳ cùng các đồng minh dân chủ và các thế lực cộng sản (Trung Quốc và Liên Xô). Các lực lượng tham chiến chính gồm Bắc Triều Tiên, được sự ủng hộ của Liên Xô và sau này là Trung Quốc; và Nam Triều Tiên, được chủ yếu là Hoa Kỳ, Canada, Úc và Anh ủng hộ. (Xem thêm Chiến tranh Lạnh.) Một số nước khác có gửi quân tham dự cuộc chiến dưới sự điều khiển của Liên Hiệp Quốc.
Mục lục |
[sửa] Bối cảnh lịch sử
[sửa] Sự xâm lược của Nhật Bản
Quân đội Nhật đã cho tiến hành kiểm soát quân sự trên những vùng quan trọng của Triều Tiên trong thời kì đầu của cuộc chiến tranh Nga-Nhật (tháng 2 năm 1904). Đó là bước đầu tiên trong quá trình tiến lên chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản. Họ đã giành quyền quản lý bán đảo, mặc cho sự không ưng thuận từ phía Triều Tiên, và dần dần mở rộng sự cai trị của mình đối với những cơ quan địa phương. Chẳng bao lâu sau đó, Triều Tiên được sát nhập vào Nhật Bản (tháng 8 năm 1910).[2] Triều Tiên tiếp tục là thuộc địa của Nhật cho đến khi Đệ nhị thế chiến kết thúc vào năm 1945. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Liên Bang Xô-viết, theo sự giao phó của chính phủ Mỹ, đã tuyên chiến với Đế quốc Nhật. Ngày 8 tháng 8 năm 1945, họ đã tấn công vào địa phận phía Bắc của bán đảo Triều Tiên. Theo thoả thuận với Mỹ, quân đội Xô-viết phải cho binh lính dừng lại ở vĩ tuyến thứ 38 ở phía Bắc. Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho binh lính nước này đổ bộ ở phía Nam.[5]
[sửa] Sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á
- Bắt đầu từ cuộc nội chiến Trung Quốc (1927–1950), Mao Trạch Đông lên nắm quyền.
- Xô-viết giải phóng Bắc Triều Tiên khỏi Nhật Bản, Mỹ giải phóng Nam Triều Tiên. Triều Tiên được chia đôi tại vĩ tuyến 38. Đây là dấu hiệu của sự mâu thuẫn của hai hệ tư tưởng.
[sửa] Giai đoạn 1
- Nhân dân Triều Tiên từ hai phía muốn thống nhất đất nước.
- Tháng 6 năm 1950, quân Bắc Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38, nhanh chóng tràn xuống Nam Triều Tiên.
- Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Harry S. Truman đựơc sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc, quyết định ủng hộ Nam Triều Tiên, Tướng Douglas MacArthur lãnh đạo lực lượng 16 nước ở Nam Triều Tiên đẩy lùi quân Bắc Triều Tiên về phía Trung Quốc.
[sửa] Giai đoạn 2
- Cuộc chiến đến giai đọan thống nhất Triều Tiên, dưới sự kiểm sóat của Nam Triều Tiên. Điều này sẽ ảnh hưởng tới Trung Quốc (lúc đó Xô Viết và Trung Quốc là hai nước theo hệ tư tưởng cộng sản ở châu Á). Trung Quốc đe dọa quân Liên Hiệp Quốc không được đẩy quân Bắc Triều Tiên qua Trung Quốc. MacArthur bỏ qua lời đe dọa, tiếp tục đẩy quân Bắc Triều Tiên vào Trung Quốc.
- Ngày 24 tháng 11 năm 1950, Trung Quốc và quân Bắc Triều Tiên đẩy quân Liên Hiệp Quốc về phía Nam, đưa trở về thế hòa hoãn.
[sửa] Giai đoạn 3
- Truman bãi nhiệm vai trò MacArthur ở Triều Tiên ra khỏi cuộc chiến vì theo ông, tướng MacArthur đã bỏ qua lời đe dọa của Trung Quốc và kéo Trung Quốc vào cuộc chiến. Tuy nhiên nhân dân Mỹ vẫn coi MacArthur như là một vị anh hùng vì tư tưởng giải phóng Triều Tiên hoàn toàn khỏi chủ nghĩa cộng sản đang bành trướng (lưu ý đến các quan điểm của Mỹ trong giai đoạn này đối với hệ tư tưởng cộng sản).
- Các mâu thuẫn kéo dài thêm 2 năm, cho tới nhiệm kỳ của tổng thống Dwight D. Eisenhower.
- 1952, thỏa thuận ngừng bắn được ký kết và Triều Tiên được giữ nguyên như trước khi chiến tranh diễn ra.
[sửa] Xem thêm
- ▲ On This Day 30 December 1950 from The BBC
- ▲ The Korean War at \/37124/v5 Affairs Canadaa w
- ▲ [1] at Korean-War.com
- ▲ French Participation in the Korean War Embassy of France, Retrieved October 31, 2006
- ▲ Dankwart A. Rustow, The Changing Global Order and Its Implications for Korea's Reunification, Sino-Soviet Affairs, Vol. XVII, No. 4, Winter 1994/5, The Institute for Sino-Soviet Studies, Hanyang University