Na Uy
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|||||
Khẩu hiệu quốc gia: Alt for Norge (Tiếng Na Uy: "Tất cả cho Na Uy") |
|||||
Quốc ca: Ja, vi elsker dette landet | |||||
Thủ đô | Oslo
|
||||
Thành phố lớn nhất | Oslo | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Na Uy | ||||
Chính phủ
• Vua
• Thủ tướng |
Quân chủ lập hiến Harald V Jens Stoltenberg |
||||
Hiến pháp Độc lập • Tuyên bố • Công nhận |
Ngày 17 tháng 5, 1814 Từ Vương quốc Thuỵ Điển Ngày 7 tháng 6, 1905 Ngày 26 tháng 10, 1905 |
||||
Diện tích • Tổng số • Nước (%) |
385.199 km² (hạng 61) 6% |
||||
Dân số • Ước lượng năm 2005 • Thống kê dân số 2001 • Mật độ |
4.593.041 (hạng 114) 4.520.947 14 người/km² (hạng 166) |
||||
HDI (2004) | 0,963 (hạng 1) – cao | ||||
GDP (2003) • Tổng số (PPP) • Trên đầu người (PPP) |
169 tỷ Mỹ kim (hạng 42) 40.784 Mỹ kim (hạng 2) |
||||
Đơn vị tiền tệ | Krone Na Uy (kr, NOK ) |
||||
Múi giờ • Quy ước giờ mùa hè |
Giờ châu Âu (CET) (UTC+1) Giờ mùa hè châu Âu (UTC+2) |
||||
Tên miền Internet | .no |
||||
Mã số điện thoại | +47 | ||||
Vương quốc Na Uy nằm ở phía bắc châu Âu, trên phần phía tây và bắc bán đảo Scandinavia, giáp với Thụy Điển, Phần Lan, Nga, biển Baren và biển Bắc.
Na Uy giành được độc lập ngày 7 tháng 6 năm 1905 từ Vương quốc Thuỵ Điển. Trong thời gian Thế chiến thứ hai, Na Uy bị phát xít Đức chiếm đóng. Tháng 10 năm 1944, Hồng quân Liên Xô giải phóng miền bắc Na Uy. Sau đó, quân đội phát xít Đức ở Na Uy đầu hàng ngày 8 tháng 5 năm 1945.
Na Uy lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 1971.
Mục lục |
[sửa] Điều kiện địa lý
[sửa] Các thành phố chính
[sửa] Tổ chức nhà nước
Vương quốc Na Uy là một quốc gia quân chủ lập hiến. Người đứng đầu quốc gia là Vua Na Uy với tục lệ cha truyền con nối. Còn người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng, thường là thủ lĩnh của đảng hoặc của liên minh chiếm đa số trong Quốc hội. Vua bổ nhiệm Thủ tướng với sự phê duyệt của Quốc hội (gồm 165 ghế, bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, hoạt động theo nhiệm kỳ 4 năm).
Các đảng phái chính ở Na Uy bao gồm: đảng Lao động, đảng Bảo thủ, đảng Trung tâm, đảng XHCN cánh tả, đảng Nhân dân Thiên chúa giáo, đảng Cộng sản, đảng Tiến bộ, đảng Tự do,...
Hiến pháp của Na Uy được thông qua ngày 17 tháng 5 năm 1814, sau đó được sửa đổi năm 1884.
Na Uy gồm 19 tỉnh (Akershus, Aust-Agder, Buskerud, Finnmark, Hedmark, Hordaland, Møre og Romsdal, Nordland, Nord-Trøndelag, Oppland, Oslo, Østfold, Rogaland, Sogn og Fjordane, Sør-Trøndelag, Telemark, Troms, Vest-Agder và Vestfold) và 3 lãnh thổ phụ thuộc (đảo Bouvet, Jan Mayen và Svalbard).
[sửa] Dân số
Dân số Na Uy là 4,6 triệu (ước tính năm 2004). Dân số Na Uy là 4,667,410 (ước tính năm 2006).
[sửa] Ngôn ngữ
[sửa] Tôn giáo
86% người dân Na Uy theo giáo phái Phúc Âm dòng Luther(xuất xứ từ Thiên Chúa Giáo). Còn những người theo đạo Tin Lành và đạo Cơ Đốc chiếm khoảng 4,5%. Những người theo đạo Hồi và các tôn giáo khác lần lượt là 1,5% và 2,5%. Khoảng 5% dân số còn lại không theo bất kỳ tôn giáo nào.
[sửa] Kinh tế
Na Uy là một nước rất phát triển, hoạt động theo kinh tế thị trường có sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ Na Uy kiểm soát ngành dầu mỏ nhiều lợi nhuận và các ngành chủ chốt khác. Chính phủ cũng trợ cấp nhiều cho các ngành nông nghiệp, đánh bắt hải sản...
Na Uy là một trong những quốc gia đánh thuế cao nhất thế giới. Do đo. Na Uy đã dành trên 50% GDP để duy trì hệ thống phúc lợi xã hội.
Na Uy có nhiều tài nguyên thiên nhiên như: dầu mỏ, than đá, thủy điện, đánh cá, rừng. Na Uy không tham gia Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhưng lại là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới, sau Ả Rập Saudi và Nga. Tuy nhiên, người dân Na Uy lo lắng đến khi cạn kiệt dầu mỏ, vì dầu mỏ là nguồn thu rất lớn.
Người dân Na Uy đã hai lần không đồng ý gia nhập vào Liên minh châu Âu (EU) trong hai cuộc trưng cầu dân ý năm 1972 và tháng 11 năm 1994. Nhưng Na Uy vẫn tham gia Khu vực kinh tế châu Âu (European Economic Area), từ đó kinh tế liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2004, xuất khẩu dầu và khí đốt chiếm 50% xuất khẩu, cuối quí 2 năm 2005 đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này là 181,5 tỷ đô la Mỹ.
[sửa] Văn hóa xã hội
[sửa] Giáo dục
[sửa] Xã hội
[sửa] Quan hệ quốc tế
[sửa] Liên kết ngoài
Các nước châu Âu | |
---|---|
Albania | Andorra | Áo | Azerbaijan1 | Ba Lan | Belarus | Bỉ | Bosna và Hercegovina | Bồ Đào Nha | Bulgaria | Croatia | Cộng hòa Séc | Đan Mạch | Đức | Estonia | Hà Lan | Hy Lạp | Hungary | Iceland | Ireland | Kypros (Síp)2 | Latvia | Liechtenstein | Litva | Luxembourg | Macedonia | Malta | Moldova | Monaco | Montenegro | Na Uy | Nga1 | Phần Lan | Pháp | Romania | San Marino | Serbia | Slovakia | Slovenia | Tây Ban Nha | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Thụy Điển | Thụy Sỹ | Ukraina | Thành Vatican (Toà Thánh) | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Ý |
|
Các lãnh thổ phụ thuộc: Akrotiri2 | Dhekelia2 | Quần đảo Faroe | Gibraltar | Guernsey | Jan Mayen | Jersey | Đảo Man | Svalbard | |
1. Nước nằm một phần ở châu Á. 2. Về địa lý thì ở châu Á, nhưng được coi là châu Âu vì các lý do văn hoá và lịch sử. |
Hội đồng Bắc Âu | |
---|---|
Đan Mạch | Phần Lan | Iceland | Na Uy | Thuỵ Điển | |
Thành viên phụ | |
Åland | Quần đảo Faroe | Greenland |
Thể loại: Stub | Châu Âu | Na Uy | Bắc Âu | Scandinavia | Vương quốc