Dân tộc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một số học thuyết quan trọng bậc nhất trong lịch sử cho rằng con người được phân thành các nhóm gọi là dân tộc. Học thuyết này bản thân đã có tính triết lý và đạo lý. Nó là khởi nguồn của tư tưởng về chủ nghĩa dân tộc. Người dân là thành viên của một dân tộc, họ được phân loại dựa vào đặc điểm chung, mà thường là dựa vào đặc điểm chung về nguồn gốc như tổ tiên, dòng dõi... Đặc điểm dân tộc cho biết điểm phân biệt giữa các dân tộc và của cả những người cùng thuộc một dân tộc. Có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau ứng với mỗi trường hợp. Sự khác biệt nhỏ trong cách phát âm cũng đủ phân loại con người theo các dân tộc khác nhau. Mặt khác, với hai người khác nhau về nhân cách, tín ngưỡng, nơi cư trú, thời gian, thậm chí cả ngôn ngữ vẫn có thể xem nhau như cùng dân tộc, và điều này được nhiều người công nhận. Người dân cùng tộc có chung lối sống, quy tắc cư xử, có trách nhiệm với các thành viên khác và chịu trách nhiệm về hành động của những người cùng tộc.
Một dân tộc thường trải qua nhiều thế hệ, cả những thành viên đã chết vẫn được xem như người trong tộc. Một điểm mơ hồ là những thế hệ tương lai cũng được tính là cùng tộc. Dù không xác định rõ khoảng thời gian nhưng một dân tộc thường có hàng trăm năm tuổi.
Thuật ngữ "dân tộc" thường được dùng gần nghĩa với "người thiểu số" hay "thiểu dân". Dân tộc tính là một trong số nhân tố quan trọng nhất xác định đặc trưng văn hóa, đặc trưng xã hội của các thành viên dân tộc. Tuy vậy, nhiều người có cùng gốc gác vẫn có thể sống ở những nước khác nhau và vì thế được xem là người dân ở những nước khác nhau. Hay có những tranh luận về Yếu tố đặc trưng của một dân tộc.
Hầu hết mọi dân tộc sống trong một lãnh thổ cụ thể gọi là quốc gia. Một số dân tộc khác lại sống chủ yếu ngoài Tổ quốc của mình. Một quốc gia được công nhận là tổ quốc của một dân tộc cụ thể gọi là nhà nước - dân tộc. Hầu hết các quốc gia hiện thời thuộc loại này mặc dù vẫn có những tranh chấp một cách thô bạo về tính hợp pháp của chúng. Ở các nước có tranh chấp lãnh thổ giữa các dân tộc thì quyền lợi thuộc về dân tộc nào sống ở đó đầu tiên. Đặc biệt ở những vùng người châu Âu định cư có lịch sử lâu đời, thuật ngữ "Dân tộc đầu tiên" dùng cho những nhóm người có chung văn hóa cổ truyền, cùng tìm kiếm sự công nhận chính thức hay quyền tự chủ.
Mục lục |
[sửa] Nhập nhằng trong cách dùng
Thường thì những thuật ngữ như dân tộc, nước, đất nước hay nhà nước được dùng như những từ đồng nghĩa. Ví dụ như: vùng đất chỉ có một chính phủ nắm quyền, hay dân cư trong vùng đó hoặc ngay chính chính phủ. Chúng còn có nghĩa khác là nhà nước do luật định hay nhà nước thực quyền. Trong tiếng Anh các thuật ngữ trên không có nghĩa chính xác mà thường được dùng uyển chuyển trong cách nói viết hàng ngày và cũng có thể giải nghĩa chúng một cách rộng hơn.
Khi xét chặt chẽ hơn thì các thuật ngữ dân tộc, sắc tộc và người dân (chẳng hạn người dân Việt Nam) gọi là nhóm thuộc về con người. Nước là một vùng theo địa lý, còn nhà nước diễn đạt một thể chế cầm quyền và điều hành một cách hợp pháp. Điều rắc rối là hai tính từ quốc gia và quốc tế lại dùng cho thuật ngữ nhà nước, chẳng hạn từ luật quốc tế dùng trong quan hệ giữa các nhà nước hoặc giữa nhà nước và các cá nhân, các công dân.
Cách dùng các thuật ngữ trên cũng rất đa dạng ở từng nước. Vương quốc Anh được công nhận ở tầm quốc tế là nhà nước độc lập, nghĩa là có một đất nước và dân cư mang quốc tịch Vương quốc Anh. Nhưng theo thông lệ nó được chia thành bốn nước gốc là Anh, Scotland, xứ Wales và Ailen. Ba nước trong số này không phải là nhà nước độc lập, lại thêm Ailen giờ chia thành Cộng hòa Ailen độc lập và Bắc Ailen vẫn thuộc Vương quốc Anh. Tình trạng này xét theo cách nào cũng gây ra tranh cãi, chẳng hạn nhiều phong trào ly khai của xứ Wales và Scotland bắt nguồn từ đấy đã ít nhiều công nhận Cornwall là một đất nước riêng biệt bên trong nước Anh. Cách dùng thuật ngữ dân tộc không chỉ gây nhập nhằng mà còn là chủ đề nhiều tranh cãi chính trị có thể gây ra bạo lực.
Thuật ngữ dân tộc thường dùng một cách ẩn dụ để chỉ những nhóm người có chung đặc điểm hay mối quan tâm.
[sửa] Từ nguyên và cách dùng ban đầu
Từ "dân tộc" trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Latinh nātĭō (stem nātiōn-), nghĩa là:[1]
-
- Hành động sinh nở, sự sinh đẻ
[sửa] Chủ nghĩa dân tộc
Ở Châu Âu nhất là từ cuối thế kỷ 18, ý niệm về dân tộc được đánh giá cao trong chính trị, từ đó dẫn đến sự phát triển của học thuyết và triết thuyết về chủ nghĩa dân tộc. Những nhà theo chủ nghĩa dân tộc coi 'dân tộc' không đơn thuần chỉ một nhóm người mà gắn liền với khái niệm chủ quyền.
[sửa] Xác định một dân tộc
Dân tộc được xác định dựa trên một số tính chất nhất định áp dụng cho từng cá nhân lẫn cả dân tộc đó. Yêu cầu đầu tiên là các tính chất phải chia sẻ được, vì một nhóm người chẳng có điểm gì chung không thể tạo thành dân tộc.
[sửa] Nguồn gốc chung
[sửa] Ngôn ngữ chung
[sửa] Xem thêm
[sửa] Ghi chú
[sửa] Liên kết ngoài
- Dictionary of the History of Ideas: Medieval and Renaissance ideas of Nation