Trung Á
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương. Có nhiều định nghĩa về Trung Á, nhưng không có định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi. Các tính chất chung của vùng đất này có thể kể ra như: vùng này trong lịch sử có Con đường Tơ lụa và có những người dân du mục, từng là điểm trung chuyển hàng hóa giữa Đông Á, Nam Á, Trung Đông và châu Âu. Đôi khi người ta còn gọi nó là vùng Nội Á.
[sửa] Dân cư
Có tổng cộng hơn 80 triệu người sống tại Trung Á, chiếm 2% số dân châu Á. Vùng Bắc Á dân cư thưa thớt, mật độ dân số chỉ vào khoảng 9 người trên một cây số vuông, thấp hơn rất nhiều so với mật độ trung bình của châu Á là 80.5 người trên một cây số vuông.
[sửa] Các dân tộc và ngôn ngữ
Ngôn ngữ của phần lớn cư dân tại các nước Cộng hòa Trung Á Xô viết cũ thuộc nhóm ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ của hệ Altai. Tiếng Turkmen, gần giống với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (đều thuộc nhánh phía Nam của nhóm ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ), được nói chủ yếu ở Turkmenistan, Afghanistan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếng Kazakh, Kyrgyz và Tatar, thuộc nhánh phía Tây của nhóm ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, được sử dụng tại Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan cũng như Afghanistan, Tân Cương và Thanh Hải. Tiếng Uzbek và Duy Ngô Nhĩ (Uighur) được nói tại Uzbekistan, Tajikistan và Tân Cương. Tiếng Nga là ngôn ngữ của người Nga sống tại Trung Á, là một lingua franca tại các nước Cộng hòa Trung Á Sô viết cũ. Tiếng Hán cũng có một vị trí quan trọng tại Nội Mông Cổ, Thanh Hải và Tân Cương.
Các ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc hệ Altai, bao gồm tiếng Mông Cổ. Tiếng Mông Cổ được nói khắp các vùng Mông Cổ, Thanh Hải và Tân Cương.
Nhóm ngôn ngữ Ba Tư từng một thời được dùng khắp Trung Á, tuy vậy các ngôn ngữ một thời được dùng nhiều như tiếng Sogdiana, Bactria và Scythia ngày nay không còn nữa. Tuy nhiên, tiếng Ba Tư vẫn được nói trong vùng này, và được biết dưới tên gọi Dari hay Tajik. Tiếng Pushto được nói tại Afghanistan và Tây Pakistan.
Tiếng Tây Tạng có khoảng triệu người sử dụng khắp cao nguyên Thanh Tạng và Thanh Hải.
[sửa] Các tôn giáo chính
Những tôn giáo chính tại vùng Trung Á gồm có, theo thứ tự số:
- Hồi giáo (nhất là giáo phái Sunni và giáo phái Sufi),
- Phật giáo (hầu hết là phái Mật tông; hay Phật giáo Tây Tạng),
- và Cơ Đốc giáo (còn gọi là "Thiên chúa giáo"; hầu hết là phái Chính thống).
Châu Phi | Trung Phi · Tây Phi · Bắc Phi · Nam Phi · Tây Phi | ||
---|---|---|---|
Châu Mỹ | Caribbean · Trung Mỹ · Mỹ Latinh · Bắc Mỹ · Đặc khu Bắc Mỹ · Nam Mỹ | ||
Châu Á | Trung Á · Đông Á · Bắc Á · Nam Á · Đông Nam Á · Tây Á | ||
Châu Âu | Trung Âu · Đông Âu · Bắc Âu · Nam Âu · Tây Âu | ||
Châu Đại Dương | Australasia · Melanesia · Micronesia · Polynesia | ||
|
|||
Cực | Bắc Cực · Nam Cực | ||
Đại dương | Thái Bình Dương · Đại Tây Dương · Ấn Độ Dương · Nam Đại Dương · Bắc Băng Dương |