Đái tháo đường
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đái tháo đường | ||
---|---|---|
Mã ICD-10: | E10. — E14. | |
Mã ICD-9: | 250 |
Đái tháo đường là một bệnh do rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v....
Mục lục |
[sửa] Dịch tễ học
Ở Anh khoảng 1.6 triệu người bị ĐTĐ.[1] Tại Hoa Kỳ, số người bị ĐTĐ tăng từ 5.3% năm 1997 lên 6.5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65 bị ĐTĐ gấp hai lần người tuổi 45–54.[2]
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, TP. HCM, Hải Phòng, tỷ lệ đái tháo đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển 2,2%, miền núi 2,1%. Nếu không được phòng chống và cứu chữa kịp thời, bệnh dễ biến chứng, 44% người bệnh đái tháo đường bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng mắt.
Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.[3]
[sửa] Phân loại
Bệnh đái tháo đường có hai thể bệnh chính: đái tháo đường loại I do tụy tạng không tiết insulin, và loại II do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
[sửa] Loại I
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh đái tháo đường thuộc loại I, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<30T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton. Những triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường loại I là tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
[sửa] Loại II
Đái tháo đường loại II chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân đái tháo đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng âm hộ do nhiễm nấm candida; bệnh nhân nam bị bất lực.
[sửa] ĐTĐ do thai nghén
Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
[sửa] Chẩn đoán
Đái tháo đường là 1 bệnh không thuần nhất, có nhiều thể lâm sàng nên triệu chứng. Đái tháo đường Type 2 các triệu chứng diễn ra êm dịu hơn Type 1
[sửa] Triệu chứng
Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả 2 Type. Lượng nước tiểu thường từ 3-4l hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
[sửa] Xét nghiệm
[sửa] Điều trị
[sửa] Lối sống và thái độ ăn uống
[sửa] Thuốc uống
[sửa] Insulin
[sửa] Thay ghép tế bào tụy
[sửa] Biến chứng
[sửa] Phòng ngừa
[sửa] Xem thêm
[sửa] Chú thích
- ▲ Diabetes overview www.netdoctor.co.uk
- ▲ Diabetes in the USA medicalnewstoday.com
- ▲ 70% bệnh nhân đái tháo đường không được điều trị vietnamnet.vn
[sửa] Tài liệu hay
Tìm hiểu vầ đái tháo đường - BV Hoàn Mỹ
Thể loại: Nội tiết học | Bệnh | Stub