Huyền Quang
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Huyền Quang (định hướng).
Thiền sư Việt Nam |
Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi
Thiền phái Vô Ngôn Thông
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
|
Huyền Quang (玄光), 1254-1334, tên thật là Lý Đạo Tái, người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang[1]. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272 và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.
Mục lục |
[sửa] Truyền thuyết
Theo Tam tổ thật lục (三祖實錄), mẹ của Huyền Quang là Lê Thị hay đến chùa Ngọc Hoàng cầu nguyện vì tuổi đã 30 mà chưa có con. Đầu năm Giáp Dần 1254, vị trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Huệ Nghĩa mơ thấy "các toà trong chùa đèn chong sáng rực, chư Phật tôn nghiêm, Kim Cương Long Thần la liệt đông đúc. Đức Phật chỉ Tôn giả A-nan-đà bảo: 'Ngươi hãy tái sinh làm pháp khí Đông Độ và phải nhớ lại duyên xưa.'" Năm ấy Lê Thị sinh Huyền Quang. Lớn lên Sư dung mạo dị thường, làm quan đến chức Hàn Lâm.
Một hôm, Sư cùng vua Trần Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm huyện Phượng Nhãn, nghe Thiền sư Pháp Loa giảng kinh, liền nhớ lại "duyên xưa", xin xuất gia thụ giáo (có tài liệu nói Sư thụ giáo với Bảo Phác ở chùa Vũ Ninh). Sư được cử làm thị giả của Trúc Lâm Đầu Đà và được ban pháp hiệu là Huyền Quang.
Sau, Sư theo lời phó chúc của Trúc Lâm trụ trì chùa Vân Yên (nay là chùa Hoa Yên) trên núi Yên Tử. Vì đa văn bác học, tinh thông đạo lí nên tăng chúng đua nhau đến học.
Niên hiệu Đại Khánh thứ 4 (1317), Sư được Pháp Loa truyền y của Trúc Lâm và tâm kệ. Sau khi Pháp Loa tịch (1330), Sư kế thừa làm Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm nhưng vì tuổi đã cao nên Sư giao phó trách nhiệm lại cho Quốc sư An Tâm.
Sư đến trụ trì Thanh Mai Sơn sáu năm, sau dời sang Côn Sơn giáo hoá. Ngày 23 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334), Sư viên tịch, thọ 80 tuổi. Vua Trần Minh Tông sắc thuỵ là Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn Giả.
[sửa] Tác phẩm
Sau đây là một vài bài thơ tiêu biểu của Sư:
菊花 |
Cúc hoa |
|
- (theo Thơ văn Lý-Trần)
花在中庭人在樓。 |
Hoa tại trung đình, nhân tại lâu |
|
- (Bản dịch của Nguyễn Lang)
地爐即事 |
Địa lô tức sự |
|
- (Bản dịch của Nguyễn Lang)
Tác phẩm của Sư:
- Ngọc tiên tập
- Chư phẩm kinh
- Công văn tập
- Phổ huệ ngữ lục
[sửa] Tài liệu tham khảo
- Thích Thanh Từ: Thiền sư Việt Nam, TP HCM 1995.
- Nguyễn Huệ Chi (chủ biên): Thơ văn Lý-Trần, tập II, quyển thượng, Hà Nội 1988.
- Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận I-III, Hà Nội 1992.
[sửa] Liên kết ngoài
- Thơ của Huyền Quang thiền sư trên Thi viện
[sửa] Ghi chú
- ▲ Có tài liệu cho là huyện Gia Định, xứ Kinh Bắc (nay là huyện Thuận Thành, Bắc Ninh)
49 Trạng nguyên Việt Nam |
---|
Nguyễn Hiền | Trần Quốc Lặc | Trương Xán | Trần Cố | Bạch Liêu | Lý Đạo Tái | Đào Tiêu | Mạc Đĩnh Chi | Đào Sư Tích | Lưu Thúc Kiệm | Nguyễn Trực | Nguyễn Nghiêu Tư | Lương Thế Vinh | Vũ Kiệt | Vũ Tuấn Thiều | Phạm Đôn Lễ | Nguyễn Quang Bật | Trần Sùng Dĩnh | Vũ Duệ | Vũ Tích | Nghiêm Hoản | Đỗ Lý Khiêm | Lê Ích Mộc | Lê Nại | Nguyễn Giản Thanh | Hoàng Nghĩa Phú | Nguyễn Đức Lượng | Ngô Miễn Thiệu | Hoàng Văn Tán | Trần Tất Văn | Đỗ Tống | Nguyễn Thiến | Nguyễn Bỉnh Khiêm | Giáp Hải | Nguyễn Kỳ | Dương Phúc Tư | Trần Văn Bảo | Nguyễn Lượng Thái | Phạm Trấn | Đặng Thì Thố | Phạm Duy Quyết | Phạm Quang Tiến | Vũ Giới | Nguyễn Xuân Chính | Nguyễn Quốc Trinh | Đặng Công Chất | Lưu Danh Công | Nguyễn Đăng Đạo | Trịnh Huệ |