Nhà Tống
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Xem các nghĩa khác của từ này tại Tống.
Lịch sử Trung Quốc | ||||||
Tam Hoàng Ngũ Đế | ||||||
Nhà Hạ | ||||||
Nhà Thương | ||||||
Nhà Chu | ||||||
Xuân Thu | Nhà Đông Chu | |||||
Chiến Quốc | ||||||
Nhà Tần | ||||||
Nhà Tây Hán | Nhà Hán | |||||
Nhà Tân | ||||||
Nhà Tống
|
||||||
THDQ (Đài Loan) |
Nhà Tống (tiếng Trung:宋朝) là một triều đại cai trị ở Trung Quốc từ 960-1279. Việc thành lập nhà Tống đánh dấu sự tái thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi nhà Đường (唐朝) sụp đổ năm 907. Những năm giữa giai đoạn đó, được gọi là Giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc (五代十国), là khoảng thời gian chia rẽ giữa miền bắc và miền nam cũng như sự thay đổi nhanh chóng của các thể chế cầm quyền.
Trong thời nhà Tống, có rất nhiều mối đe doạ từ biên giới phía bắc của người Khất Đan (Khiết Đan) (契丹) từ nhà Liêu (遼朝), người Đảng Hạng từ triều Tây Hạ (西夏), và người Nữ Chân (女真) từ Nhà Kim (金朝). Thời đại nhà Tống cũng bị chia thành hai giai đoạn: Bắc Tống và Nam Tống. Bắc Tống (北宋, 960-1127) là giai đoạn khi thủ đô của họ ở thành phố Khai Phong (開封) phía bắc và triều đình kiểm soát toàn bộ Trung Hoa. Nam Tống (南宋, 1127-1279) để chỉ khoảng thời gian khi nhà Tống đã mất quyền kiểm soát phía bắc cho người Nữ Chân nhà Kim. Triều đình nhà Tống lui về phương nam sông Dương Tử (揚子江 hay 長江) và lập kinh đô ở Hàng Châu (杭州).
Nhà Kim nhanh chóng bị người Mông Cổ chinh phục năm 1234, sau đó Mông Cổ kiểm soát toàn bộ phía bắc Trung Quốc và luôn đe doạ triều đình Nam Tống (Một hiệp ước hoà bình vội vàng được lập ra, khi Hốt Tất Liệt nhận được tin về cái chết của Mông Ca (còn gọi là Mông Kha), vua cai trị Mông Cổ. Ông quay về nước để chiếm ngôi báu từ tay các đối thủ, để nhà Tống yên ổn trong một thời gian ngắn). Nhà Nguyên (元朝) của người Mông Cổ được thành lập năm 1271, và cuối cùng chinh phục nhà Tống năm 1279 một lần nữa thống nhất Trung Quốc, lần này là một phần của Đế chế Mông Cổ rộng lớn. Sau này đế chế Mông Cổ được gọi là nhà Nguyên.
Mục lục |
[sửa] Nghệ thuật, Văn hoá và Kinh tế
Người sáng lập ra nhà Tống, Triệu Khuông Dẫn (趙匡胤) cũng được gọi là Tống Thái Tổ (宋太祖), đã xây dựng nên một hệ thống quan lại trung ương tập quyền có hiệu quả với các quan chức có học thức xuất phát từ bình dân. Các lãnh chúa quân phiệt địa phương và hệ thống quan lại riêng của họ bị thay thế bằng cách quan chức do trung ương chỉ định. Hệ thống cai trị dân sự này dẫn tới sự tập trung quyền lực to lớn trong tay hoàng đế và triều đình trung ương mạnh hơn nhiều so với các triều đại trước đó.
Nhà Tống đã phát triển nhiều thành phố lớn không chỉ với mục đích hành chính mà còn đóng vai trò trung tâm thương mại, công nghiệp và hàng hải. Tầng lớp quan lại học giả - còn được gọi chung là quân tử - sống tại các địa phương cùng với các chủ tiệm, thợ thủ công và nhà buôn. Một nhóm bình dân giàu có - tầng lớp buôn bán - bắt đầu nổi lên khi kỹ thuật in phát triển dẫn tới mở rộng giáo dục, tăng trưởng kinh tế tư nhân, và nền kinh tế thị trường bắt đầu kết nối các tỉnh ven biển với vùng trung tâm. Việc sở hữu đất đai và tiến thân bằng con đường quan lại không còn là những phương tiện duy nhất để làm giàu và tăng uy thế. Sự phát triển của tiền giấy và một hệ thống thuế thống nhất đồng nghĩa với sự phát triển của một hệ thống thị trường toàn quốc thực sự.
Cùng với nó là sự khởi đầu của cái có thể coi là cuộc cách mạng công nghiệp Trung Quốc. Ví dụ, nhà sử học Robert Hartwell đã ước tính rằng sản lượng thép trên đầu người đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn từ năm 806 tới năm 1078, có nghĩa, tới năm 1078 Trung Quốc sản xuất 125.000 tấn thép một năm, và lượng tiêu thụ trên đầu người đạt khoảng 1,5 kg một năm (so với 0,5 kg ở Châu Âu). Thép được dùng để sản xuất cày, búa, kim, ghim, chũm choẹ v.v với số lượng lớn, cho thị trường nội địa và để buôn bán với thế giới bên ngoài, khi ấy cũng đang phát triển mạnh mẽ. Đồng thời Trung Quốc cũng phát minh ra thuốc súng, phát triển súng thần công, súng phun lửa (như kiểu người Byzantin đã phát minh ra), kỹ thuật in ấn khiến tăng số người biết đọc, viết cũng như các vật tư phục vụ ngành in. Điều này đồng nghĩa với việc các bậc cha mẹ khuyến khích con cái đi học để biết đọc, biết viết để có cơ hội tham dự các kỳ khoa cử (科舉) nhằm trở thành một quan chức trong hệ thống quan lại dân sự triều đình. Nhờ những phát minh và cải tiến đó (cùng với cuộc cách mạng nông nghiệp đang diễn ra) Trung Quốc đã phát triển một vài thành phố lớn nhất thế giới thời kỳ ấy. Ví dụ Hàng Châu (杭州) từng có khoảng 500.000 người: lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ thành phố châu Âu nào - ở Tây Âu tới năm 1200, chỉ Paris và Venice có dân số trên 100.000 người, dù cho Constantinople đã có tới 300.000 dân.
Ước tính thông dụng thứ hai cho rằng GDP trên thu nhập đầu người với sức mua tương đương ở thời nhà Tống đạt hơn $600 theo đôla quốc tế năm 1990. Tây Âu có thu nhập trên đầu người đạt khoảng $550 năm 1000, thấp hơn khá nhiều. Tây Âu bắt đầu có mức thu nhập trên đầu người cao hơn một chút khi Trung Quốc bắt đầu suy sụp sau năm 1300. Tới thế kỷ 16, thu nhập trên đầu người của châu Âu đã vượt rất xa.
Về mặt văn hoá, nhà Tống có mức phát triển cao hơn nhiều so với những thế kỷ trước đó, không chỉ gồm những phát triển đã có từ thời nhà Đường (唐朝) như quan niệm về người thông thạo bách nghệ, gồm cả tính chất học giả, nhà thơ, hoạ sĩ và quan lại, mà còn cả về việc ghi chép sử, hoạ, thư pháp (書法), và cả sứ tráng men. Các học giả nhà Tống tìm cách giải nghĩa mọi vấn đề triết học và chính trị trong những tác phẩm Khổng giáo (儒教) cổ điển. Việc này khiến sự quan tâm tới các tư tưởng Khổng giáo và xã hội thời cổ lại tăng lên, trùng khớp với giai đoạn giảm sút ảnh hưởng Phật giáo (佛教), mà người Trung Quốc coi là ngoại lai và không mang lại nhiều tư tưởng hành động thực tế chính trị cũng như cách giải quyết các vấn đề trần thế.
Các nhà lý học (理學) thời Tống đã phát hiện ra một số sự thuần khiết bên trong các văn bản kinh điển cổ, viết bình luận về chúng. Người nổi tiếng nhất trong số họ là Chu Hy (朱熹, 1130-1200), sự tổng hợp tư tưởng Khổng giáo với Phật giáo và Đạo giáo (道教) của ông cùng với các tư tưởng khác đã trở thành hệ tư tưởng chính thức của triều đình từ cuối thời nhà Tống tới cuối thế kỷ 19. Vì được kết hợp với khoa cử (科舉), triết lý Chu Hy liên quan tới tín điều chính thức cứng nhắc, bắt buộc sự tuân phục mù quáng từ một phía của dân chúng đối với nhà cai trị, con với cha, vợ với chồng, em với anh. Hậu quả làm kìm hãm sự phát triển xã hội của nước Trung Hoa tiền hiện đại, dẫn tới sự phát triển chậm chạp của nhiều thế hệ chính trị xá hội và sự ổn định tư tưởng dẫn tới sự trì trệ văn hoá cho tới tận thế kỷ 19. Học thuyết lý học Khổng giáo mới cũng đóng vai trò quyết định trong đời sống trí thức tại Triều Tiên, Việt Nam, và Nhật Bản.
[sửa] Sự sụp đổ của Nam Tống
Năm 1276 triều đình Nam Tống bỏ chạy bằng thuyền tới Quảng Đông (廣東) trước sự xâm lược của Mông Cổ, để Tống Cung Đế (宋恭帝) lại phía sau. Vai trò lãnh đạo kháng chiến được trao cho hai hoàng tử trẻ, là em của Cung Đế. Người lớn tuổi hơn, Triệu Thị (趙昰), mới 9 tuổi, và được phong làm hoàng đế Đoan Tông (端宗); vào năm 1277, triều đình lại bỏ chạy tới Ngân Khoáng Loan (銀礦灣 hay Mai Oa, 梅窩) ở Đại Tự Sơn (大嶼山) và sau này ở khu vực hiện nay là Cửu Long, Hồng Kông (xem thêm Tống Vương Đài). Người anh lớn ốm chết, người em là Vệ Vương Triệu Bính (趙昺), mới 7 tuổi, lên kế vị. Ngày 19 tháng 3, 1279 quân đội Tống bị đánh bại trong trận chiến cuối cùng, Nhai Sơn hải chiến (崖山海戰), chống lại người Mông Cổ ở đồng bằng sông Châu Giang (珠江三角洲). Một vị đại thần là Lục Tú Phu đã ôm vị hoàng đế nhảy xuống biển tự vẫn. (Xem: Tống Vương Đài).
[sửa] Các Hoàng đế nhà Tống
Miếu hiệu 廟號 |
Thuỵ hiệu 諡號 |
Họ, tên | Trị vì | Niên hiệu 年號 và thời gian sử dụng |
---|---|---|---|---|
Bắc Tống, 960-1127 | ||||
Thái Tổ (太祖) |
Đại Hiếu (大孝) |
Triệu Khuông Dẫn (趙匡胤) |
960-976 | Kiến Long (建隆) 960-963 Càn Đức (乾德) 963-968 Khai Bảo (開寶) 968-976 |
Thái Tông (太宗) |
Văn Võ (文武) |
Triệu Khuông Nghĩa (趙匡義) hay Triệu Quang Nghĩa (趙光義) |
976-997 | Thái Bình Hưng Quốc (太平興國) 976-984 Ung Hi (雍熙) 984-987 Đoan Củng (端拱) 988-989 Thuần Hoá (淳化) 990-994 Chí Đạo (至道) 995-997 |
Chân Tông (真宗) |
Nguyên Hiếu (元孝) |
Triệu Hằng (趙恆) |
997-1022 | Hàm Bình (咸平) 998-1003 Cảnh Đức (景德) 1004-1007 Đại Trung Tường Phù (大中祥符) 1008-1016 Thiên Hi (天禧) hay Nguyên Hi (元禧) 1017-1021 Càn Hưng (乾興) 1022 |
Nhân Tông (仁宗) |
Minh Hiếu (明孝) |
Triệu Trinh (趙禎) |
1022-1063 | Thiên Thánh (天聖) 1023-1032 Minh Đạo (明道) 1032-1033 Cảnh Hữu (景祐) 1034-1038 Bảo Nguyên (寶元) 1038-1040 Khang Định (康定) 1040-1041 Khánh Lịch (慶曆) 1041-1048 Hoàng Hữu (皇祐) 1049-1054 Chí Hoà (至和) 1054-1056 Gia Hữu (嘉祐) 1056-1063 |
Anh Tông (英宗) |
Tuyên Hiếu (宣孝) |
Triệu Thự (趙曙) |
1063-1067 | Trì Bình (治平) 1064-1067 |
Thần Tông (神宗) |
Thánh Hiếu (聖孝) |
Triệu Húc (趙頊) |
1067-1085 | Hi Ninh (熙寧) 1068-1077 Nguyên Phong (元豐) 1078-1085 |
Triết Tông (哲宗) |
Chiêu Hiếu (昭孝) |
Triệu Hú (趙煦) |
1085-1100 | Nguyên Hữu (元祐) 1086-1094 Thiệu Thánh (紹聖) 1094-1098 Nguyên Phù (元符) 1098-1100 |
Huy Tông (徽宗) |
Hiển Hiếu (顯孝) |
Triệu Cát (趙佶) |
1100-1125 | Kiến Trung Tĩnh Quốc (建中靖國) 1101 Sùng Ninh (崇寧) 1102-1106 Đại Quán (大觀) 1107-1110 Chính Hoà (政和) 1111-1118 Trọng Hoà (重和) 1118-1119 Tuyên Hoà (宣和) 1119-1125 |
Khâm Tông (欽宗) |
Nhân Hiếu (仁孝) |
Triệu Hoàn (趙桓) |
1126-1127 | Tĩnh Khang (靖康) 1125-1127 |
Nam Tống, 1127- 1279 | ||||
Cao Tông (高宗) |
Hiến Hiếu (憲孝) |
Triệu Cấu (趙構) |
1127-1162 | Tĩnh Viêm (靖炎) hay Kiến Viêm (建炎) 1127-1130 Thiệu Hưng (紹興) 1131-1162 |
Hiếu Tông (孝宗) |
Thành Hiếu (成孝) |
Triệu Thận (趙昚) |
1162-1189 | Long Hưng (隆興) 1163-1164 Càn Đạo (乾道) 1165-1173 Thuần Hi (淳熙) 1174-1189 |
Quang Tông (光宗) |
Từ Hiếu (慈孝) |
Triệu Đôn (趙惇) |
1189-1194 | Thiệu Hi (紹熙) 1190-1194 |
Ninh Tông (寧宗) |
Cung Hiếu (恭孝) |
Triệu Khoách (趙擴) |
1194-1224 | Khánh Nguyên (慶元) 1195-1200 Gia Thái (嘉泰) 1201-1204 Khai Hi (開禧) 1205-1207 Gia Định (嘉定) 1208-1224 |
Lý Tông (理宗) |
An Hiếu (安孝) |
Triệu Quân (趙昀) |
1224-1264 | Bảo Khánh (寶慶) 1225-1227 Thiệu Định (紹定) 1228-1233 Đoan Bình (端平) 1234-1236 Gia Hi (嘉熙) 1237-1240 Thuần Hữu (淳祐) 1241-1252 Bảo Hữu (寶祐) 1253-1258 Khai Khánh (開慶) 1259 Cảnh Định (景定) 1260-1264 |
Độ Tông (度宗) |
Cảnh Hiếu (景孝) |
Triệu Kỳ (趙祺) |
1264-1274 | Hàm Thuần (咸淳) 1265-1274 |
Cung Tông (恭宗) |
Hiếu Cung (孝恭) |
Triệu Hiển (趙顯) |
1274-1276 | Đức Hữu (德祐) 1275-1276 |
Đoan Tông (端宗) |
Mẫn Hiếu (愍孝) |
Triệu Thị (趙昰) |
1276-1278 | Cảnh Viêm (景炎) 1276-1278 |
không có | Đế Bính (帝昺) hay Vệ Vương (衛王) |
Triệu Bính (趙昺) |
1278-1279 | Tường Hưng (祥興) 1278-1279 |
[sửa] Xem thêm
- Vua Trung Quốc
- Vương An Thạch
- Trận Tương Dương (Tương Dương chi chiến)
- Nhạc Phi
- Văn Thiên Tường
- Hiệp ước Thiệu Hưng (Thiệu Hưng hòa nghị)
- Bao Chửng