Văn minh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích luỹ tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minh là hoang dã, man rợ, lạc hậu. Khái niệm văn minh chỉ mang tính tương đối, có tính so sánh tại thời điểm xét đến mà không có giá trị tuyệt đối.
Xã hội loài người phát triển từ thủa hoang dã cho đến ngày nay, có thể ước chừng 10.000 năm trong một không gian rộng lớn của Trái đất và được các nhà khoa học chia ra nhiều thời đại: Cổ Đại, Trung Cổ, Cận Đại và Hiện Đại. Trong mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực - hình thành nền văn minh. Riêng thời Cổ Đại có tám nền văn minh lớn được thống kê (các học giả vẫn tranh cãi về số lượng) gồm: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes.
Lịch sử loài người không ngừng phát triển và vận động. Ngày nay trên thế giới xuất hiện thêm nhiều nền văn minh hiện đại khác. Chưa kể đến gần 500 di sản thế giới nằm rải rác trên khắp thế giới đã được UNESCO xếp hạng và công nhận. Việc xếp hạng và công nhận vẫn còn tiếp tực bổ sung các di sản và các nền văn minh khác mới được phát hiện gần đây, cũng như đang hoàn thành dần các chứng cứ khảo cổ khác.
Lịch sử nhân loại cũng không thể không nhắc đến các nền văn minh nhỏ hơn, có sự giao thoa qua lại và chịu ảnh hưởng chi phối của dòng văn hóa lớn cũng tạo thành các sắc thái riêng. Riêng ở Đông Á phải kể đến các nền văn hóa như văn hóa Nhật Bản, văn hóa sông Hồng, văn hóa Khơme, văn hóa Tây Tạng, văn hóa Chăm...
Có một số nhà khoa học lại xếp loại các nền văn minh trên thế giới theo cách khác trên đây. Họ phân loại ra các nhóm: các nền văn minh suy tàn, các nền văn minh giao thoa, các nền văn minh thuần nhất v.v.., nhưng ngày nay phần đông các nhà khoa học đương nhiên công nhận một thực tế rằng, tất cả các nền văn minh đều hình thành, phát triển và suy tàn, nhưng văn minh nhân loại là phát triển không ngừng, bởi vì nó kế thừa những di sản của các nền văn minh suy tàn trước đó để lại, như một quy luật bất biến của lịch sử nhân loại toàn cầu. Điều này để tránh tranh luận không có hồi kết khi một vài nhà khoa học tranh cãi về nền văn minh Âi Cập. Họ lý luận rằng, nói đến nền văn minh Ai Cập thì phải nói đến yếu tố cổ đại trong đó, chứ không người ta hiểu nhầm về sự văn minh của Ai Cập ngày nay. Thực ra mà nói, người Ai Cập ngày nay có văn minh hay không? Có quá đi chứ, nhưng họ không còn được gọi theo địa danh Ai Cập nữa, mà phải gọi theo một tầm ảnh hưởng lớn hơn. Nhân loại ngày nay không sống trong các ốc đảo biệt lập như hàng năm trước đây nữa. Theo lập luận mới, trong vòng một trăm năm nữa (rất ngắn trong lịch sử loài người) loài người sẽ đạt đến một trình độ siêu văn minh: họ sẽ biết sống có trách nhiệm với trái đất của chúng ta, họ sẽ biết cân bằng năng lượng mà không gây ra khủng hoảng do ô nhiễm môi trường, họ sẽ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của các cư dân trên hành tinh, mà nguồn gốc thừa thiếu và mất công bằng là dẫn đến thảm họa chiến tranh, loài người sẽ ngừng phát triển về dân số khi đạt đến ngưỡng 8 tỷ dân trên hành tinh này và sẽ từ từ giảm xuống chỉ còn 4-5tỷ người trong 100 năm kế tiếp để cân bằng những gì mà bản thân Trái đất có thể cung cấp và tái sinh được?!. Và văn minh nhân loại, hay văn minh trái đất chỉ có thể lụi tàn, nếu một thảm họa nào đó từ bên ngoài vũ trụ giáng xuống đầu họ. Mọi chuyện đều có thể...
[sửa] Hiểu thế nào là nền văn minh
Theo nghĩa đúng nhất, một nền văn minh là một xã hội phức tạp, thể hiện phẩm chất tiên tiến từ một xã hội đồng nhất. Mọi cư dân sinh sống trong xã hội cùng một văn hoá, nhưng không phải tất cả mọi cư dân đều sống trong nền văn minh. Về mặt sử học, các nền văn minh có một số hoặc là tất cả các đặc điểm chính sau đây: (một vài khái niệm này do V. Gordon Childe đề xuất)
- Trình độ kỹ thuật nông nghiệp đạt được mức độ cao, như là con người sử dụng sức mạnh, canh tác luân canh và biết sử dụng thủy lợi. Điều này giúp hình thành một tầng lớp nông dân tạo ra một lượng thặng dư về thực phẩm ngoài số lượng mà họ cần đến.
- Một điều chính yếu là không phải toàn bộ cư dân dồn hết thời gian cho việc kiếm thức ăn. Việc này sẽ thức đẩy dẫn đến sự phân chia các tầng lớp cư dân. Như vậy xã hội sẽ dôi dư các lực lượng cư dân quan tâm đến các lĩnh vực không thuộc lao động trong nông nghiệp như, xây dựng, chiến tranh, khoa học hoặc tôn giáo. Điều này chỉ có thể đạt được nếu xã hội nói đến có một lượng thặng dư thức ăn dồi dào.
- Sự tập trung của một lượng lớn sản phẩm phi nông nhiệp vào khu vực định cư cố định, gọi là đô thị.
- Một hình thái tổ chức xã hội hình thành. Điều này cần phải có một thủ lĩnh hoặc là người đứng đầu các gia đình quý tộc hoặc là đảng phái để điều hành xã hội; hoặc là hình thái nhà nước, ở đó tâng lớp cai trị được sự hỗ trợ của một chính phủ hay quan lại. Sức mạnh chính trị phải được tập trung bên trong đô thị.
- Thức ăn được vận hành bằng thể chế hóa của tầng lớp cai trị, chính phủ hay quan lại.
- Thể chế phức tạp, xã hội trật tự như một sự ngăn nắp của tôn giáo và giáo dục, đối nghịch với nó là một xã hội kém về tín ngưỡng và giáo dục thấp.
- Sự phát triển của một hình thái phức tạp của nền kinh tế thương mại. Cái này đưa đến sự hình thành nền thương mại trên cơ sở sử dụng tiền tệ và khu thương mại tập trung - chợ.
- Sự giàu có ở mức độ cao hơn một xã hội đơn lẻ.
- Có sự phổ biến của các công nghệ mới do các lực lượng không bận bịu vào các công việc tìm kiếm thực phẩm. Trong rất nhiều nền văn minh sơ khởi, công nghệ luyện kim là một tiến bộ cốt lõi.
- Có sự phát triển mạnh mẽ về hội họa, bao gồm cả chữ viết.
[sửa] Nền văn minh tương đồng với đặc trưng văn hóa
Nền văn minh có thể được hiểu như là văn hóa của một xã hội phức tạp. Ở mỗi xã hội, văn minh hoặc chưa, có được đặc trưng về tư tưởng và tập tục, có một phần vật chất và nghệ thuật, góp phần làm nên sự độc đáo. Các nền văn minh có nền tảng văn hóa đa dạng, bao gồm văn học, hội họa, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, và những tập tục đa dạng được kết hợp hài hòa. Nền văn minh có bản năng tự theo đuổi sự mở rộng, nhiều hơn, vươn xa, và phải có tiềm lực để đạt được những điều đó.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn còn một vài bộ lạc hoặc dân tộc vẫn chưa được văn minh. Điều này được gọi chung là lạc hậu, hoang dã. Họ không có phân tầng xã hội và chính trị, tôn giáo-tín ngưỡng, hệ thống chữ viết hoặc tiền tệ. Một trật tự về sự tín ngưỡng có thể có, ví dụ như, họ tôn trọng người cao tuổi, chỉ là quan hệ mà không đưa đến việc xác lập quyền lực, đúng ra là sự giao kèo về quan hệ. Sự thống trị thực sự không tồn tại, hoặc ở một mức tối thiểu kiểu văn minh cai trị giống thói quen trong mỗi gia đinh.
Thế giới đã văn minh là sự phổ biến về nông nhiệp, chữ viết và tín ngưỡng đến các bộ lạc nguyên thủy, hoang dã. Một số bộ lạc có thể chấp nhận tiếp cận sự khai sáng. Nhưng văn minh luôn luôn có xu hướng sử dụng sức mạnh: nếu một bộ lạc nào đó không chấp nhận sự truyền bá nông nghiệp hoặc từ chối tôn giáo-tín ngưỡng. Văn minh thường sử dụng tôn giáo như một cách biện minh cho hành động của mình, như là một hành động đi khai hóa cho người chưa văn minh, còn hoang dã hay có ý muốn cưỡng ép để truyền bá văn minh.
Tuy nhiên, sự đa dạng một nền văn hóa kết hợp với văn minh luôn luôn có xu hướng mở rộng và ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác, đôi khi đồng hóa chúng vào với nền văn minh (một ví dụ kinh điển là với Nền văn minh Trung Hoa cổ xưa đã ảnh hưởng đến Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam). Trong thực tế có rất nhiều nền văn minh có tầm lan tỏa rất rộng ở nhiều quốc gia và lãnh thổ.
[sửa] Chữ viết với văn minh nhân loại
[sửa] Văn hóa - nghệ thuật với văn minh nhân loại
[sửa] Tôn giáo với văn minh nhân loại
[sửa] Khoa học kỹ thuật với văn minh nhân loại
[sửa] Tư tưởng - triết học Đông và Tây
[sửa] Vai trò của lịch với văn minh nhân loại
[sửa] Những nhân vật kiệt xuất của nhân loại
[sửa] Các trận chiến lừng danh thế giới
[sửa] Các phát minh vĩ đại của con người
[sửa] Văn minh Trái Đất và vũ trụ
[sửa] Tài liệu kham khảo
- Almanach Những nền văn minh thế giới. Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin, Hà Nội 1999.
- Wiktionary: civilization, civilize
- Casson, Lionel (1994). Ships and Seafaring in Ancient Times, London: British Museum Press.
- Chisholm, Jane; and Anne Millard (1991). Early Civilization, illus. Ian Jackson, London: Usborne.