Kiến trúc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Bài này nói về môi trường xây dựng. Xem các bài có sử dụng thuật ngữ "Kiến trúc" tại Kiến trúc (định hướng)
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về sắp xếp không gian, thiết kế các công trình kiến trúc. Một định nghĩa rộng hơn có thể bao gồm việc thiết kế môi trường xây dựng tổng thể, từ vĩ mô như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và kiến trúc cảnh quan đến vi mô như thiết kế sản phẩm hay tạo dáng công nghiệp.
Từ những vật liệu sẵn có và những tri thức kinh nghiệm chắt lọc được, mỗi một nền văn hóa tạo ra cho mình một phong cách kiến trúc riêng ở mỗi một thời kỳ lịch sử.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử kiến trúc
Bắt đầu buổi bình minh của lịch sử loài người, đứng trước nhu cầu tự bảo vệ mình trước các tác động thiên nhiên thời tiết, con người tiền sử đã phải tạo nên những dạng thức kiến trúc đầu tiên để tồn tại. Như vậy, kiến trúc trước tiên được nảy sinh từ trên nhu cầu công năng sử dụng của con người của con người. Trong lịch sử kiến trúc châu Âu, giả thuyết về nguồn gốc của kiến trúc được Vitruvius đề cập đến trong tác phẩm Mười cuốn sách viết về kiến trúc. Theo đó, túp lều nguyên thủy được xem là điểm khởi thủy cho mọi dạng thức của kiến trúc sau này.
Vào thời kỳ đồ đá mới, con người đã xây dựng những tường thành kiên cố để tự bảo vệ, ví dụ như bức tường thành bằng đá nổi tiếng được tìm thấy ở Jericho, có niên đại xây dựng vào năm 8000 trước Công nguyên. Người ta cũng đã khai quật được một cụm quần cư gồm những nhà tròn xây dựng bằng những tảng đá chồng xếp lên nhau ở làng Skara Brae ở Scotland.
Vào thời đại đồ đồng, các loại hình kiến trúc đầu tiên đã ra đời. Đó là các loại hình sau đây:
- Phòng đá (Dolmen)
- Cột đá (Menhir hay Monolith)
- Lan can đá (Cromlech)
- Hình thức sơ khởi của đền thờ.
[sửa] Kiến trúc và Xây dựng
[sửa] Các phong cách kiến trúc phương Tây nổi tiếng
Lịch sử kiến trúc đã trải qua nhiều giai đoạn với các phong cách khác nhau. Lịch sử kiến trúc châu Âu, nếu phân chia theo các giai đoạn lịch sử, người ta có các dòng kiến trúc chính:
- Kiến trúc Ai Cập cổ đại
- Kiến trúc Lưỡng Hà và Ba Tư
- Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
- Kiến trúc La Mã cổ đại
- Kiến trúc Byzantine và kiến trúc Nga thời kỳ trung thế kỷ
- Kiến trúc Roman
- Kiến trúc Gothic
- Kiến trúc Phục hưng (Renaissance)
- Kiến trúc Baroque
- Kiến trúc Rococo
- Kiến trúc Tân cổ điển (Neoclassic)
- Kiến trúc Hiện đại (Modern architecture)
- Kiến trúc Hậu Hiện đại (Postmodern architecture)
- Chủ nghĩa Phê bình bản địa
[sửa] Kiến trúc Việt Nam
Dựa trên đặc điểm của kiến trúc Việt Nam, ta có thể chia ra làm một giai đoạn loại nổi bật:
[sửa] Kiến trúc cổ Việt Nam
Kiến trúc cổ truyền Việt Nam đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ như nhà gỗ truyền thống Việt Nam kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre... Trong thể loại kiến trúc này, thực sự không có sự khác biệt hoặc phân chia hoặc khác biệt nhiều về kết cấu của các thể loại công trình khác nhau. Dựa trên đặc điểm cũng như tính chất của hệ kết cấu cũng như vật liệu này, trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam không thực sự tồn tại các công trình có kích thước lớn như ở các quốc gia khác.
Trong suốt lịch sử, kiến trúc cổ truyền Việt Nam thực sự không có nhiều thay đổi hoặc có xuất hiện những trường phái như ở châu Âu. Vì là một quốc gia phải liên tục chịu đựng chiến tranh trải dài theo lịch sử, thời gian để hòa bình xây dựng rất ngắn, nên kiến trúc lớn hay bền vững tồn tại không có nhiều. Có thể phân loại kiến trúc Việt Nam ra các công trình hạng mục theo:
- Chức năng sử dụng: kiến trúc cung điện, tôn giáo (đình, chùa, miếu thờ...), văn hóa (bia, đền...), nhà ở dân gian, ...
- Vật liệu xây dựng thì cũng ít có tính cách lâu dài, chỉ trừ các công trình công cộng: gạch, đá, gỗ quý (thiết mộc)... mà đa số dùng các vật liệu địa phương sẵn có như lá, tranh, tre, gổ đẽo, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không nung, bùn trộn rơm, ...
- Kết cấu: khung sườn gỗ, mộng và lỗ mộng (không dùng đinh), vĩ kèo gỗ đòn tay, rui mè, đòn vong, cột kê tán (không móng, cừ...) tùy theo điều kiện địa lý mà có thể nhà kết cấu nâng sàn, nửa nhà sàn nửa nền đất, hay trên nền đất, nhưng không có lầu hay nhiều tầng như các nước khác. Mái nhà thường có độ dốc cao do hay dùng lá, tranh, ngói (dốc lớn hơn 45 độ).
- Trang trí: công trình công cộng thì thường lợp ngói (hoàng cung, đình, miếu...), mái công ở góc mái có trang trí đầu đao, rồng, cá, ... chạm trổ hoa văn trang trí các đầu đà xà gồ gỗ, các hình tượng trang trí thường từ thú họ tứ linh (Long, Lân, Qui, Phụng ) hay cọp, cá, ...
- Thiết kế bình đồ: công trình công cộng như chùa, đình thường có bình đồ dùng theo chiết tự Hán như nội công ngoại quốc, ... còn nhà ở thì thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính (nhà trên) và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh)... và thường không ngăn chia ra các phòng nhỏ như ở tây phương, 1 cửa chính và 1 cửa đi phụ và rất ít cửa sổ. Nhà ở miền Nam nhiều sông rạch nên phương tiện đi lại chính là xuồng nên công trình phụ như nhà để ghe xuồng thường ở mé sông (xẽo) hay ụ tàu, và phía ngoài nhà có chuồng trâu bò, còn kho lúa thì thường đặt trong nhà.
- Vật lý kiến trúc: thông gió tự nhiên, tường và mái nhà thường trùm kín nhà do mưa rất nhiều, hơn nữa cửa đi và cửa sổ mở rất ít do an ninh ngừa trộm cắp nên chiếu sáng tự nhiên rất tối và kém sáng sủa, nhà ở thường hướng nam (đón gió nồm thổi mát vào mùa hè) và 2 chái phụ ở 2 đầu nhà sẽ là hướng đông tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều. Trồng cây: trước nhà trồng cau (cau để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc lạnh mùa đông).
[sửa] Kiến trúc thuộc địa
Thể loại kiến trúc này được du nhập từ các nước phương Tây, cùng với sự xuất hiện của người Pháp tại Việt Nam vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Loại hình kiến trúc này phát triển song song với quá trình khai thác thuộc địa của người Pháp. Do đặc điểm của riêng của điều kiện địa lý, khí hậu khác biệt nên các phong cách kiến trúc châu Âu đã phải có những chuyển biến nhất định để hòa hợp với điều kiện Việt Nam.
[sửa] Kiến trúc mới
Thể loại kiến trúc này được hình thành từ giữa thế kỷ 20, sau khi nước Việt Nam thoát khỏi giai đoạn thuộc địa của thực dân Pháp. Dựa trên điều kiện lịch sử khác biệt, kiến trúc hai miền Nam và Bắc cũng phải chịu những ảnh hưởng nhất định.
[sửa] Kiến trúc đương đại
Cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như quá trình mở của hội nhập quốc tế sau giai đoạn Đổi mới và sự du nhập nhiều luồng kiến trúc khác nhau vào Việt Nam đã hình thành nên một khuynh hướng kiến trúc mới. Vào giai đoạn của mở cửa, phong cách kiến trúc này phần nhiều mang tính lai tạp sao chép các đặc điểm kiến trúc nước ngoài còn mang tính hỗn loạn. Hiện nay, các kiến trúc sư Việt Nam vẫn đang lần tìm một con đường cho riêng họ. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay(2007) một số trào lưu kiến trúc mới theo phong cách hiện đại đã được hình thành. Tuy chưa rõ nét nhưng đã một phần thể hiện được sự hội nhập với thế giới của các kiến trúc sư Việt Nam. Bên cạnh các hình thức ta thường thấy ngoài đường phố, công năng sử dụng cũng được nghiên cứu nghiêm túc hơn, tạo tiện nghi cho người sử dụng tốt hơn.
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết ngoài
- VR pano by Tolomeus
- Hiệp hội kiến trúc sư Mỹ
- Hiệp hội kiến trúc sư Hoàng gia Anh
- Hiệp hội kiến trúc sư Hoàng gia Australia
- Học viện kiến trúc New Zealand
- Archinform - Cơ sở dữ liệu kiến trúc quốc tế
- Architypes - Wiki về nguyên tắc và các hình mẫu thiết kế
- ArchitectsIndex - Danh mục kiến trúc sư Anh với một số ví dụ thiết kế
- Hiệp hội kiến trúc sư Hoàng gia Anh
- Bách khoa toàn thư kiến trúc Archpedia
- Thư viện ảnh về Công trình và Kết cấu - Cupola
- Thông tin và điểm báo kiến trúc - Danda
- Galinsky - People enjoying buildings worldwide
- Bách khoa thư Kiến trúc toàn cầu - Kính, thép và đá
- Danh mục các công trình nổi tiếng
- Kiến trúc Hồi giáo
- Kiến trúc xứ Catalan
- Hình ảnh kiến trúc New York
- Hiệp hội lịch sử kiến trúc
- Hiệp hội lịch sử kiến trúc Australia và New Zealand
- Vitruvio
- Hiệp hội kiến trúc sư Boston
- Diễn đàn/dữ liệu kiến trúc/quy hoạch tiếng Việt
- Tin tức/dữ liệu kiến trúc/quy hoạch tiếng Việt