Khoa học
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khoa học là hệ thống kiến thức kinh nghiệm của loài người do cộng đồng các nhà khoa học tìm ra. Khoa học bao gồm khoa học thuần túy và khoa học ứng dụng. Theo định nghĩa chung, khoa học là cơ sở, phương pháp có lý luận, tư duy và chứng minh.
Khoa học thuần túy là các môn học bao gồm các phương diện triết lý, tôn giáo, khoa học, tín ngưỡng, xã hội học, nhân chủng học, chính trị học, luận lý học, đạo đức học, tâm lý học, phân tâm học, thần kinh bệnh học, ngôn ngữ học, tôn giáo học huyền bí học.
Khoa học ứng dụng là khoa học chính xác sử dụng các kiến thức thuộc một hay nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để giải quyết những vấn đề thực tế. Nó có liên hệ mật thiết hoặc đồng nhất với kỹ nghệ. Khoa học ứng dụng có thể sử dụng để phát triển công nghệ.
[sửa] Tham khảo
(bằng tiếng Việt)
- Khoa học và các khoa học: La science et les sciences. Gilles-Gaston Granger; Phan Ngọc, Phan Thiều dịch. NXB Thế giới, 1995, 147tr, (Tôi biết gì? Que sais-je? Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại)
- Danh từ, thuật ngữ khoa học công nghệ và khoa học về khoa học. B.s: Đỗ Công Tuấn (ch.b), Nguyễn Tiến Đức, Lê Thị Hoài An. NXB Khoa học kỹ thuật, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001, 179tr
- Từ điển khoa học và kỹ thuật Anh-Việt: Khoảng 95.000 mục từ. B.s: Trương Cam Bảo, Nguyễn Văn Hồi, Phương Xuân Nhàn. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002, 1220tr
(bằng tiếng Anh)
- The origins of modern science 1300 - 1800. H. Butterfield - New York: The Macmillan company, c 1958, x, 242tr
- Science in History. J. D. Bernal - 4th ed. - Cambridge: The M.I.T Press, c 1969, Tr. 695-1003, XXV
- The history of science in western civilization. L. Pearce Williams, Henry John Steffens University press of America, 1977
- Studies in history of sciences. Ed.: S. Chatterfee,. - Calcutta: The Asiatic society, 1997, XIII, 240tr