Florence Nightingale
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Florence Nightingale | |
---|---|
Sinh | 12 tháng 5 1820 Florence, Ý |
Mất | 13 tháng 8 1910 London, Anh Quốc |
Florence Nightingale (12 tháng 5 năm 1820 – 13 tháng 8 năm 1910), còn được tưởng nhớ là Người phụ nữ với cây đèn, là người sáng lập ra ngành y tá hiện đại và là một nhà thống kê y tế.
[sửa] Những giai đoạn ban đầu
Florence Nightingale sinh tại Florence (Ý). Gia đình bà giàu có và có liên hệ cao cấp trong chính phủ Anh quốc. Do đó mà bà bị cấm không cho đi làm những nghề nghèo hèn như nghề y tá lúc bấy giờ.
Nhưng khi bà nghe được tiếng gọi thiêng liêng năm 1837 tại khu vườn Embley, bà quyết định cãi lời cha mẹ, đi làm y tá và bỏ hết nhiệt huyết của mình vào ngành nghề y tế giúp người này từ năm 1845. Hành động này một phần là vì bà có cảm xúc khi thấy người khác bị bệnh tật đau đớn, một phần khác là vì bà muốn chống lại xu hướng hạ thấp giới phụ nữ thời bấy giờ - đòi hòi phụ nữ phải phục tòng gia đình, làm nội trợ, sinh sản và không có quyền theo đuổi chuyên ngành chuyên nghiệp mình muốn.
Bà rất quan tâm về tình trạng thê thảm của các trung tâm y tế cho người nghèo và thổ dân. Tháng 12 năm 1844, khi một người ăn xin bị chết trong trạm xá ở London và tạo chấn động công luận, Nightingale lãnh đạo phong trào đòi cải tiến các trạm xá này. Bà được ông Charles Villiers hỗ trợ việc cải tổ luật về y tế cho người nghèo và sau đó bà tiếp tục tham gia cải tiến các phương án giúp người nghèo - trong và ngoài lãnh vực y tế.
Năm 1846 bà tham quan nhà thương tại Kaiserswerth, Đức và rất khâm phục khả năng phục vụ y tế của vùng này. Cùng lúc này, chính trị gia và nhà thơ Richard Monckton Milnes có ý muốn kết hôn nhưng Nightingale khước từ ví lý do là lấy chồng sẽ làm bà xao lãng công tác y tế bà muốn thực hiện.
Năm 1847, trong lúc bà đang bị khủng hoảng tinh thần vì liên hệ với Milnes, Nightingale gặp Sidney Herbert, nhà chính trị lỗi lạc từng làm Thư Ký Chiến Tranh của Anh Quốc. Herbert khi đó đã có gia đình nhưng hai người rất tương đắc và trở thành bạn thân. Herbert giúp Nightingale khai thác và phát huy ngành y tá (trong cuộc chiến Crimea), và ngược lại, bà là cố vấn chính yếu của ông ta trong những đường bước chính trị. Năm 1951, Nightingale không nghe lời cha mẹ, từ khước lới cầu hôn của Milnes.