Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Web Analytics
Cookie Policy Terms and Conditions Nhà Mạc – Wikipedia tiếng Việt

Nhà Mạc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Trống đồng Đông Sơn

Hồng Bàng
   Kinh Dương Vương
   Lạc Long Quân
   Các vua Hùng

An Dương Vương

Nhà Triệu (207 - 111 TCN)
Bắc thuộc lần I (110 TCN - 541)
   Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 - 602)
Bắc thuộc lần II (602 - 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 - 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 - 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Lý (1009 - 1225)
Nhà Trần (1225 - 1400)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Bắc thuộc lần III (1407 - 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê (1428 - 1788)
   Lê sơ
   
   trung
   hưng
Nhà Mạc
Trịnh-Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
   Pháp thuộc (1887 - 1954)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)
   Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng Hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)
sửa

Nhà Mạc là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Mạc Thái Tổ lên ngôi tháng 6 năm 1527 sau khi giành được quyền lực từ tay vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592 – tổng cộng là gần 66 năm. Tuy nhiên, dư đảng nhà Mạc như Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ trung hưng đến tận năm 1677[1] tại khu vực Cao Bằng. Thời kỳ 1527-1592 trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Ninh Bình trở vào trên danh nghĩa nằm trong tay các vua Lê.

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Người khởi đầu cho nhà Mạc là Mạc Đăng Dung. Khi đó nhà Hậu Lê đã suy vi và quyền lực rơi hết vào tay Mạc Đăng Dung. Sau khi ép Lê Cung Hoàng (19 tuổi) nhường ngôi cho mình thì thời đại của nhà Mạc chính thức bắt đầu. Trong gần 66 năm trị vì, giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê đã diễn ra nhiều cuộc chiến liên miên. Cuối cùng vào năm 1592, quân đội Lê-Trịnh đã đánh bại nhà Mạc, chấm dứt 66 năm trị vì của dòng họ này.

Xem thêm bài Mạc Thái Tổ.

[sửa] Chiến tranh Lê-Mạc

Bài chính: Chiến tranh Lê-Mạc.

Sau khi nhà Mạc nắm quyền, đã có một số hoạt động chống đối như cầu viện nhà Minh hoặc nổi dậy nhưng đều không thành. Chỉ đến khi nhà Hậu Lê tái lập thì chiến tranh quy mô mới thực sự bắt đầu.


[sửa] Nguyễn Kim khởi nghĩa, họ Vũ cát cứ

Năm 1529, một võ tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim không thần phục nhà Mạc, bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá và sang Ai Lao (Lào), tập hợp lực lượng chống nhà Mạc. Năm 1533, Kim tìm một người tên là Lê Duy Ninh là con của vua Lê Chiêu Tông đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Ai Lao), tức là vua Lê Trang Tông. Tuy nhiên các nhà sử học nghi ngờ Duy Ninh là con của vua Chiêu Tông vì tuổi của Duy Ninh và Lê Chiêu tông chênh nhau quá ít [2]

Từ khi Trang Tông lên ngôi, nhiều sĩ phu, tướng lĩnh bắt đầu tập hợp bên Nguyễn Kim để chống nhà Mạc. Năm 1540, Mạc Thái Tông chết. Thượng hoàng Mạc Đăng Dung lập cháu nội là Phúc Hải lên ngôi, tức là Mạc Hiến Tông. Năm sau, thượng hoàng Đăng Dung chết.

Năm 1543, quân nhà Lê về nước đánh chiếm Tây đô (Thanh Hoá). Hoạn quan nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu hàng. Năm 1545, Chấp Nhất dâng dưa độc cho Nguyễn Kim, Kim ăn vào chết. Chấp Nhất bỏ trốn về nhà Mạc. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền chỉ huy quân đội.

Ở phía tây bắc, vùng Hưng Hoá (Tuyên Quang), anh em Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên là thủ lĩnh trong vùng cát cứ không thần phục nhà Mạc. Nhà Mạc vài lần mang quân đánh nhưng không diệt được họ Vũ, sau lại phải đối phó với nhiều biến cố khác nên buộc phải để họ Vũ cát cứ. Họ Vũ sai người liên lạc theo về nhà Lê trung hưng.

[sửa] Phụ chính Mạc Kính Điển

Bài chính: Mạc Kính Điển.

Năm 1546, Mạc Hiến tông chết, con là Phúc Nguyên còn nhỏ lên thay, tức là Mạc Tuyên Tông, chú là Khiêm vương Mạc Kính Điển làm phụ chính. Trong triều xảy ra biến loạn. Tướng Phạm Tử Nghi muốn lập con Mạc Thái Tổ là Hoằng vương Mạc Chính Trung đã trưởng thành nhưng không được nên cùng Chính Trung khởi binh nổi loạn. Phạm Tử Nghi nhiều lần muốn đánh chiếm Đông Kinh không thành, bèn đem Chính Trung ra chiếm cứ Yên Quảng (Quảng Ninh), cướp phá Hải Dương và đánh phá sang Trung Quốc khiến nhà Minh lo ngại. Đến năm 1551 Mạc Kính Điển dẹp được Phạm Tử Nghi. Tử Nghi bị chém, Chính Trung bỏ chạy và bị giết. Có thuyết nói Tử Nghi chết về tay người Minh.

Năm 1550, Thái tể Lê Bá Ly quyền thế quá lớn, có phần hống hách, hai sủng thần là Phạm Quỳnh, Phạm Dao[3]cậy thế vua Mạc vây đánh. Bá Ly cùng thông gia là Nguyễn Thiến mang gia quyến gồm các tướng Nguyễn Quyện, Nguyễn Khải Khang, Lê Khắc Thận chạy vào Thanh Hóa hàng theo nhà Lê. Tuy nhiên sau vài năm, khi Nguyễn Thiến và Lê Bá Ly chết, các con là Nguyễn Quyện, Lê Khắc Thận lại về theo nhà Mạc và Nguyễn Quyện trở thành danh tướng nhà Mạc.

Năm 1562, Mạc Tuyên tông mất, con là Mạc Mậu Hợp mới 2 tuổi lên nối ngôi. Việc chính sự đều do Khiêm vương Kính Điển điều hành.

Bấy giờ nhà Lê chiếm lại được Thanh Hóa và Nghệ An. Năm 1558, con thứ Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm hại như anh cả Nguyễn Uông nên xin vào trấn thủ Thuận Hoá. Năm 1570, Trịnh Kiểm lại giao cho Hoàng trấn thủ nốt Quảng Nam. Năm 1572, Hoàng dùng kế giết được tướng Mạc là Mạc Lập Bạo vào đánh. Nhà Mạc mất hẳn phía nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Bộ.

Năm 1570, Trịnh Kiểm chết, hai con Trịnh Cối, Trịnh Tùng tranh ngôi. Trịnh Cối thua phải sang đầu hàng nhà Mạc. Tuy nhiên Trịnh Tùng là người thay thế xứng đáng của Trịnh Kiểm nên vẫn duy trì được thế cân bằng với nhà Mạc.

Trong suốt những năm 1545-1580 là giai đoạn hai bên giằng co, khi thì Trịnh Kiểm và sau này là Trịnh Tùng dẫn quân ra đánh Sơn Nam, Ninh Bình, Sơn Tây, Thăng Long, khi thì Mạc Kính Điển cho quân tấn công Thanh Hóa - Nghệ An. Mạc Kính Điển nhiều lần phải mang vua Mạc qua sông tránh sang Kim Thành (Hải Dương) nhưng quân Lê vẫn không vào được Thăng Long. Hai bên khi được khi thua. Cuộc chiến giằng co nổi lên tên tuổi các tướng Hoàng Đình Ái, Nguyễn Hữu Liêu bên Lê, Nguyễn Quyện bên Mạc.

Tháng 10 năm 1580, Mạc Kính Điển mất, em là Mạc Đôn Nhượng lên thay làm phụ chính. Lực lượng quân đội nhà Mạc suy yếu đi nhiều vì thiếu đi người chỉ huy có tầm cỡ và uy tín. Cho dù nhà Mạc là kẻ thù không đội trời chung với nhà Hậu Lê, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư nhận định: Kính Điển là người nhân hậu, dũng lược, thông minh, tài trí, nhạy bén, hiểu đời, từng trải nhiều gian nan nguy hiểm, cần lao, trung thành; sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn cũng ghi nhận: "Kính Điển là người nhân hậu, linh mẫn, dũng cảm có thừa". Mặc dù trong những lần mang quân vào đánh Thanh Hoá, Mạc Kính Điển thường không thắng được quân nhà Lê nhưng tài chèo lái của ông với nhà Mạc trước nhiều cơn nguy biến và những cuộc chống trả thành công của ông trước những cuộc tấn công ra bắc của họ Trịnh khiến nhà Mạc còn đứng vững. Sau khi Thái tổ Mạc Đăng Dung mất, ông là trụ cột lớn nhất và sau khi ông mất không có người thay thế xứng đáng cho nhà Mạc.

[sửa] Mất Thăng Long

Mạc Mậu Hợp từ nhỏ lên ngôi, khi lớn vẫn dựa vào các hoàng thân phụ chính, không chú trọng việc chính sự. Sau khi Mạc Kính Điển chết, việc trong ngoài đều trông chờ vào Mạc Đôn Nhượng cùng các tướng Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn[4], Bùi Văn Khuê. Uy thế quân Mạc suy sút nhiều và thường bị thua trận.

Năm 1591, Trịnh Tùng đem quân bắc tiến áp sát thành Thăng Long. Đầu năm 1592, Mạc Mậu Hợp chạy sang Gia Lâm, thống suất thủy quân để làm thanh thế trên sông Nhị Hà cho các tướng giữ thành Thăng Long. Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công. Các tướng Mạc Ngọc Liễn, Bùi Văn Khuê, Trần Bách Niên tan vỡ bỏ chạy. Phục binh của Nguyễn Quyện ở cầu Dền không kịp nổi dậy đã bị giết. Nguyễn Quyện bị bắt[5], hai con tử trận. Quân Mạc chết rất nhiều.

Trịnh Tùng rút quân chủ lực về. Mạc Mậu Hợp thu tàn quân án ngữ sông Nhị Hà, lại ham sắc đẹp của vợ tướng Bùi Văn Khuê là Nguyễn thị Niên[6] nên muốn giết Khuê. Tháng 8 năm 1592, Khuê biết chuyện bèn đem quân hàng Lê, hợp binh với Trịnh Tùng đại phá quân Mạc.

Tháng 11 năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long. Mậu Hợp thua chạy về Kim Thành (Hải Dương). Thấy thế nguy cấp, Mậu Hợp lập con là Toàn lên ngôi, tự mình làm tướng thống suất quân đội. Sau các cuộc chiến đẫm máu tại khu vực các phủ Nam Sách, Hạ Hồng, Kinh Môn trong tháng 11 và 12 thì quân đội nhà Mạc chịu tổn thất cực kỳ nặng nề. Mạc Mậu Hợp phải bỏ trốn đến huyện Phượng Nhãn, bị bắt sống sau đó ít ngày và bị hành hình.

[sửa] Tàn dư

Dù Mạc Mậu Hợp và sau đó là Mạc Toàn bị bắt và bị giết thì thế lực của nhà Mạc chưa bị tiêu diệt hết. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, cho đến đầu thế kỷ 17 thì các vùng như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng vẫn thuộc quyền quản lý của nhiều người như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan là thân thuộc của nhà Mạc (thuộc chi Mạc Kính Điển). Tại các khu vực này chiến trận vẫn tiếp diễn trong nhiều năm và nhân dân vẫn tiếp tục chịu cảnh lầm than, đồng ruộng bị bỏ hoang.

Nhà Minh, vì muốn duy trì thế Nam Bắc triều ở Việt Nam có lợi cho họ nên can thiệp để họ Mạc được cát cứ ở Cao Bằng. Khi nhà Minh mất (1644), các vua Nam Minh - tàn dư nhà Minh - vẫn ủng hộ họ Mạc. Họ Mạc nối nhau trấn giữ ở đây trong nhiều năm, đến con Kính Khoan là Kính Vũ. Mãi đến khi nhà Minh mất hẳn (1662) về tay nhà Thanh, họ Trịnh mới ra tay dẹp họ Mạc. Tới năm 1677, việc trấn giữ Cao Bằng của họ Mạc mới chấm dứt.

Những người họ Mạc bị đổi sang họ khác. Về sau, nhân khi chính sự Đàng Ngoài dưới thời Trịnh Giang rối ren, năm 1739, hậu duệ của họ Mạc là Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển lại nổi dậy khởi nghĩa chống Trịnh trong vài năm[7].

[sửa] Thành nhà Mạc

Thành nhà Mạc (Lạng Sơn)
Thành nhà Mạc (Lạng Sơn)

Đây là các kiến trúc quân sự nhà Mạc.

  • Thành Nhà Mạc Lạng Sơn hiện nằm trong khu vực phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, dấu tích còn lại gồm 2 đoạn tường xây bằng đá giữa hẻm núi. Hiện nay di tích thành Nhà Mạc ở Lạng Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan. [8]
  • Thành nhà Mạc nằm ở trung tâm thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Theo sử sách ghi lại thành được xây vào năm 1592 đời nhà Mạc, và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19). Thành được xây theo kiểu hình vuông, mỗi cạnh dài 275m, cao 3,5m và dày 0,8m; mỗi mặt thành có một cửa hình bán nguyệt với kiến trúc theo lối phòng thủ quân sự.[9]. Thành đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và đang có nguy cơ xóa sổ.
  • Thành nhà Mạc ở tỉnh Cao Bằng là thành Nà Lữ: khi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng (1594-1677), trong 83 năm, ba đời vua Mạc đóng đô ở Cao Bình đã cho tu sửa, xây thành cao lên, có cổng thành kiên cố để phòng thủ, đề phòng triều đình vua Lê – chúa Trịnh lên thôn tính. Nhưng có khả năng thành này xây từ nhà Đường 618-802. [10]

[sửa] Kinh tế

Về kinh tế, không thấy đề cập nhiều trong chính sử. Chỉ biết là Mạc Đăng Dung có đưa ra một số quy chế về ruộng đất bao gồm: binh điền, lộc điền, quân điền, dựa trên các quy chế đã có từ thời Hồng Đức (Lê Thánh Tông) hay việc cho đúc tiền Thông Bảo.

Thời kỳ Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) trị vì có thể coi là thời kỳ đỉnh cao của nhà Mạc. Lúc đó nhà Lê chưa trung hưng, toàn cõi do nhà Mạc cai quản, cảnh thịnh trị được các sử gia nhà Lê - triều đại đối địch với nhà Mạc - soạn Đại Việt sử ký toàn thư, phải ghi nhận: "đêm ngủ không đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi". Có lẽ nhà Hậu Lê, thời hoàng kim của Lê Thánh Tông cũng không hơn được như vậy.

Nhưng từ khi Nguyễn Kim nổi dậy, chiến tranh nổ ra, đất nước bị tàn phá, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chiến tranh liên miên đã làm cho đời sống của người dân trở nên đói nghèo hơn. Ví dụ năm 1572, sau khi nhiều phen bị nạn binh đao thì tại Nghệ An lại phát dịch. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục có viết rằng: Các huyện, đồng ruộng bỏ hoang nhân dân đói khổ. Dịch lệ lại phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân xiêu giạt, hoặc tan tác vào Nam, ra Bắc. Trong cõi Nghệ An đìu hiu vắng tanh.

[sửa] Thi cử

Tuy chiến tranh, nhưng nhà Mạc cũng chú ý đào tạo và xây dựng hệ thống quan lại thông qua 22 kỳ khoa cử với chu kỳ ba năm một lần, bắt đầu từ năm 1529 và chấm dứt năm 1592. Chẳng hạn năm 1535, nhà Mạc mở khoa thi Hội, lấy Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Khắc Đốc, Nguyễn Thừa Hưu đỗ tiến sĩ cập đệ; Nguyễn Di Lượng cùng 6 người khác đỗ tiến sĩ xuất thân; Nguyễn Trùng Quang cùng 21 người khác đỗ đồng tiến sĩ xuất thân.

Tương truyền khi rút lên Cao Bằng, họ Mạc vẫn tổ chức thi cử để lấy người hiền tài. Có một kỳ thi người đỗ đầu là một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Duệ[11]

[sửa] Nhận định

[sửa] Giành quyền

Nhà Hậu Lê suy thoái, triều chính rối ren đánh giết lẫn nhau, các vua quỷ Uy Mục đế, vua lợn Tương Dực đế và Chiêu Tông đều không đủ năng lực cầm quyền, các quyền thần họ Trịnh, họ Nguyễn đều chứa chấp mưu đồ riêng, nông dân nổi dậy khởi nghĩa. Mạc Đăng Dung đã xuất hiện trong bối cảnh đó và chỉ trong chưa đầy 10 năm ông đã dẹp yên tình hình nước Đại Việt. Việc nhà Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực và bị thiên hạ chán ghét là tất yếu của lịch sử. Nếu dòng họ Mạc không nổi dậy thì các dòng họ thế tộc khác cũng làm điều tương tự trong bối cảnh lúc đó.

[sửa] Nội trị

Thời kỳ thịnh trị của Mạc Thái Tông cho thấy năng lực trị nước của nhà Mạc không kém nhà Lê. Đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định, không gây những xáo trộn như khi nhà Hồ thay nhà Trần. Những lực lượng chống đối nhà Mạc chính là những thế lực cũ thân nhà Lê. Theo sử sách, thời Mạc không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó cho thấy nhà Mạc được lòng dân. Sách Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn phải thừa nhận Thái Tổ Mạc Đăng Dung "được lòng người hướng về". Sau khi Hiến Tông qua đời, các vua Mạc lên thay đều là ấu chúa, biến loạn trong ngoài rất nhiều nhưng nhà Mạc vẫn đứng vững. Ngoài năng lực của người phụ chính, hẳn phải có nền tảng là sự ủng hộ của nhân dân Bắc bộ lúc đó. Việc họ Mạc tiếp tục cát cứ tại Cao Bằng, ngoài sự can thiệp của nhà Minh, nếu không được lòng người thì không thể tồn tại tới 80 năm.

Đặc biệt, nhà Mạc rất coi trọng việc phát hiện nhân tài, do đó dù chiến tranh liên miên nhưng các kỳ thi vẫn tổ chức khá đều đặn. Ngay cả khi cát cứ trên Cao Bằng, việc thi cử vẫn còn duy trì.

[sửa] Ngoại giao

Về ngoại giao, một số nhà sử học lên án hành động tự trói mình, tạ tội, đầu hàng nhà Minh của Mạc Đăng Dung ở biên giới năm 1541, vì điều đó làm mất thể diện của nước Đại Việt. Nhưng cũng có người cho rằng trong bối cảnh lúc đó, việc này là bắt buộc không còn lựa chọn khác. Ở Thanh Hoá, nhà Lê đánh ra, tại Tuyên Quang, họ Vũ chưa dẹp được. Phía bắc, nhà Minh uy hiếp. Kẻ thù nguy hiểm nhất chính là người phương Bắc. Có lẽ Mạc Đăng Dung không muốn lặp lại thảm kịch của nhà Hồ sau khi thay ngôi nhà Trần nên buộc phải hành động như vậy. Các nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm này còn cho rằng, chính vì hổ thẹn và suy sụp sau hành động này mà Mạc Đăng Dung, vốn đã cao tuổi, nên ốm và mất không lâu sau đó.

Sau khi thất thế, nhà Mạc tiếp tục dựa vào ảnh hưởng của nhà Minh để tồn tại ở Cao Bằng, nhưng tuyệt nhiên không mượn quân nhà Minh. Theo Đại Việt sử ký Toàn thư, đại thần Mạc Ngọc Liễn (vốn là người khác họ được cải họ vua) trước khi mất tại Cao Bằng đã dặn lại vua tôi họ Mạc rằng:

"Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng... Dân ta là dân vô tội mà để phải mắc nạn binh đao, sao lại nỡ thế!... Nếu thấy quân họ đến thì ta nên tránh, chớ có đánh nhau, nên cẩn thận mà giữ là hơn. Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng".

Các đời sau họ Mạc đã làm đúng như Mạc Ngọc Liễn dặn lại. Thua trận, phải rời khỏi ngôi cai trị nhưng không cố giành giật lại bằng mọi giá, điều đó nhà Mạc hơn nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn sau này.

[sửa] Chính thống

Nhà Mạc cuối cùng bị mất ngôi khi nhà Lê hồi phục nhờ sức quyền thần nên các sử gia của triều đại thắng trận ra sức hạ thấp nhà Mạc trong sử sách. Nhà Mạc bị gọi là "ngụy triều". Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những gì nhà Mạc đã làm, đây cũng là một triều đại có vai trò nhất định trong lịch sử Việt Nam. Nhà Lê dù thắng trận nhưng về thực chất thì không còn, cơ nghiệp nhà Lê trung hưng thực ra là cơ nghiệp họ Trịnh.

Giáo sư sử học Văn Tạo trong tạp chí "Nghiên cứu lịch sử" có bài "Nhà Mạc và vấn đề ngụy triều". Tại bài viết này, tác giả vạch rõ: Họ Trịnh và họ Nguyễn lấy tiếng là giúp nhà Lê nhưng thực ra là lo làm lợi cho mình. Họ Trịnh phù Lê nhưng lại phế truất và giết các vua Lê. Họ Nguyễn phù Lê nhưng chỉ lo phát triển cơ đồ riêng và cái cớ chống họ Trịnh. Giáo sư Tạo nhấn mạnh: "Mạc là ngụy công khai, Trịnh Nguyễn là ngụy giấu mặt".

Suy cho cùng, cách nói "nguỵ" cũng chỉ là theo quan điểm của các sử gia thời phong kiến. Các nhà sử học ngày nay đã thay đổi quan điểm này và nhà Mạc đã được nhìn nhận như một triều đại bình đẳng với các triều đại "chính thống" khác.

[sửa] Nguyên nhân thất bại

Lực lượng chống đối nhà Mạc, cụ thể là lực lượng nhân danh nhà Lê, những người ủng hộ nhà Lê còn mạnh. Vấn đề chính thống chỉ có một vai trò nhất định, vì Nam triều hay Bắc triều đều có lý lẽ của mình. Bắc triều dù là người đi cướp ngôi, nhưng từ Lê Uy Mục, nhân dân đã chán ghét nhà Lê. Nam triều dù đã mất uy tín nhưng với một bộ phận nhân dân, nhất là vùng "căn bản" quê hương nhà Lê (Thanh Hoá) trở vào còn nhớ công lao đánh quân Minh của nhà Lê. Do đó, khi yếu tố chính trị không đóng vai trò quyết định thì vấn đề nhân sự sẽ quyết định.

Bản thân các tập đoàn chống Mạc đã có những chính sách phù hợp và lực lượng nhân sự đủ tài năng để đối phó với nhà Mạc nên trong một thời gian dài Nam triều đứng vững trước các cuộc tấn công của nhà Mạc. Thời hậu kỳ (sau khi Mạc Kính Điển chết), nhà Mạc không còn lực lượng nhân sự đủ mạnh, nhất là vua Mạc Mậu Hợp không đủ năng lực và phạm phải sai lầm nên đã thất bại về quân sự. Trong cuộc chiến trường kỳ đó, khi đã thất bại về quân sự thì chính trị của nhà Mạc cũng trở nên yếu thế trước khẩu hiệu "phù Lê" và nhà Mạc thành kẻ bại trận cuối cùng.

[sửa] Các vua nhà Mạc

Miếu hiệu Niên hiệu Tên Sinh- Mất Trị vì Thụy hiệu Lăng
Thái Tổ Minh Đức Mạc Đăng Dung 1483?-1541 1527-1529 Cao hoàng đế
Thái Tông Đại Chính Mạc Đăng Doanh  ?-1540 1530-1540 Văn hoàng đế
Hiến Tông Quảng Hòa Mạc Phúc Hải  ?-1546 1541-1546 Hiển hoàng đế
Tuyên Tông Vĩnh Định
(1547)
Cảnh Lịch
(1548-1553)
Quang Bảo
(1554-1561)
Mạc Phúc Nguyên  ?-1561 1547-1561 Duệ hoàng đế
Bị giết Thuần Phúc
(1562-1566)
Sùng Khang
(1566-1578)
Diên Thành
(1578-1585)
Đoan Thái
(1586-1587)
Hưng Trị
(1588-1590)
Hồng Ninh
(1591-1592)
Mạc Mậu Hợp  ?-1592 1562-1592 Thuần Phúc đế (biệt xưng)
Bị giết Vũ Anh Mạc Toàn  ?-1592 1592-1592 Vũ An đế (biệt xưng)

Lưu ý:

  • Mạc Toàn thực sự không còn quyền lực gì.
  • Một số tài liệu liệt kê cả Mạc Kính Chỉ (niên hiệu Bảo Định và Khanh Hựu [12] 1592-1593), Mạc Kính Cung (niên hiệu Kiền Thống 1593-1594), Mạc Kính Khoan (niên hiệu Long Thái 1594-1628) và Mạc Kính Vũ (Mạc Kính Hoàn, niên hiệu Thuận Đức 1628-1677).

[sửa] Thế phả nhà Mạc

1
Mạc Thái Tổ
1526 - 1529
 
 
2
Mạc Thái Tông
1530 - 1540
 
 
3
Mạc Hiến Tông
1541 - 1546
 
 
4
Mạc Tuyên Tông
1547 - 1561
 
 
5
Mạc Mậu Hợp
1562 - 1592
 
 
6
Mạc Toàn
1592 - 1592
 

[sửa] Các danh tướng văn, võ nhà Mạc

[sửa] Chú thích

  1. Năm 1667 Mạc Kính Hoàn chạy sang nhà Thanh, nhưng sau đó lại trở lại và chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1677
  2. Vua Chiêu tông sinh năm 1506, Duy Ninh sinh năm 1514. Cha chỉ hơn con có 8 tuổi nên có nhiều khả năng Nguyễn Kim tìm người nào đó trá xưng là con vua Chiêu Tông để có danh nghĩa đánh nhà Mạc. Vì vậy sau này nhà Minh lấy lý do đó để chần chừ trong việc thừa nhận nhà Lê Trung hưng
  3. Vợ Phạm Quỳnh, mẹ Phạm Dao là nhũ mẫu của Mạc Kính Điển
  4. Ngọc Liễn là con công thần Nguyễn Kính, được cải sang họ Mạc
  5. Sau Quyện giả cách muốn hàng Trịnh, nhưng cùng con là Tín định cùng các tướng cũ mưu phản Trịnh. Việc bại lộ, bị giết trong ngục
  6. Nguyễn thị Niên và vợ Mậu Hợp đều là con gái lão tướng Nguyễn Quyện. Thị Niên có em làm vợ vua nên hay vào cung. Mậu Hợp thấy Niên đẹp nên muốn chiếm lấy
  7. Theo sách Lê triều dã sử"
  8. Thành Nhà Mạc
  9. Thành nhà Mạc có nguy cơ bị “xoá sổ”
  10. Thành Nà Lữ và Thành Phục Hoà xây dựng từ bao giờ? (14:10, 18/07/2006)
  11. Theo sách Triều Mạc và vấn đề nhà Mạc trong lịch sử
  12. Niên hiệu Bảo Định và Khanh Hựu của Mạc Kính Chỉ lấy theo Đại Việt Sử ký Toàn thư. Theo zh:莫朝 thì niên hiệu này là 康佑 tức Khang Hữu. Đại Việt Sử ký Toàn thư không công nhận Mạc Kính Chỉ và những người kế vị là vua.

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài

Ngôn ngữ khác
Static Wikipedia 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu