Quốc gia Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Đây là bài viết về chính thể tại miền Nam Việt Nam. Để đọc bài viết về tổ chức nước Việt Nam, xin xem bài tổ chức nước Việt Nam.
Loạt bài Lịch sử Việt Nam |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Quốc gia Việt Nam (tiếng Pháp: l’État du Viêt Nam) là một chính phủ thuộc Liên hiệp Pháp, cai quản về mặt danh nghĩa lãnh thổ Việt Nam, tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1949 và 1955. Về mặt hình thức, quốc gia này gần như là một quốc gia quân chủ lập hiến với Quốc trưởng là cựu hoàng Bảo Đại. Từ năm 1954, theo thỏa thuận của Hiệp định Genève 1954, chính quyền và các lực lượng quân sự của Quốc gia Việt Nam tập kết và được trao quyền kiểm soát vùng lãnh thổ Nam Việt Nam. Sau một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã tuyên bố phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và thành lập một quốc gia mới với chế độ cộng hòa dưới tên gọi Việt Nam Cộng Hòa.
[sửa] Lịch sử
Sau khi tái chiếm Đông Dương bằng vũ lực năm 1945, người Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của Việt Nam, mà lực lượng mạnh nhất là Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo và được các nước phương Tây cho là thân với cộng sản. Vì vậy ngày ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập Quốc gia Việt Nam thân phương Tây trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Tuy nhiên, chính quyền Quốc gia Việt Nam non trẻ rất yếu ớt do các quyền quan trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm giữ và quyền hành cao nhất trên thực tế là Cao ủy Pháp.
Sau thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ, Hiệp ước Genève, 1954 được ký kết. Đây là hiệp ước có sự tham dự 9 phái đoàn của Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia về khôi phục hòa bình ở Đông Dương, trong đó có một số phái đoàn chỉ tham dự mà không ký vào hiệp ước. Hiệp ước bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của các quốc gia bản xứ, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Theo Hiệp ước Genève, lãnh thổ nước Việt Nam bị tạm chia làm hai vùng kiểm soát, lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự. Miền Bắc do lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát, miền Nam do lực lượng Quốc gia Việt Nam và lực lượng Liên hiệp Pháp kiểm soát, sau một thời gian theo yêu cầu của Quốc gia Việt Nam lực lượng Liên hiệp Pháp rút về nước. Hiệp ước cũng quy định 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền.
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý thắng lợi, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa. Đây là nền Đệ nhất Cộng Hòa.
[sửa] Các đời thủ tướng
Quốc gia Việt Nam theo hình thức quân chủ lập hiến với nguyên thủ là Quốc trưởng Bảo Đại. Về mặt hành pháp có chức vụ Thủ tướng, được chỉ định bởi Quốc trưởng và chịu trách nhiệm trước Quốc trưởng.
Thứ tự | Tên | Từ | Đến | Chức vụ |
---|---|---|---|---|
Nguyễn Văn Xuân | 27 tháng 5, 1948 | 14 tháng 7, 1949 | Thủ tướng lâm thời | |
1 | Bảo Đại | 14 tháng 7, 1949 | 21 tháng 1, 1950 | Kiêm nhiệm Thủ tướng |
2 | Nguyễn Phan Long | 21 tháng 1, 1950 | 27 tháng 4, 1950 | Thủ tướng |
3 | Trần Văn Hữu | 6 tháng 5, 1950 | 3 tháng 6, 1952 | Thủ tướng |
4 | Nguyễn Văn Tâm | 23 tháng 6, 1952 | 7 tháng 12, 1953 | Thủ tướng |
5 | Bửu Lộc | 11 tháng 1, 1954 | 16 tháng 6, 1954 | Thủ tướng |
6 | Ngô Đình Diệm | 16 tháng 6, 1954 | 23 tháng 10, 1955 | Thủ tướng |