Vua Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Loạt bài Lịch sử Việt Nam |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Sau đây là danh sách các vị vua Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.
Sau thời kỳ Bắc thuộc đến triều đại nhà Lý một số vị vua đã xưng hoàng đế, đây là điều thách thức thần quyền của các vua Trung Quốc, người vẫn tự xưng là con trời ("thiên tử") vâng mạng trời ("thiên mệnh") cai trị "thiên hạ", và đụng chạm tới tính chính danh của họ, tức lúc đó thế giới có đến hai vua. Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, người Hoa đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sát nhập bằng vũ lực nhưng, ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mạng trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam được tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam người trị vì "Vương quốc phía nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc.
Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng 5 móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.
Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền phong kiến dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc, ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi.
Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Hoa-Việt, biên giới này về cơ bản gần giống với ngày nay. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ phong kiến thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất.
Vì vậy Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một nước chư hầu của Trung Quốc, hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu sắc phong của Trung Quốc; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua Quang Trung. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại phong kiến phương bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu sắc phong cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh. Hầu hết các vị vua đều được biết bằng miếu hiệu, trong khi các vua nhà Nguyễn được biết bằng niên hiệu.
[sửa] Thời kỳ trước độc lập
Tên triều đại | Các vị vua, lãnh đạo | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Nhà Hồng Bàng và nước Văn Lang | Lục Dương Vương | Kinh Dương Vương hay Hùng Dương | 3079 TCN- | |
Hùng Hiển Vương | Lạc Long Quân hay Hùng Hiền | |||
Hùng Quốc Vương | Hùng Lân | |||
Hùng Diệp Vương | Hùng Việp | |||
Hùng Hy Vương | Hùng Hy | |||
Hùng Huy Vương | Hùng Huy | |||
Hùng Chiêu Vương | Hùng Chiêu | |||
Hùng Vi Vương | Hùng Vỹ | |||
Hùng Định Vương | Hùng Định | |||
Hùng Nghi Vương | Hùng Hy | |||
Hùng Trinh Vương | Hùng Trinh | |||
Hùng Vũ Vương | Hùng Võ | |||
Hùng Việt Vương | Hùng Việt | |||
Hùng Anh Vương | Hùng Anh | |||
Hùng Triệu Vương | Hùng Triều | |||
Hùng Tạo Vương | Hùng Tạo | |||
Hùng Nghi Vương | Hùng Nghi | |||
Hùng Tuyên Vương | Hùng Duệ | -257 TCN | ||
Nhà Thục và nước Âu Lạc | An Dương Vương | Thục Phán | 257-207 TCN | |
Nhà Triệu và nước Nam Việt[1] | Triệu Vũ Vương | Triệu Đà | 207-137 TCN | |
Triệu Văn Vương | Triệu Hồ | 137-125 TCN | ||
Triệu Minh Vương | Triệu Anh Tề | 125-113 TCN | ||
Triệu Ai Vương | Triệu Hưng | 113-112 TCN | ||
Triệu Dương Vương | Triệu Kiến Đức | 112-111 TCN | ||
Bắc thuộc | Giao Chỉ và nhà Tây Hán | 111 TCN-39 | ||
Nhà Đông Hán | 25-220 | |||
Hai Bà Trưng (Trưng Vương) | Trưng Trắc - Trưng Nhị | 40-43 | ||
Nhà Đông Ngô | 222-280 | |||
Bà Triệu | Triệu Thị Trinh | 248 | 23 | |
Nhà Tấn | 280-420 | |||
Nhà Lưu Tống | 420-479 | |||
Nhà Nam Tề | 479-502 | |||
Nhà Lương | 502-541 | |||
Nhà Tiền Lý Nước Vạn Xuân độc lập |
Lý Nam Đế | Lý Bí (Lý Bôn) | 541-548 | 48 |
Triệu Việt Vương | Triệu Quang Phục | 549-571 | ||
Hậu Lý Nam Đế | Lý Phật Tử | 571-602 | ||
Nhà Đường (Trung Quốc) | Mai Hắc Đế | Mai Thúc Loan | 722 | |
Bố Cái Đại Vương | Phùng Hưng | 766-789 | ||
Phùng An | 789-791 | |||
Dương Thanh | 819-820 | |||
Tự chủ | Tĩnh Hải Tiết độ sứ | Khúc Thừa Dụ | 906-907 | |
Tĩnh Hải Tiết độ sứ | Khúc Hạo (Khúc Thừa Hạo) | 907-917 | ||
Tĩnh Hải Tiết độ sứ | Khúc Thừa Mỹ | 917-923 | ||
Tĩnh Hải Tiết độ sứ | Dương Đình Nghệ (Dương Diên Nghệ) | 931-937 | ||
Tiết độ sứ | Kiều Công Tiễn | 937-938 |
^ Các vua nhà Triệu là người Hán, không phải người Việt.
[sửa] Nhà Ngô (939-965)
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Tiền Ngô Vương | không có | Ngô Quyền | 939-944 | 47 |
Dương Bình Vương[2] | không có | Dương Tam Kha (Dương Chủ Tướng, Dương Thiệu Hồng) | 944-950 | |
Hậu Ngô Vương[3] | không có | Ngô Xương Ngập Ngô Xương Văn |
950-965 |
Tiếp đến là thời kỳ loạn 12 sứ quân (966-968)
- ^ Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô và làm vua trong 6 năm.
- ^ Thời Hậu Ngô Vương gồm hai vị vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương cùng trị vì.
[sửa] Nhà Đinh (968-979)
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Đinh Tiên Hoàng | Thái Bình | Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Hoàn) | 968-979 | 56 |
Đinh Phế Đế | Thái Bình (dùng tiếp niên hiệu cũ) | Đinh Toàn (Đinh Tuệ) | 979-980 | 27 |
[sửa] Nhà Tiền Lê (980-1009)
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Lê Đại Hành | Thiên Phúc Hưng Thống (989-993) Ứng Thiên (994-1005) |
Lê Hoàn | 980-1005 | 64 |
Lê Trung Tông | không có | Lê Long Việt | 1005 (3 ngày) | 23 |
Lê Ngoạ Triều | Cảnh Thụy (1008-1009) | Lê Long Đĩnh | 1005-1009 | 24 |
[sửa] Nhà Lý (1010-1225)
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Lý Thái Tổ | Thuận Thiên | Lý Công Uẩn | 1010-1028 | 55 |
Lý Thái Tông | Thiên Thành (1028-1033) Thông Thụy (1034-1038) Càn Phù Hữu Đạo (1039-1041) Minh Đạo (1042-1043) Thiên Cảm Thánh Võ (1044-1048) Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054) |
Lý Phật Mã | 1028-1054 | 55 |
Lý Thánh Tông | Long Thụy Thái Bình (1054-1058) Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065) Long Chương Thiên Tự (1066-1067) Thiên Huống Bảo Tượng (1060) Thần Võ (1069-1072) |
Lý Nhật Tông | 1054-1072 | 50 |
Lý Nhân Tông | Thái Ninh (1072-1075) Anh Võ Chiêu Thắng (1076-1084) Quảng Hữu (1085-1091) Hội Phong (1092-1100) Long Phù (1101-1109) Hội Tường Đại Khánh (1110-1119) Thiên Phù Duệ Võ (1120-1126) Thiên Phù Khánh Thọ (1127) |
Lý Càn Đức | 1072-1127 | 63 |
Lý Thần Tông | Thiên Thuận (1128-1132) Thiên Chương Bảo Tự (1133-1137) |
Lý Dương Hoán | 1128-1138 | 23 |
Lý Anh Tông | Thiệu Minh (1138-1139) Đại Định (1140-1162) Chính Long Bảo Ứng 1163-1173) Thiên Cảm Chí Bảo (1174-1175) |
Lý Thiên Tộ | 1138-1175 | 40 |
Lý Cao Tông | Trinh Phù (1176-1185) Thiên Gia Bảo Hữu (1202-1204) Trị Bình Long Ứng (1205-1210) |
Lý Long Trát (Lý Long Cán) | 1176-1210 | 38 |
Lý Huệ Tông | Kiến Gia | Lý Sảm | 1211-1224 | 33 |
Lý Chiêu Hoàng | Thiên Chương Hữu Đạo | Lý Phật Kim (Lý Thiên Hinh) | 1224-1225 | 60 |
[sửa] Nhà Trần (1225-1400)
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Trần Thái Tông | Kiến Trung (1225-1237) Thiên Ứng Chính Bình (1238-1350) Nguyên Phong (1251-1258) |
Trần Cảnh | 1225-1258 | 60 |
Trần Thánh Tông | Thiệu Long (1258-1272) Bảo Phù (1273-1278) |
Trần Hoảng | 1258-1278 | 51 |
Trần Nhân Tông | Thiệu Bảo (1279-1284) Trùng Hưng (1285-1293) |
Trầm Khâm | 1279-1293 | 50 |
Trần Anh Tông | Hưng Long | Trần Thuyên | 1293-1314 | 54 |
Trần Minh Tông | Đại Khánh (1314-1323) Khai Thái (1324-1329) |
Trần Mạnh | 1314-1329 | 58 |
Trần Hiến Tông | Khai Hữu | Trần Vượng | 1329-1341 | 23 |
Trần Dụ Tông | Thiệu Phong (1341-1357) Đại Trị (1358-1369) |
Trần Hạo | 1341-1369 | 33 |
Hôn Đức Công | Đại Định | Dương Nhật Lễ | 1369-1370 | ? |
Trần Nghệ Tông | Thiệu Khánh | Trần Phủ | 1370-1372 | 74 |
Trần Duệ Tông | Long Khánh | Trần Kính | 1372-1377 | 40 |
Trần Phế Đế | Xương Phù | Trần Hiện | 1377-1388 | 27 |
Trần Thuận Tông | Quang Thái | Trần Ngung | 1388-1398 | 22 |
Trần Thiếu Đế | Kiến Tân | Trần Án | 1398-1400 |
[sửa] Nhà Hồ (1400-1407)
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Hồ Quý Ly | Thánh Nguyên | Hồ Quý Ly | 1400 | |
Hồ Hán Thương | Thiệu Thành (1401-1402) Khai Đại (1403-1407) |
Hồ Hán Thương | 1401-1407 |
[sửa] Nhà Hậu Trần (1407-1413)
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Giản Định Đế | Hưng Khánh | Trần Ngỗi | 1407-1409 | |
Trùng Quang Đế | Trùng Quang | Trần Quý Khoáng | 1409-1413 |
[sửa] Nhà Hậu Lê (1428-1527)
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Lê Thái Tổ | Thuận Thiên | Lê Lợi | 1428-1433 | 49 |
Lê Thái Tông | Thiệu Bình (1434-1440) Đại Bảo (1440-1442) |
Lê Nguyên Long | 1433-1442 | 20 |
Lê Nhân Tông | Đại Hòa/Thái Hòa (1443-1453) Diên Ninh (1454-1459) |
Lê Bang Cơ | 1442-1459 | 19 |
Lệ Đức Hầu (Lạng Sơn Vương) | Thiên Hưng (1459-1460) | Lê Nghi Dân | 1459-1460 | 21 |
Lê Thánh Tông | Quang Thuận (1460-1469) Hồng Đức (1470-1497) |
Lê Tư Thành (Lê Hạo) | 1460-1497 | 56 |
Lê Hiến Tông | Cảnh Thống | Lê Tranh | 1497-1504 | 44 |
Lê Túc Tông | Thái Trinh | Lê Thuần | 6/1504-12/1504 | 17 |
Lê Uy Mục | Đoan Khánh | Lê Tuấn | 1505-1509 | 22 |
Lê Tương Dực | Hồng Thuận | Lê Oanh | 1510-1516 | 24 |
Lê Quang Trị | 1516 (3 ngày) | 8 | ||
Lê Chiêu Tông | Quang Thiệu (1516-1526) | Lê Y | 1516-1522 | 26 |
Lê Cung Hoàng | Thống Nguyên (1522-1527) | Lê Xuân | 1522-1527 | 21 |
[sửa] Nhà Hậu Lê hay Nhà Lê Trung Hưng (1533-1788)
[sửa] Nam Triều - Bắc Triều
Trong thời điểm này nhà Mạc và nhà Hậu Lê tranh giành quyền lực với nhau, nhà Hậu Lê tại miền nam và nhà Mạc tại miền bắc.
[sửa] Nam Triều - Nhà Hậu Lê
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Lê Trang Tông | Nguyên Hòa | Lê Duy Ninh | 1533-1548 | 31 |
Lê Trung Tông | Thuận Bình | Lê Huyên | 1548-1556 | 28 |
Lê Anh Tông | Thiên Hữu (1557) Chính Trị (1558-1571) Hồng Phúc (1572-1573) |
Lê Duy Bang | 1556-1573 | 42 |
Lê Thế Tông | Gia Thái (1573-1577) Quang Hưng (1578-1599) |
Lê Duy Đàm | 1573-1599 | 33 |
[sửa] Bắc Triều - Nhà Mạc (1527-1592)
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Mạc Thái Tổ | Minh Đức | Mạc Đăng Dung | 1527-1529 | 59 |
Mạc Thái Tông | Đại Chính | Mạc Đăng Doanh | 1530-1540 | |
Mạc Hiến Tông | Quãng Hòa | Mạc Phúc Hải | 1541-1546 | |
Mạc Tuyên Tông | Vĩnh Định (1547) Cảnh Lịch (1548-1553) Quang Bảo (1554-1561) |
Mạc Phúc Nguyên | 1546-1561 | |
Mạc Mậu Hợp | Thuần Phúc (1562-1565) Sùng Khang (1566-1577) Diên Thành (1578-1585) Đoan Thái (1586-1587) Hưng Trị (1588-1590) Hồng Ninh (1591-1592) |
Mạc Mậu Hợp | 1562-1592 | 31 |
Mạc Toàn | Vũ Anh (1592-1592) | Mạc Toàn | 1592-1592 | ? |
Con cháu nhà Mạc rút lên Cao Bằng, tồn tại cho đến năm 1677 mới bị diệt hẳn:
- Mạc Kính Chỉ (1592-1593)
- Mạc Kính Cung (1593-1625)
- Mạc Kính Khoan (1623-1625)
- Mạc Kính Vũ (Mạc Kính Hoàn) (1638-1677)
[sửa] Trịnh - Nguyễn phân tranh
Trong thời kỳ này các vua Lê chỉ trị vì trong danh nghĩa mà thôi. Quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (miền bắc) và chúa Nguyễn ở Đàng Trong (miền nam).
[sửa] Vua Lê
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Lê Kính Tông | Thận Đức (1600) Hoằng Định (1601-1619) |
Lê Duy Tân | 1600-1619 | 32 |
Lê Thần Tông (lần 1) | Vĩnh Tộ (1620-1628) Đức Long (1629-1643) Dương Hòa (1635-1643) |
Lê Duy Kỳ | 1619-1643 | 56 |
Lê Chân Tông | Phúc Thái | Lê Duy Hựu | 1643-1649 | 20 |
Lê Thần Tông (lần 2) | Khánh Đức (1649-1652) Thịnh Đức (1653-1657) Vĩnh Thọ (1658-1661) Vạn Khánh (1662) |
Lê Duy Kỳ | 1649-1662 | 56 |
Lê Huyền Tông | Cảnh Trị | Lê Duy Vũ | 1663-1671 | 18 |
Lê Gia Tông | Dương Đức (1672-1773) Đức Nguyên (1674-1675) |
Lê Duy Hợi | 1672-1675 | 15 |
Lê Hy Tông | Vĩnh Trị (1678-1680) Chính Hòa (1680-1705) |
Lê Duy Hợp | 1676-1704 | 54 |
Lê Dụ Tông | Vĩnh Thịnh (1706-1719) Bảo Thái (1720-1729) |
Lê Duy Đường | 1705-1728 | 52 |
Đế Duy Phường | Vĩnh Khánh | Lê Duy Phường | 1729-1732 | |
Lê Thuần Tông | Long Đức | Lê Duy Tường | 1732-1735 | 37 |
Lê Ý Tông | Vĩnh Hữu | Lê Duy Thìn | 1735-1740 | 41 |
Lê Hiển Tông | Cảnh Hưng | Lê Duy Diêu | 1740-1786 | 70 |
Lê Mẫn Đế | Chiêu Thống | Lê Duy Kỳ | 1787-1789 | 28 |
[sửa] Chúa Trịnh (1545-1786)
Các vị chúa | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Thế Tổ Minh Khang Thái Vương | Trịnh Kiểm | 1545-1570 | 68 |
Bình An Vương | Trịnh Tùng | 1570-1623 | 74 |
Thanh Đô Vương | Trịnh Tráng | 1623-1652 | 81 |
Tây Định Vương | Trịnh Tạc | 1653-1682 | 77 |
Định Nam Vương | Trịnh Căn | 1682-1709 | 77 |
An Đô Vương | Trịnh Cương | 1709-1729 | 44 |
Uy Nam Vương | Trịnh Giang | 1729-1740 | 51 |
Minh Đô Vương | Trịnh Doanh | 1740-1767 | 48 |
Tĩnh Đô Vương | Trịnh Sâm | 1767-1782 | 44 |
Điện Đô Vương | Trịnh Cán | 1782 (2 tháng) | 6 |
Đoan Nam Vương | Trịnh Khải | 1782-1786 | 24 |
Án Đô Vương | Trịnh Bồng | 1786-1787 | ? |
[sửa] Chúa Nguyễn (1600-1802)
Các vị chúa | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Chúa Tiên | Nguyễn Hoàng | 1600-1613 | 89 |
Chúa Sãi hay Chúa Bụt | Nguyễn Phúc Nguyên | 1613-1635 | 73 |
Chúa Thượng | Nguyễn Phúc Lan | 1635-1648 | 48 |
Chúa Hiền | Nguyễn Phúc Tần | 1648-1687 | 68 |
Chúa Nghĩa | Nguyễn Phúc Trăn | 1687-1691 | 43 |
Chúa Minh | Nguyễn Phúc Chu | 1691-1725 | 51 |
Chúa Ninh | Nguyễn Phúc Thụ | 1725-1738 | 43 |
Chúa Vũ (Vũ Vương) | Nguyễn Phúc Khoát | 1738-1765 | 52 |
Chúa Định (Định Vương) | Nguyễn Phúc Thuần | 1765-1777 | 24 |
Nguyễn Ánh | Nguyễn Phúc Ánh | 1781-1802 | 59 |
[sửa] Nhà Tây Sơn (1778-1802)
Các vị vua | Niên hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Thái Đức Hoàng Đế | Thái Đức | Nguyễn Nhạc | 1778-1793 | |
Quang Trung Hoàng Đế | Quang Trung | Nguyễn Huệ | 1788-1792 | 40 |
Cảnh Thịnh Hoàng Đế | Cảnh Thịnh Bảo Hưng |
Nguyễn Quang Toản | 1792-1802 | 20 |
[sửa] Nhà Nguyễn (1802-1945)
Niên hiệu | Miếu hiệu | Tên huý | Năm trị vì | Tuổi thọ |
Gia Long | Nguyễn Thế Tổ | Nguyễn Phúc Ánh | 1802-1819 | 59 |
Minh Mạng | Nguyễn Thánh Tổ | Nguyễn Phúc Đảm | 1820-1840 | 50 |
Thiệu Trị | Nguyễn Hiến Tổ | Nguyễn Phúc Miên Tông | 1841-1847 | 41 |
Tự Đức | Nguyễn Dực Tông | Nguyễn Phúc Hồng Nhậm | 1848-1883 | 55 |
Dục Đức | Nguyễn Cung Tông | Nguyễn Phúc Ưng Ái | 1883 (3 ngày) | 30 |
Hiệp Hoà | Nguyễn Phúc Hồng Dật | 6/1883-11/1883 | 36 | |
Kiến Phúc | Nguyễn Giản Tông | Nguyễn Phúc Ưng Đăng | 12/1883-8/1884 | 15 |
Hàm Nghi | Nguyễn Phúc Ưng Lịch | 8/1884-8/1885 | 64 | |
Đồng Khánh | Nguyễn Cảnh Tông | Nguyễn Phúc Ưng Kỷ | 1885-1888 | 25 |
Thành Thái | Nguyễn Phúc Bửu Lân | 1889-1907 | 74 | |
Duy Tân | Nguyễn Phúc Vĩnh San | 1907-1916 | 46 | |
Khải Định | Nguyễn Hoằng Tông | Nguyễn Phúc Bửu Đảo | 1916-1925 | 41 |
Bảo Đại | Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ | 1926-1945 | 85 |
[sửa] Tham khảo
- Nước Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử, Vietnam Net
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược
- Tóm tắt Niên biểu Lịch sử Việt Nam, trang web của tạp chí Quê Hương
- Sự hình thành cơ cấu chính trị Đại Việt, BBC Việt ngữ tóm lược bài viết The Early Kingdoms của Keith Taylor
[sửa] Xem thêm