Sénégal
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|||||
Khẩu hiệu quốc gia: Un Peuple, Un But, Une Foi (tiếng Pháp: Một dân tộc, một mục đích, một niềm tin) |
|||||
![]() |
|||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Pháp | ||||
Thủ đô | Dakar | ||||
Tổng thống | Abdoulaye Wade | ||||
Thủ tướng | Macky Sall | ||||
Diện tích - Tổng - % Nước |
Hạng 85 196.190 km² 2,1% |
||||
Dân số - Tổng (2005) Mật độ |
Hạng 72 11.658.000 56,7/km² |
||||
GDP (PPP) | 20,56 tỉ Mỹ kim (Hạng 109) | ||||
GDP trên đầu người | $1.800 (Hạng 149) | ||||
HDI (2003) | 0,458 (Hạng 157) – low | ||||
Độc lập - Ngày |
Từ Pháp 20 tháng 6, 1960 |
||||
Tiền tệ | CFA Franc | ||||
Múi giờ | UTC 0 | ||||
Quốc ca | Pincez Tous vos Koras, Frappez les Balafons | ||||
Miền Internet | .sn | ||||
Calling Code | 221 |
Sénégal (tên chính thức Cộng hoà Sénégal) là một quốc gia phía Nam của sông Sénégal nằm ở Tây châu Phi. Sénégal có đường biên giới là biển Đại Tây Dương cho đến phía Tây, Mauritania ở phía Bắc, Mali ở phía Đông, Guinée và Guiné-Bissau ở phía Nam. Gambia nằm trong Sénégal, theo con sông Gambia hơn 300 km . Phía nhô Verde là những hòn đảo nhỏ nằm ngoài bờ biển Sénégal 560 km.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Những khám phá khảo cổ học trên cả vùng này cho thấy Senegal từng là nơi có người sinh sống từ thời tiền sử. Hồi giáo, tôn giáo chính tại Senegal, lần đầu tiên tới đây vào thế kỷ 11. Ngày nay, 95% dân số Senegal là người Hồi giáo. Trong thế kỷ thứ 13 và 14, vùng này nằm dưới ảnh hưởng của các đế chế Mandingo ở phía đông; Đế chế Jolof của Senegal cũng được lập ra vào thời gian này. Nhiều cường quốc Châu Âu đã tới đây từ thế kỷ thứ 15 trở về sau, và chỉ chấm dứt khi Pháp kiểm soát hoàn toàn địa điểm khi ấy đã trở thành một đầu mối buôn bán nô lệ quan trọng. Nước này giành lại độc lập từ Pháp ngày 4 tháng 4 năm 1960.
Tháng 1 năm 1959, Senegal và Sudan thuộc Pháp hợp nhất thành lập ra Liên bang Mali, và đã trở thành hoàn toàn độc lập ngày 20 tháng 6, 1960, nhờ thỏa thuận chuyển giao quyền lực được ký với Pháp ngày 4 tháng 4, 1960. Vì những khó khăn chính trị trong nước, Liên bang tan rã ngày 20 tháng 8. Senegal và Sudan (được đổi tên thành Cộng hoà Mali) tuyên bố độc lập. Léopold Senghor được bầu làm tổng thống đầu tiên của Senegal vào tháng 8 năm 1960.
Sau khi Liên bang Mali tan vỡ, Tổng thống Senghor và Thủ tướng Mamadou Dia cùng cầm quyền theo một hệ thống nghị viện. Tháng 12 năm 1962, sự đối đầu chính trị của họ dẫn tới một cuộc đảo chính của Thủ tướng Dia. Cuộc đảo chính đẫm máu bị dẹp yên, Dia bị bắt và bị cầm tù, Senegal chấp nhận một hiến pháp mới trao nhiều quyền cho Tổng thống. Năm 1980, Tổng thống Senghor quyết định giã từ chính trường, trao lại quyền lực cho người kế nhiệm đã được lựa chọn từ trước là Abdou Diouf năm 1981.
Senegal cùng Gambia cùng tham gia vào liên đoàn chỉ mang tính danh nghĩa Senegambia ngày 1 tháng 2, 1982. Tuy nhiên, liên đoàn này đã giải tán năm 1989. Dù có những cuộc đàm phán hòa bình, một nhóm ly khai phía nam tại vùng Casamance đã tiến hành các cuộc xung đột rời rạc với các lực lượng chính phủ từ năm 1982. Senegal có lịch sử tham gia vào các đội quân gìn giữ hòa bình quốc tế khá lâu dài.
Abdou Diouf làm tổng thống giai đoạn 1981 và 2000. Ông thúc đẩy sự tham gia rộng lớn hơn vào chính trị, giảm bớt sự tham gia của chính phủ vào kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại của Senegal, đặc biệt với các nước phát triển. Tình hình chính trị trong nước thỉnh thoảng lại bùng phát với những cuộc bạo động đường phố, căng thẳng biên giới và bạo lực từ phong trào ly khai ở vùng Casamance phía nam. Tuy nhiên, những cam kết dân chủ và nhân quyền của Senegal cũng được tăng cường. Diouf làm tổng thống bốn nhiệm kỳ liên tục. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, lãnh đạo đối lập Abdoulaye Wade đã đánh bại Diouf trong một cuộc bầu cử được các quan sát viên quốc tế cho là tự do và công bằng. Senegal trải qua cuộc chuyển giao quyền lực trong hòa bình lần thứ hai, và là lần thứ nhất từ đảng này sang đảng khác.
Ngày 30 tháng 12, 2004 Tổng thống Abdoulaye Wade thông báo ông sẽ ký một hiệp ước hòa bình với nhóm ly khai tại vùng Casamance.
[sửa] Chính trị
- Bài chính về chính trị và chính quyền của Senegal có thể tìm đọc tại Loạt bài về chính trị và chính quyền của Senegal.
Senegal là một nước cộng hòa trong đó tổng thống được trao nhiều quyền lực; tổng thống được bầu với nhiệm kỳ bảy năm, năm 2001 đã được sửa đổi thành nhiệm kỳ năm năm, theo phổ thông đầu phiếu. Tổng thống hiện tại là Abdoulaye Wade.
Senegal có 65 đảng chính trị đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc cùng hợp tác tiến tới một sự chuyển tiếp tới một nền dân chủ của đất nước, và thập chí trong số các nước phát triển tại lục địa Châu Phi. Nghị viện một viện là Quốc hội có 120 thành viên được bầu cử riêng biệt với cuộc bầu cử tổng thống. Senegal có một nhánh lập pháp, một nhánh hành pháp khá độc lập và công bằng. Tòa án cấp cao nhất của nước này là hội đồng hiến pháp, và tòa án công lý, các thành viên của hai tòa án này do tổng thống chỉ định.
Các hoạt động chính phủ Senegal khá minh bạch. Mức độ tham nhũng kinh tế gây cản trở tới sự phát triển kinh tế đất nước khá thấp. Ngày nay Senegal có một nền văn hóa chính trị dân chủ, là một trong những hình mẫu chuyển tiếp dân chủ thành công nhất tại Châu Phi.
Các quan chức hành chính địa phương đều được tổng thống chỉ định và chịu trách nhiệm trước tổng thống.
[sửa] Địa lý
Senegal nằm ở phía tây lục địa Châu Phi. Đất đai Senegal gồm chủ yếu những đồng bằng cát lăn phía tây Sahel kéo dài tới tận vùng đồi thấp phía đông nam. Đây là nơi có điểm cao nhất Senegal, một điểm vô danh gần Nepen Diakha độ cao 581 m. Biên giới phía bắc là Sông Senegal, các con sông khác gồm Gambia và Sông Casamance. Thủ đô Dakar nằm trên bán đảo Cap-Vert, điểm cực tây của lục địa Châu Phi.
Khí hậu địa phương là nhiệt đới với các mùa nóng và ẩm xác định do gió mùa đông từ phía đông bắc và gió mùa hè từ phía tây nam gây ra. Lượng mưa hàng năm tại Dakar vào khoảng 24 inch (600 mm) chủ yếu diễn ra trong khoảng tháng 6 tới tháng 10 khi nhiệt độ trung bình tối đa là 27°C; nhiệt độ tối thiểu trong khoảng tháng 12 đến tháng 2 là 17°C. Nhiệt độ trong đất liền cao hơn so với dọc bờ biển và lượng mưa tăng nhiều ở các vùng phía nam, vượt quá 1500 mm hàng năm ở một số vùng.
[sửa] Kinh tế
Tháng 1 năm 1994, Senegal đã tiến hành một cuộc cải cách kinh tế sâu rộng và đầy tham vọng với sự hỗ trợ của cộng đồng các nước cho vay quốc tế. Cuộc cải cách bắt đầu với việc phá giá 50 % đồng tiền tệ Senegal, đồng franc CFA, vốn có tỷ giá cố định so với đồng franc cũ của Pháp và hiện nay là đồng euro. Sự kiểm soát và hỗ trợ giá cả của chính phủ dần được bãi bỏ. Sau khi kinh tế giảm sút 2.1 % năm 1993, Senegal đã có một bước chuyển quan trọng, nhờ chương trình cải cách đó, với tăng trưởng GDP thực tế hàng năm ở mức 5 % trong giai đoạn 1995-2001. Lạm phát hàng năm từng chưa tới 1 %, nhưng đã tăng tới ước tính 3.3 % năm 2001. Đầu tư tăng trưởng vững chắc từ mức 13.8 % GDP năm 1993 tới 16.5 % năm 1997.
Với tư cách một thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (WAEMU), Senegal hiện đang nỗ lực hội nhập sâu hơn nữa vào khu vực với một mức thuế quan thống nhất. Senegal cũng đã thực hiện kết nối Internet toàn bộ năm 1996, tạo ra một cuộc bùng nổ các dịch vụ dựa trên công nghệ thông tin nhỏ. Hoạt động tư nhân hiện chiếm 82% GDP. Những hậu quả tiêu cực là việc Senegal phải đối mặt với những vấn đề kinh niên của đô thị như thất nghiệp, bất bình đẳng kinh tế xã hội, thanh thiếu niên phạm tội, và nghiện ma tuý -- tương tự như vấn đề sinh ra từ các tầng lớp xã hội khác nhau tại vùng đô thị các nước phát triển/công nghiệp.
[sửa] Nhân khẩu
Senegal có dân số khoảng 11 triệu người, khoảng 70% trong số đó sống tại vùng nông tôn. Mật độ dân số tại các vùng này trong khoảng từ 77 người trên km² ở vùng trung tây cho tới 2 người trên km² tại các vùng khô cằn phía đông.
[sửa] Sắc tộc
Senegal có nhiều nhóm sắc tộc khác nhau và vì thế có nhiều ngôn ngữ được sử dụng tại nước này. Người Wolof là nhóm sắc tộc lớn nhất tại Senegal chiếm 43% dân số; người Serer (15%) là nhóm đứng thứ hai, tiếp sau là các nhóm sắc tộc khác gồm Fula (24%), Lebou (10%), người Jola (4%), người Mandinka (3%), Toucouleur, Soninke, Bassari, ngoài ra còn có nhiều cộng đồng sắc tộc nhỏ khác nữa. Khoảng 50,000 người Châu Âu (chủ yếu là người Pháp), một số người Mauritani và người Li ban hiện đang sống tại Senegal, chủ yếu trong các thành phố. Trong các thành phố đó còn có một số người thuộc dân tộc Trung Quốc và Việt Nam. Những người lai da đen và Châu Âu (chủ yếu là người Pháp và người Bồ Đào Nha) có nguồn gốc (người Bồ Đào Nha lai và người da đen gồm một số người Cape Verde và sống tại Casamance) cũng sống tại đó. Tiếng Pháp là ngôn ngữ quốc gia nhưng được một thiểu số nhỏ từng tốt nghiệp các trường học thuộc địa sử dụng thường xuyên. Đa phần các dân tộc sử dụng cả ngôn ngữ của riêng mình, như người Wolof, và những người lai Bồ Đào Nha/da đen nói các loại ngôn ngữ Bồ Đào Nha Creole. Những người dân gốc Senegal nói tiếng Kriol, ngôn ngữ này cũng được sử dụng tại guinea-Bissau, trong khi những người dân Cape Verde nói thứ ngôn ngữ lai da đen (creole) của họ.
[sửa] Tôn giáo
Hồi giáo là tôn giáo chính ở nước này với khoảng 94% dân số là tín đồ; cộng đồng Thiên chúa giáo chiếm 4% dân số gồm Cơ đốc giáo La Mã các phái Tin lành khác.
[sửa] Đạo Hồi
Các cộng đồng Hồi giáo nói chung được tổ chức theo nhiều cấp bậc Sufi Hồi giáo và theo gia đình, do một khalif (xaliifa trong tiếng Wolof, từ tiếng Ả rập khalīfa) đứng đầu, đây thường là con cháu trực hệ của người thành lập ra nhóm đó. Hai cấp bậc Sufi lớn nhất và có ảnh hưởng nhất tại Senegal là Tijaniyya, những phân nhóm lớn nhất của họ ở tại các thành phố Tivaouane và Kaolack, và Murīdiyya (Murid), tại thành phố Touba. Halpulaar, một nhóm sắc tộc trải rộng dọc theo Sahel từ Chad tới Senegal, chiếm 20% dân số Senegal, là nhóm đầu tiên cải theo Đạo Hồi. Halpulaar, gồm nhiều nhóm dân tộc Fula, được gọi là Peuls và Toucouleur tại Senegal. Nhiều Toucouleurs, Halpulaar tại vùng Châu thổ Sông Senegal ở phía bắc, đã cải theo Hồi giáo từ khoảng một nghìn năm trước và sau này góp phần vào việc truyền bá Đạo Hồi ra khắp Senegal. Tuy nhiên, đa số các cộng đồng phía nam Châu thổ Sông Senegal, không phải đã hoàn toàn Hồi giáo hóa cho tới tận cuối thế kỷ mười chín, đầu thế kỷ hai mươi. Khoảng giữa thế kỷ mười chín, Hồi giáo trở thành lá cờ kháng chiến chống lại những kẻ thống trị cũ và chủ nghĩa thực dân Pháp, và các lãnh đạo Tijānī là Al-Hajj Umar Tall và Màbba Jaxu Ba đã thành lập ra những quốc gia Hồi giáo tuy tồn tại chỉ một thời gian ngắn nhưng có nhiều ảnh hưởng trong dân chúng, tuy vậy cả hai người đều đã bỏ mạng trong các trận đánh với Pháp và đế chế của họ lại bị người Pháp sáp nhập.
Sự mở mang của các trường Côral chính thức (được gọi là daara trong tiếng Wolof) trong thời kỳ thuộc địa đã tăng mạnh sau nỗ lực của Tijaniyya. Trong cộng đồng Murid, vốn nhấn mạnh trên sắc tộc hơn nghiên cứu văn chương Côral, thuật ngữ daara thường được áp dụng cho những nhóm người phục vụ một cách thành kính cho một lãnh đạo tôn giáo. Các nhóm Hồi giáo khác gồm nhóm thứ bậc lâu đời hơn là Qādiriyya và Layene của Senegal, nhóm này phổ biến ở vùng bờ biển Lebu. Ngày nay đa phần trẻ em Senegal học tại các daara trong nhiều năm, gắng nhớ càng nhiều kinh Côral càng tốt. Một số chúng tiếp tục học tôn giáo tại các trường Ả rập chính thức (majlis) hay tại các trường tư Ả rập đang ngày càng phát triển hoặc các trường công sử dụng tiếng Pháp-Ả rập.
[sửa] Ki-tô giáo
Các cộng đồng Cơ đốc giáo La Mã nhỏ hiện diện chủ yếu ở vùng bờ biển Serer, người Jola và Balant và ở phía đông Senegal bên trong cộng đồng Bassari và Coniagui. Tại Dakar, các nghi thức Cơ đốc giáo và Tin Lành cũng được một bộ phận người nhập cư Liban, Cape verd, Châu Âu và Châu Mỹ thiến hành, và trong một số cộng đồng Châu Phi cũng như các cộng đồng khác. Dù Hồi giáo là tôn giáo chính của Senegal, tổng thống đầu tiên của nước này, Léopold Sédar Senghor, là một tín đồ Cơ đốc giáo.
[sửa] Các tôn giáo khác
Các tôn giáo khác ở Senegal chủ yếu gồm thuyết duy linh, được một số tín đồ Do Thái và Phật giáo tin theo. Đạo Do Thái là tôn giáo đương nhiên có của bất kỳ người Do Thái nào, Phật giáo có một số tín đồ là người Trung Quốc và Việt Nam.
[sửa] Các vùng hành chính
Các bài chính: Các vùng ở Senegal, Các khu vực tại Senegal Senegal được chia thành 11 vùng (régions), và sau đó được chia nhỏ tiếp thành 34 khu (départements), 94 quận, và nhiều cộng đồng.
Các vùng gồm:
- Dakar
- Diourbel
- Fatick
- Kaolack
- Kolda
- Louga
- Matam
- Saint-Louis
- Tambacounda
- Thiès
- Ziguinchor
Các khu: xem Các khu vực Senegal
Các quận: xem Các quận Senegal
[sửa] Văn hóa
- Ẩm thực Senegal
- Danh sách các nhà văn Senegal
- Danh sách nhân vật Senegal
- Âm nhạc Senegal
- Ousmane Sembène Nhà văn và đạo diễn phim người Senegal này được coi là 'người cha' của Điện ảnh Châu Phi.
[sửa] Xem thêm
- Viễn thông Senegal
- Quan hệ nước ngoài Senegal
- Các văn hóa bản xứ, các vương quốc và nhóm dân tộc tại Senegal
- Quân đội Senegal
- Vận tải Senegal
- Giáo dục Senegal
- Đại học Dakar
- Liên đoàn hướng đạo sinh Senegal
- Đội tuyển bóng đá quốc gia Senegal
[sửa] Liên kết ngoài
Chính phủ
- (tiếng Pháp) Gouvernement du Sénégal - Official governmental website (in French)
- Embassy of the Republic of Senegal in London government information and links
- Ministère de l'urbanisme
- Observatoire sur les systemes d'information, reseaux et inforoutes
Tin tức
- allAfrica.com - Senegal news headline links
Tổng quan
- (tiếng Pháp) L'Afrique - Sénégal Hundreds of photographs and articles
- BBC News Country Profile - Senegal
- CIA World Factbook - Senegal
- Open Directory Project - Senegal directory category
- MSN encarta Senegal overview
Bản đồ
Âm nhạc
- Cora Connection West African music resources
Du lịch
- Tiêu bản:Wikitravel
- Guided Tours of Senegal
- The Lonely Planet travel guide on Senegal
Other
- (tiếng Pháp) Teranga Senegal - French Portal - Travel guide (in French)
- Encyclopaedia Britannica's Country Page - "Senegal"
- - Senegal Pictures
- Site on Senegal with maps, tourism, ...
- Very good site on Senegal with maps, culture, ...
- Senegal shows tolerant face of Islam ...
Dân tộc
MFDC
Các nước châu Phi | ![]() |
---|---|
Ai Cập | Algérie | Angola | Bénin | Botswana | Burkina Faso | Burundi | Cabo Verde | Cameroon | Comores | Cộng hoà Congo | Cộng hoà Dân chủ Congo | Côte d'Ivoire | Djibouti | Eritrea | Ethiopia | Gabon | Gambia | Ghana | Guiné-Bissau | Guinea Xích Đạo | Guinée | Kenya | Lesotho | Liberia | Libya | Madagascar | Malawi | Mali | Maroc | Mauritanie | Mauritius | Mozambique | Namibia | Cộng hòa Nam Phi | Niger | Nigeria | Rwanda | São Tomé và Príncipe | Sénégal | Seychelles | Sierra Leone | Somalia | Somaliland | Sudan | Swaziland | Tanzania | Tây Sahara | Tchad | Togo | Cộng hoà Trung Phi | Tunisia | Uganda | Zambia | Zimbabwe |
|
Các lãnh thổ phụ thuộc: Quần đảo Canary | Ceuta và Melilla | Quần đảo Madeira | Mayotte | Réunion | Quần đảo Saint Helena |