Chiến tranh Nga - Ba Lan (1919-1921)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919—1921 | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Biên giới Ba Lan và Nga theo kết quả chiến tranh |
|||||||
|
|||||||
Tham chiến | |||||||
Nga | Ba Lan | ||||||
Chỉ huy | |||||||
Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky, Semyon Mikhailovich Budyonniy |
Juzef Pilsudsky, Edward Ridz-Smigli |
||||||
Lực lượng | |||||||
950 000 binh lính, 5 000 000 dự bị |
360 000 binh lính, 738 000 dự bị |
||||||
Thương vong | |||||||
khoảng 100 000 - 150 000 chết | khoảng 60 000 chết |
Chiến tranh Nga-Ba Lan diễn ra giữa nước Nga Xô Viết và Ba Lan từ 1919 đến 1921 trên lãnh thổ Ba Lan, Belarus, Latvia, Litva và Ukraina.
Mục lục |
[sửa] Nguyên nhân chiến tranh
Sau khi được trao trả độc lập, Ba Lan hướng mọi nỗ lực để phục hồi biên giới năm 1772, khi hiệp ước Pospolit bao gồm những lãnh thổ thuộc Belarus và Ukraina. Chính quyền Ba Lan сho rằng thời gian lộn xộn do cách mạng ở Nga là lý tưởng để khôi phục sự kiểm soát các vùng đất một thời bị mất. Mặt khác, chính quyền Xô Viết không chỉ nỗ lực kiểm soát lãnh thổ thuộc Đế chế Nga trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, mà còn ra sức thiết lập chế độ cộng sản ở các nước châu Âu. Sau cách mạng tháng 11 ở Đức (1918) nước Nga Xô Viết xóa bỏ Thỏa thuận hòa bình Brest. Với sự rút lui của quân Đức, Hồng Quân bắt đầu tiến mạnh về phía Tây.
[sửa] Diễn biến
- 17 tháng 12, 1918 — Hồng quân chiếm Dаugаvpils (Dvinsk) và tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ Litva và Belarus.
- 1 tháng 1, 1919 — Sau khi quân Đức rút khỏi Vilnius, các tổ chức tự vệ Ba Lan địa phương nắm quyền kiểm soát thành phố, nhưng ngày 5 tháng 1, Vilnius bị Hồng Quân đánh chiếm.
- Vùng Memel tách ra khỏi Đức và bị Pháp chiếm. Người Litva gởi 1500 binh lính để chiếm Klаipeda. Quân Litva đánh 200 người Pháp, trận đánh giành thành phố diễn ra trong 5 ngày, kết quả có 12 người Litva, 2 người Pháp và 1 cảnh sát Đức chết. Nga lập tức đưa quân đến biên giới.
- Tháng 3, quân Ba Lan tấn công Nga và vượt sông Neman.
- 4 tháng 4 — Ba Lan chiếm Kovel.
- 9 tháng 2 — Ba Lan chiếm Brest.
- Tháng 7, tại Ba Lan có đội quân 70 ngàn người được thành lập tại Pháp và được tổ chức ở mức đáng kể bởi người Mỹ gốc Ba Lan.
- 19 — 21 tháng 4 — Quân Ba Lan lại chiếm Vilnius.
- 8 tháng 8 — Binh sĩ Ba Lan chiếm Minsk.
- 29 tháng 8 — Binh sĩ Ba Lan chiếm Bobruysk.
- Mùa xuân năm 1920 — Anh, Pháp, Hoa Kỳ cung cấp cho Ba Lan 1494 vũ khí, 2800 súng tự động, gần 700 máy bay, 10 triệu viên đạn.
- 25 tháng 4, 1920 — thành lập liên minh với Simon Vasilievich Petlyura, quân Ba Lan cùng với lực lượng vũ trang của Petliura tấn công Nga, chuẩn bị gom vào thành phần của mình Ukraina và Litva, trên mặt trận rộng từ sông Pripyat đến sông Dnestr.
- 7 tháng 5 — binh sĩ Ba Lan và Ukraina của Petlyura chiếm Kiev.
- Cuộc tấn công của binh lính Ba Lan kèm theo những cuộc thảm sát và xử bắn hàng loạt dân Do Thái: ở thành phố Rovno những kẻ xâm chiếm bắn chết hơn 3 ngàn thường dân, ở khu Теtievo gần 4 ngàn người Do Thái bị giết, các làng Ivanovtsi, Kucha, Sobachi, Yablunovka, Novaya Greblya, Melnichi, Kirillovka v.v... bị phá hủy hoàn toàn, dân làng cũng bị sát hại.
- 5 tháng 6, 1920 — Quân Nga bắt đầu phản công ở Ukraina (mặt trận Tây-Nam dưới sự chỉ huy của Аleksandr Ilyich Еgorov).
- 6 tháng 6 — Binh sĩ Xô Viết tái chiếm Zhitomir và Berdichev.
- 12 tháng 6 — Binh sĩ Xô Viết tái chiếm Kiev.
- 4 tháng 7 — bắt đầu cuộc tấn công của binh lính Xô Viết lên mặt trận phía Tây; binh sĩ Xô Viết tái chiếm Rovno.
- 11 tháng 7 — Binh sĩ Xô Viết tái chiếm Minsk.
- 20 tháng 7 — Binh sĩ Xô Viết tái chiếm Vilnius.
- 28 tháng 7, hội nghị các đại sứ khối Аntаnta trao cho Ba Lan các vùng phía Đông của Теshen, bao gồm thành phố Теshen. Thượng viện Ba Lan không thỏa mãn với phần này của khu vực nên không chấp nhận.
- 30 tháng 7, ở Belostok, Ủy ban Cách mạng Lâm thời Ba Lan được thành lập, tuyên bố rằng, Hồng Quân tiến đến biên giới Ba Lan không vì lợi ích của mình, mà để bảo vệ đất nước và sẵn sàng giúp đỡ nhân dân Ba Lan trong cuộc đấu tranh giải phóng của chủ nghĩa xã hội.
- 25 tháng 7 — 20 tháng 8 — chiến dịch phản công Lvov của quân Xô Viết ở mặt trận Tây-Nam, kế quả là tái chiếm các phần: 13 tháng 8 - Brodi, 15 tháng 8 - Buek, nhưng không làm chủ được Lvov.
- 2 tháng 8 — binh sĩ Xô Viết làm chủ mặt trận phía Tây Brest.
- 13 tháng 8 — Hồng quân của Mikhail Tukhachevsky tấn công Warszawa, chiếm Radzimin, cách thủ đô Ba Lan 23 km.
- 14 tháng 8 — Ba Lan bắt đầu phản công từ Warszawa. Đó là Trận chiến Warszawa (hay Phép màu trên Wisla) kết thúc 25 tháng 8.
- 17 tháng 8, ở Minsk bắt đầu các cuộc đàm phán giữa Ba Lan và Nga Xô Viết.
- 25 tháng 8 — 26 tháng 8 — Một phần của tập đoàn quân 4, lữ đoàn 3 kỵ binh, sư đoàn 2 của tập đoàn quân 15 Xô Viết vượt biên giới Đông Phổ bị quân Đức đánh bại.
- 31 tháng 8 — vòng vây Lvov được giải tỏa.
- 31 tháng 8 — trận Kоmаrоvo, trận kỵ binh lớn nhất từ 1813. Tập đoàn quân 1 kỵ binh dưới quyền Budyonniy bị thua.
- 5 tháng 9, theo hòa ước Ba Lan-Litva, Vilnius nhập vào Litva.
- 7 tháng 9, Ba Lan phá hòa ước, tái chiếm Vilnius và thành lập ở đó chính phủ trung ương Litva.
- 15 tháng 10—25 tháng 10 — trận Neman. Quân rút lui của Tukhachevsky thử củng cố vị trí ở Polesie, vùng Grodno, nhưng bị quân Ba Lan dưới quyền Juzef Pilsudsky tấn công từ cánh, phải rút lui. Gần 40000 quân bị bắt làm tù binh.
- Nửa đầu tháng 10 — quân Ba Lan tiến đến đường Ternopol—Dubno—Minsk.
- 9 tháng 10, tướng Ba Lan Zheligovsky chiếm thành phố Vilnius. Litva cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ba Lan và công bố tình trạng chiến tranh. Chính phủ Xô Viết chống lại việc Ba Lan chiếm Vilnius.
- 12 tháng 10 — ký kết hòa ước.
- 18 tháng 3, 1921 — kết thúc Thỏa thuận Riga 1921. Tây Belarus và Tây Ukraina nhập vào Ba Lan.
- Trong số 200 ngàn Hồng quân, gần 70 ngàn bị Ba Lan bắt làm tù binh, chết vì đói khát, bệnh tật, tra tấn, sỉ nhục và hình phạt.
- 20 tháng 03, diễn ra trưng cầu dân ý về vấn đề Silezy thuộc Đức hay Ba Lan.
- 20 tháng 10, phần Đông-Nam Thượng Silezy được trаo cho Ba Lan. Việc tái vũ trang của người Ba Lan ở Silezy vào tháng 5 kết thúc. Hạ Silezy ở lại nước Đức.
- 15 tháng 3, 1923 - hội nghị các đại sứ Anh, Pháp, Nhật và Ý thiết lập biên giới Ba Lan-Litva, trao tỉnh Vilen cho Ba Lan.
[sửa] Kết quả chiến tranh
Kết quả chính của cuộc chiến: khu vực Tây Ukraina và Tây Belarus của Đế chế Nga chuyển sang thuộc Ba Lan.
[sửa] Thư mục
Tiếng Nga:
- Райский Н. С. Польско-советская война 1919—1920 годов и судьба военнопленных, интернированных, заложников и беженцев. — М., 1999. ISBN 0-7734-7917-1
- "ОТ ВОЙНЫ 1914 К ВОЙНЕ 1939" (на примере Польши). "Русский переплет"
[sửa] Xem thêm
- Tù binh chiến tranh Nga-Ba Lan
- Trại tù binh của Ba Lan Tukhol
- Chiến tranh Xô Viết-Ba Lan 1939
- Thanh niên tình nguyện Lvov (ru:Львовские орлята)
- Khởi nghĩa Slutsk (Belarus năm 1920)