Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Web Analytics
Cookie Policy Terms and Conditions Quân đội Nhân dân Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Quân đội Nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 năm 1944.

Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân

Mục lục

[sửa] Quá trình phát triển

Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên.

Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.

Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc BộTrung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ. Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 7/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một dân tộc thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20.

Sau năm 1954, đại bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa.

Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân của miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất ra đời, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam thống nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.

[sửa] Các trận chiến quan trọng

[sửa] Các tướng lĩnh tiêu biểu

  1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh
  2. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh
  3. Đại tướng Hoàng Văn Thái
  4. Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm đến phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
  5. Đại tướng Lê Trọng Tấn
  6. Thượng tướng Chu Văn Tấn, chỉ huy Cứu quốc quân
  7. Thượng tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam
  8. Thượng tướng Trần Văn Quang
  9. Trung tướng Nguyễn Bình, Tư lệnh Nam Bộ
  10. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên
  11. Thiếu tướng Dương Văn Dương, Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên
  12. Thiếu tướng Hoàng Sâm, đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
  13. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, vị tướng quân đầu tiên
  14. Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Lưỡng quốc tướng quân
  15. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, tướng quân tóc dài, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam
  16. Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, cha đẻ của ngành quân giới
  17. Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, vị tướng Chính ủy.
  18. Thượng tướng Phùng Quang Thanh, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng (từ 2006)

Xem thêm: Danh sách các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam

[sửa] Tổ chức

Lực lượng vũ trang Việt Nam chia làm 3 thứ quân: Chủ lực, Địa phươngDân quân-Tự vệ. Trừ Dân quân-Tự vệ là lực lượng bán quân sự, còn lại là quân đội chuyên nghiệp và được tổ chức chính quy.

Cấp tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn (Binh đoàn), cả thảy có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động.

Từ cấp tiểu đoàn trở lên ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị này từ sau chiến tranh chống Mỹ đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị.

Tổ chức quân đội chia ra 2 loại: Quân cơ động và quân đồn trú. Quân cơ động là lực lượng chủ lực tiến công cơ động, không gắn cố định với địa dư đóng quân. Quân đồn trú để bảo vệ địa phương mình đồn trú và xây dựng quân sự địa phương.

Quân cơ động: Quân đoàn 1, còn gọi là Binh đoàn Quyết Thắng, được thành lập ngày 24 tháng 10 năm 1973 tại Ninh Bình. Quân đoàn 2, còn gọi là Binh đoàn Hương Giang, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên-Huế. Quân đoàn 3, còn gọi là Binh đoàn Tây Nguyên, được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Tây Nguyên. Quân đoàn 4, còn gọi là Binh đoàn Cửu Long, được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1974 tại miền Đông Nam Bộ.

Quân đồn trú: Về mặt địa lý, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn, binh đội trực thuộc. Chức năng cơ bản của Quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ được phân cho mình, xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương tại quân khu. Toàn quốc Việt Nam hiện nay chia thành 8 quân khu gồm các quân khu 1 (khu vực vùng núi tả ngạn sông Hồng- vùng Việt Bắc), quân khu 2 (khu vực các tỉnh miền núi hữu ngạn sông Hồng - vùng Tây Bắc), quân khu 3 (các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ), quân khu 4 (các tỉnh Bắc Trung bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế), quân khu 5 (các tỉnh Nam Trung BộTây Nguyên), quân khu 7 (Đông Nam Bộ), quân khu 9 (Tây Nam Bộ) và quân khu Thủ đô (Hà Nội và địa bàn xung quanh).

Theo cơ cấu ngành dọc, Quân đội Nhân dân Việt Nam có Quân chủng chia theo môi trường tác chiến và Binh chủng là loại đơn vị kỹ thuật. Hiện nay, Việt Nam có 3 quân chủng là: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân. Ngoài ra, Bộ đội Biên phòng được xếp ngang với các Quân chủng.

Các chức vụ cao nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng.

Đảng ủy Quân sự Trung ương, gọi tắt là Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập vào tháng 1 năm 1946.

Ngoài ra, trong chính quyền Việt Nam có chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng cũng thuộc giới quân nhân, và từng có chức vụ Tổng tư lệnh do Võ Nguyên Giáp nắm giữ.

Xem thêm: Danh sách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam

[sửa] Cấp bậc quân hàm

Xem thêm: Quân hàm Quân đội Việt Nam và một số quốc gia

Theo Sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, các cấp bậc của Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định như sau:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang quân hàm đại tướng năm 1948
Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang quân hàm đại tướng năm 1948
  1. Cấp Tướng (3 bậc)
  2. Cấp Tá (3 bậc)
    • Đại tá 3 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
    • Trung tá 2 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
    • Thiếu tá 1 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
  3. Cấp uý (4 bậc)
  4. Cấp sĩ (3 bậc)
    • Thượng sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
    • Trung sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
    • Hạ sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
  5. Cấp binh (2 bậc)
    • Binh nhất (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
    • Binh nhì (không có quân hàm)
  • Quân hàm sĩ quan

Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh, chế độ quân hàm chưa được áp dụng, trừ vài trường hợp ngoại lệ. Năm 1958, chế độ quân hàm mới chính thức được áp dụng đại trà và ổn định từ đó đến nay, trừ một vài thay đổi nhỏ.

Hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay có 3 cấp: Tướng, Tá, Úy, mỗi cấp có 4 bậc được phân theo số sao: Đại (4 sao), Thượng (3 sao), Trung (2 sao) và Thiếu (1 sao), riêng cấp Úy có thêm bậc Chuẩn úy (sĩ quan chuyên nghiệp). Dưới quân hàm sĩ quan là các quân hàm Học viên, Hạ sĩ quan và Chiến sĩ. Hạ sĩ quan (cấp sĩ) có 3 bậc: Thượng, Trung và Hạ. Cấp Binh (Chiến sĩ) có 2 bậc: Binh nhất và Binh nhì.

Cấp hàm Thượng tướng, Thượng tá và Thượng úy được quy định từ năm 1958. Cấp hàm Thượng tá bị bãi bỏ năm 1983 rồi được khôi phục lại từ năm 1992. Các cấp hàm có tên gọi riêng trong hải quân: Đô đốc (tương đương Thượng tướng), Phó Đô đốc (tương đương Trung tướng), Chuẩn Đô đốc (tương đương Thiếu tướng) được quy định lần đầu tiên trong Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981. [1]

Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định cần cho công tác chỉ huy chiến đấu, do đó làm công tác chuyên môn nghiệp vụ dài hạn trong quân đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Sĩ quan chuyên nghiệp không làm công tác chỉ huy, quản lý. Cấp hàm thấp nhất của sĩ quan chuyên nghiệp là Chuẩn úy và cao nhất là Thượng tá.

Quân hàm Quân đội Nhân dân Việt Nam có 2 hình thức chính là quân hàm chính thức và quân hàm kết hợp. Quân hàm chính thức là cấp hiệu đeo ở trên vai áo. Quân hàm kết hợp là phù hiệu binh chủng kết hợp cấp hiệu đeo ở trên ve áo (còn gọi là quân hàm dã chiến). Sĩ quan chuyên nghiệp không đeo quân hàm kết hợp. Quân hàm Chuẩn úy không áp dụng cho sĩ quan chỉ huy.

[sửa] Quân hàm chính thức

Quân hàm cho biết cấp bậc và quân chủng của quân nhân.

Màu viền của quân hàm thể hiện các quân chủng:

  • Lục quân: màu đỏ tươi.
  • Không quân và Phòng không: màu xanh da trời.
  • Hải quân: màu tím than.

Màu nền là màu vàng.

Riêng quân hàm Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, nhưng có màu nền xanh lá cây.

  • Quân hàm sĩ quan cấp tướng
  • Quân hàm sĩ quan cấp tá và cấp úy
  • Quân hàm học viên, hạ sĩ quan và chiến sĩ

Riêng của hạ sĩ quan và chiến sĩ Hải quân


Ngoài ra quân hàm còn cho biết quân nhân là sĩ quan chỉ huy hay sĩ quan chuyên nghiệp.

[sửa] Quân hàm kết hợp của Lục quân (quy định năm 1960)

  • Quân hàm sĩ quan cấp tướng
  • Quân hàm sĩ quan cấp tá và cấp úy
  • Quân hàm học viên, hạ sĩ quan và chiến sĩ

[sửa] Phù hiệu

Theo quy định năm 1982 thì Quân đội Nhân dân Việt Nam có 25 loại phù hiệu binh chủng sau đây:

  • Binh chủng hợp thành bộ binh: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.
  • Bộ binh cơ giới: hình xe bọc thép trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.
  • Đặc công: hình dao găm đặt trên khối bộc phá dưới có mũi tên vòng.
  • Xe tăng, xe bọc thép: hình xe tăng.
  • Pháo binh: hình hai khẩu pháo đặt chéo.
  • Hóa học: hình tia phóng xạ trên hình nhân benzen.
  • Công binh: hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe.
  • Thông tin: hình sóng lượn.
  • Bộ đội biên phòng: hình móng ngựa trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.
  • Quân chủng không quân: hình sao trên hai cánh chim.
  • Bộ đội nhảy dù: hình cánh máy bay trên dù đang mở.
  • Quân chủng phòng không: hình hai khẩu pháo đặt chéo.
  • Tên lửa: hình tên lửa trên nền mây.
  • Cao xạ: hình khẩu pháo cao xạ.
  • Ra-đa: hình cánh ra-đa trên bệ.
  • Quân chủng Hải quân: hình mỏ neo.
  • Hải quân đánh bộ: hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.
  • Ngành Hậu cần - Tài vụ: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa.
  • Quân y, thú y: hình chữ thập đỏ trên hình tròn.
  • Ngành kỹ thuật: hình com-pa đặt trên chiếc búa.
  • Lái xe: hình tay lái trên díp xe.
  • Ngành Quân pháp: gồm cơ quan điều tra hình sự, tòa án quân sự. Viện kiểm sát quân sự, cơ quan pháp chế, và các lực lượng kiểm soát quân sự: hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo.
  • Quân nhạc: hình chiếc kèn và sáo đặt chéo.
  • Thể công: hình cung tên.
  • Văn công: hình ký hiệu âm nhạc và đàn nguyệt.

[sửa] Quy định về chức vụ sĩ quan

Theo Nghị định số 44/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5 tháng 4 năm 2005, quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là:

  • Các chức vụ Bộ trưởng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng;
  • Chức vụ Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng;
  • Chức vụ Tư lệnh Quân đoàn, Tư lệnh Binh chủng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng;
  • Chức vụ Phó Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tư lệnh Binh chủng, Sư đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tá;
  • Chức vụ Lữ đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tá;
  • Chức vụ Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất Trung tá;
  • Chức vụ Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tá;
  • Chức vụ Đại đội trưởng, Đại đội phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại úy;
  • Chức vụ Trung đội trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng úy.

[sửa] Tên gọi

Chữ "nhân dân" trong tên gọi "Quân đội Nhân dân Việt Nam" xuất phát từ mục tiêu của nó: "Quân đội Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng một lòng với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, tuyệt đối trung thành với nhà nước, với dân tộc".[cần chú thích] Trong báo chí Việt Nam thì Quân đội Nhân dân Việt Nam thường được viết tắt là QĐND. Chữ "Nhân dân" cũng có mặt trong nhiều tên gọi các tổ chức của Việt Nam như Công an Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao... và cũng là chữ phổ biến trong tên gọi các tổ chức của các nước cộng sản.


[sửa] Xem thêm

Static Wikipedia 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu