Tiếng Mã Lai
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Malay bahasa Melayu, بهاس ملايو |
||
---|---|---|
Được nói tại: | Malaysia, parts of Indonesia, Brunei, Singapore, southern Thailand, southern Philippines, Netherlands, Australia | |
Tổng số người nói: | 20–30 million | |
Xếp hạng: | 54 | |
Hệ ngôn ngữ: | Hệ ngôn ngữ Nam Đảo Malayo-Polynesian (MP) Nuclear MP Sunda-Sulawesi Malayic Malayan Local Malay Malay |
|
Địa vị chính thức | ||
Ngôn ngữ chính thức tại: | Malaysia, Brunei, Singapore | |
Điều hành bởi: | Dewan Bahasa dan Pustaka (Institute of Language and Literature) | |
Mã ngôn ngữ | ||
ISO 639-1: | ms | |
ISO 639-2: | may (B) | msa (T) |
ISO/FDIS 639-3: | từng trường hợp:msa — Malay (generic)mly — Malay (specific)btj — Bacanese Malaybve — Berau Malaybvu — Bukit Malaycoa — Cocos Islands Malayjax — Jambi Malaymeo — Kedah Malaymqg — Kota Bangun Kutai Malayxmm — Manado Malaymax — North Moluccan Malaymfa — Pattani Malaymsi — Sabah Malayvkt — Tenggarong Kutai Malay |
|
Lưu ý: Trang này có thể đựng chữ ngữ âm IPA theo dạng Unicode. |
Tiếng Mã Lai, địa phương gọi là bahasa Melayu, là một ngôn ngữ Austronesia được nói bởi người Mã Lai sống ở bán đảo Mã Lai, miền Nam Thái Lan, Philippines, Singapore, Trung-Đông Sumatra, các đảo Riau, và nhiều phần của bờ biển Borneo. Đây là ngôn ngữ chính thức của Malaysia, Brunei và Singapore. Nó rất giống với tiếng Indonesia, được gọi là Bahasa Indonesia, tiếng chính thức của Indonesia. Tiêu chuẩn chính thức cho tiếng Mã Lai, cũng được Indonesia, Malaysia và Brunei chấp nhận là cách nói được sử dụng ở các đảo Riau, phía Nam Singapore, từ lâu đã được xem là nơi sinh ra tiếng Mã Lai. Trong tiếng Mã Lai, ngôn ngữ này được gọi là Bahasa Melayu hay Bahasa Malaysia, có nghĩa là tiếng Mã Lai. Thuật ngữ sau được giới thiệu bởi Luật Ngôn ngữ quốc gia năm 1967 và thịnh hành đến những năm 1990 khi các học viện và các quan chức chính phủ đã quay sang áp dụng lại thuật ngữ cũ Bahasa Melayu, đang được sử dụng trong Hiến pháp Liên bang. Indonesia áp dụng một loạt tiếng Mã Lai khi độc lập, gọi đó là Bahasa Indonesia và dù một sắc lệnh về hiểu lẫn nhau tồn tại, tiếng Indonesia khác biệt đáng kể với tiếng Malaysia. Ở Singapore và Brunei người ta gọi nó là Bahasa Melayu. Tuy nhiên, nhiều phương ngữ tiếng Mã Lai không thể hiểu lẫn nhau. Ví dụ, phát âm theo kiểu tiếng Kelantan thì khiến cho nhiều người Mã Lai khó hiểu, trong khi tiếng Java có xu hướng có nhiều từ riêng biệt mà nhiều người Mã Lai thấy xa lạ. Ngôn ngữ được nói bởi Peranakan (Straits Chinese, a hybrid of Chinese settlers from the Ming Dynasty and local Malays) là một thổ ngữ địa phương của phương ngữ Mã Lai và tiếng Phúc Kiến được phần lớn dân Straits Settlements trước đây của Penang và Malacca sử dụng. Việc sử dụng ngôn ngữ thú vị này hầu như đã biến mất trên thế giới nhưng vẫn được sử dụng phổ biến ở Malaysia.