Bắc Bộ Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bắc Bộ, thời thuộc Pháp gọi là Bắc Kỳ, là một trong 3 miền chính của Việt Nam (hai miền còn lại gọi là Trung Bộ và Nam Bộ). Nó cùng với một phần Bắc Trung Bộ nằm ở miền Bắc Việt Nam theo cách hiểu thông thường hiện nay. Nó cũng từng được chính phủ Bảo Đại thời Chiến tranh Đông Dương gọi là Bắc phần trong tiếng Việt.
Bắc Bộ giáp tỉnh Thanh Hóa của Trung Bộ.
Bắc Bộ Việt Nam có đồng bằng sông Hồng mầu mỡ, thuận lợi cho trồng lúa và hoa màu.
Mục lục |
[sửa] Tiểu vùng
Tùy theo mục đích phân loại, Bắc Bộ có thể được chia làm nhiều tiểu vùng. Cách chia này đôi khi cũng mang tính tương đối.
Theo một cách chia, Bắc Bộ Việt Nam được phân làm 3 tiểu vùng:
- Vùng Đông Bắc có 11 tỉnh:
- Vùng Tây Bắc có 4 tỉnh:
- Vùng đồng bằng sông Hồng nằm trên châu thổ sông Hồng, gồm 9 tỉnh và hai thành phố:
Về mặt địa lý tự nhiên, Bắc Bộ có thể được chia thành hai vùng: đồng bằng sông Hồng và vùng trung du và miền núi phía Bắc (bao gồm vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc theo cách chia đầu).
Trong mục đích dự báo thời tiết, đài truyền hình VTV1 chia Bắc Bộ Việt Nam thành 2 khu vực chính:
- Vùng tây bắc Bắc Bộ hoặc tây Bắc Bộ. Đây chính là vùng Tây Bắc theo cách chia đầu
- Vùng đông bắc Bắc Bộ hoặc đông Bắc Bộ
Với kiểu chia này, miền đông bắc Bắc Bộ được hiểu không chỉ là vùng đông bắc Bắc Bộ mà có thể bao gồm các tỉnh miền đông của Bắc Bộ như Quảng Ninh (thuộc vùng đông bắc), Hải Phòng (thuộc đồng bằng Bắc Bộ), Thái Bình (đông nam của đồng bằng Bắc Bộ)...
[sửa] Lịch sử
Bắc Bộ Việt Nam là nơi ghi dấu ấn lịch sử xưa nhất của dân tộc Việt Nam. Đền thờ các vua Hùng hiện nằm tại tỉnh Phú Thọ. Thành Cổ Loa của An Dương Vương đã được xây dựng tại đây sau khi chiến thắng các vua Hùng, cách Hà Nội vài chục kilômét. Vào thời kỳ Bắc thuộc, nơi này được mang các tên như quận Giao Chỉ, rồi Giao Châu.
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, đây là vùng đất Đàng Ngoài do Chúa Trịnh kiểm soát, kéo dài cho tới sông Gianh hoặc đèo Ngang. Đàng Ngoài cũng được gọi là Bắc Hà vì ở phía bắc sông Gianh, còn Đàng Trong, hoặc Nam Hà, do Chúa Nguyễn kiểm soát.
Tên gọi Bắc Kỳ được Minh Mạng đặt ra năm 1834.
Ngày 20 tháng 3 năm 1945, Thống sứ Nhật đã đổi tên Bắc Kỳ thành Bắc Bộ.
Ngày 27 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ số 11 cử Phan Kế Toại làm Khâm sai đại thần Bắc Bộ. Phủ Thống sứ Bắc Kỳ cũ cũng được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Bộ.
Ngày 20 tháng 8 năm 1945, Việt Minh thành lập Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ nhằm giành chính quyền về tay mình.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bắc Bộ là một cấp hành chính chỉ trong một thời gian không dài.
Năm 1949, khi chính quyền Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã lập dinh Thủ hiến Bắc phần để thay mặt Quốc trưởng cai trị miền Bắc. Đến sau 1954, khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc Việt Nam, dinh Thủ hiến Bắc phần bị bãi bỏ.
[sửa] Tên gọi Tonkin
Tên Hán-Việt của Hà Nội, trung tâm Bắc Kỳ lúc đó, được người phương Tây biết đến khi tiếp xúc Việt Nam lần đầu vào thời nhà Lê là Đông Kinh (東京). Tên gọi này được người Pháp đọc thành Tonkin, Tonquin hoặc Tongkin, Tongking. Ban đầu người Pháp cũng dùng tên gọi này để chỉ cho toàn bộ khu vực Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, sau này tương đương với Bắc Kỳ trong tiếng Việt. Tên gọi này được hiểu là vùng đất phía bắc nhất của Việt Nam, nằm ở phía nam các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, phía đông của Bắc Lào, và phía tây Vịnh Bắc Bộ. Các học giả phương Tây thế kỷ 17 thường gọi vùng Đàng Ngoài là "royaume de Tonquin/Tonkin" (vương quốc Đàng Ngoài).
Vịnh Bắc Bộ hiện nay cũng được gọi là "Gulf of Tonkin/Tongking" hoặc "Tonkin Gulf" trong tiếng Anh và "Golfe du Tonkin" trong tiếng Pháp.