Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Web Analytics
Cookie Policy Terms and Conditions Gia Long – Wikipedia tiếng Việt

Gia Long

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gia Long
Tên húy Nguyễn Phúc Ánh
Sinh 1762
Mất 1820
Trị vì 1802 - 1820
Triều đại Nhà Nguyễn
Niên hiệu Gia Long (1802 - 1820)
Miếu hiệu Thế Tổ
Thụy hiệu Cao Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Ánh (chữ Hán: 阮福映; 1762–1820), là người đã lập ra triều đại nhà Nguyễn, lên ngôi ngày 1 tháng 6 âm lịch năm 1802, đặt niên hiệu là Gia Long (嘉隆). Ông phong cho trọng thần Nguyễn Văn Thành về Thăng Long (tức Hà Nội ngày nay) làm Tổng trấn Bắc Thành còn mình thì trở về kinh đô Phú Xuân (tức Huế ngày nay), đặt quốc hiệu là Việt Nam một cách chính thức.[1] Ông cũng là người lập ra hệ nhất chánh Nguyễn Phước.

Mục lục

[sửa] Tiểu sử

Ông là hoàng tử thứ 3 của Nguyễn Phúc Luân. Lúc còn tuổi thơ ấu, ông rất được Chúa Nguyễn Phúc Thuần thương yêu, nên được ở trong học đường Vương phủ. Vào tuổi thiếu niên, ông đã tỏ ra là người tài trí, khôn ngoan với đức tính khoan hòa, đầy nghị lực của người có khả năng lập nghiệp lớn.

Năm 1777 khi Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, cùng với cháu là Hoàng thân Nguyễn Phúc Đồng (con Nguyễn Phúc Luân) và Tống Phước Thuận, Nguyễn Doanh Khoảng... bị Nguyễn Huệ bắt tại Long Xuyên và đem về Sài Gòn giết, thì chỉ có một mình Hoàng thân Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn. Ông chạy ra đảo Thổ Chu (trấn Hà Tiên) và từ đó mọi quyền hành quốc sự của các chúa Nguyễn do ông thống lĩnh.

Năm 1778, khi 16 tuổi ông được ba quân suy tôn lên làm nguyên soái nhiếp chính quốc và khởi binh chiếm lại Gia Định.

Trong 24 năm, được sự giúp đỡ của dân chúng vùng đất mới khai hoá từ Gia Định đến Phú Quốc, từ Cà Mau đến Hà Tiên, ông đã cùng với các tướng lĩnh vượt qua mọi gian nguy, bao phen vào sinh ra tử, kiên cường chống lại quân Tây Sơn. Cuối cùng, với sự hậu thuẫn của người Pháp cũng như nhờ có các mâu thuẫn nội bộ của nhà Tây Sơn, ông đã khôi phục lại xứ Đàng Trong của các Tiên Chúa. Năm 1801 ông tiến quân ra Bắc Hà, đánh bại hoàn toàn nhà Tây Sơn; năm 1802 lập nên nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc, từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan như ngày nay.

Sau 18 năm ở ngôi, ông băng hà năm 1820 và được đặt miếu hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng Đế (世祖高皇帝). Lăng của ông hiệu Thiên Thọ, tại làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Tôn thờ ông tại Chánh Án Miếu ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế. Ông là người có công với đất nước: thống nhất Nam - Trung - Bắc thành một thể thống nhất, nhưng lại là người có tội với đất nước khi rước giặc Pháp sang Việt Nam - mở đường cho một cuộc cai trị của Thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam. Dẫu sao chúng ta cũng có thể ghi nhận những đóng góp tích cực của ông.

Sách Hoàng tộc lược biên có viết:

Lăng của Ngài là lăng Diên Thọ, thuộc địa phận làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Lăng Bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu và Bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, nguyên phối và đệ nhị phối của Ngài cũng đều táng tại vùng ấy cả. Ngài và hai Bà đều thờ tại Chánh án Thế Miếu và tại Chánh án điện Phụng Tiên ở Kinh Thành Nội.

[sửa] Quá trình thống nhất đất nước

[sửa] Nguyễn Ánh và triều đình Louis XVI

Trong quá trình vào miền Nam để lẩn tránh cuộc tìm kiếm của phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã có dịp làm quen với một giáo sĩ người Pháp trong "Hội truyền đạo nước ngoài" là Pigneau de Béhaine (tức Bá-đa-lộc). Mối quan hệ của Nguyễn Ánh và Pigneau de Béhaine ngày càng thắt chặt và hình ảnh nước Pháp ngày càng lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Ánh, ông nảy sinh ý định cầu viện các nước phương Tây.

Vào cuối năm 1783, giám mục Pigneau de Béhaine được giao nhiệm vụ làm sứ thần thay mặt Nguyễn Ánh sang Pháp cầu viện triều đình vua Louis XVI. Sinh mạng của vị hoàng tử trưởng 4 tuổi Nguyễn Phúc Cảnh đã bị đưa ra "thế chấp" trong cuộc cầu viện này. [2]

Sau một năm chuẩn bị, ngày 25 tháng 11 năm 1784 giám mục Pigneau de Béhaine đã cùng Hoàng tử Cảnh và phái đoàn đem quốc thư của Nguyễn Ánh xuống thuyền đi Malacca rồi sang Pondichéry ở Ấn Độ (thuộc Pháp). Tại đây có một số vấn đề rắc rối nên hành trình sang Pháp bị trì hoãn. Mãi đến giữa năm 1786 phái đoàn mới rời khỏi Pondichéry và sang hải cảng Lorient ở Pháp vào tháng 2 năm 1787. Mất một thời gian vận động khá lâu thì đến đầu tháng 5 năm 1787 Pigneau de Béhaine cùng Hoàng tử Cảnh mới tiếp kiến được vua Louis XVI. Ngày 28 tháng 11 năm 1787, tại cung điện Versailles Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp là Armand Marc, Bá tước de Montmorin, thay mặt vua Pháp ký với đại diện của Nguyễn Ánh là giám mục Pigneau de Béhaine bản hiệp ước "Tương trợ tấn công và phòng thủ" (thường gọi là Hiệp ước Versailles). Hiệp ước này gồm có 10 khoản, nội dung chính là về việc vua Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.650 binh sĩ và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam, cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông.

Hiệp ước Versailles 1787 chính thức đánh dấu mối quan hệ ràng buộc giữa hai chính quyền Louis XVI và Nguyễn Ánh, cho phép nước Pháp có cơ sở pháp lý để đòi hỏi quyền lợi ở Việt Nam một cách hợp lý về sau và khẳng định trước thế giới phương Tây quyền thâm nhập Việt Nam của tư bản Pháp.[3]

[sửa] Những giúp đỡ của người Pháp

Ngày 27 tháng 12 năm 1787, Pigneau de Béhaine rời nước Pháp cùng Hoàng tử Cảnh và trở lại Pondichéry để đợi sự chi viện từ phía chính quyền Louis, nhưng ngày 14 tháng 7 năm 1789 giai cấp tư sản Pháp đã làm cuộc cách mạng lật đổ triều đại phong kiến Louis, thiết lập nền cộng hòa tư sản. Chờ mãi mà không nhận được sự chi viện, giám mục Pigneau de Béhaine đã quyên góp tiền từ các thương gia có mưu đồ đặt cơ sở buôn bán ở Việt Nam cùng với số tiền 15.000 franc Pháp của gia đình mình cho, đem mua súng đạn và tàu chiến. Tháng 7 thì giám mục Pigneau de Béhaine cùng Hoàng tử Cảnh về đến Gia Định. Các hoạt động quyên góp sau này về tiền hay xây dựng, sửa sang thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa, huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu,... đều có sự góp sức của những người Pháp mà do Pigneau de Béhaine chiêu mộ, kêu gọi.

Các hoạt động giúp đỡ Nguyễn Ánh về mặt quân sự của giám mục Pigneau de Béhaine không phải là sự trợ giúp chính thức của chính phủ Pháp mà chỉ là hành động tự nguyện của một nhóm người theo sự vận động cá nhân của giám mục. Thực tế này đã bị cuộc cách mạng 1789 ở Pháp biến thành một "sự nhập nhằng không rõ ràng" và những biến động liên tục của nước Pháp từ cuộc cách mạng này khiến hơn nửa thế kỷ sau nước Pháp luôn phải hoài nghi và nuôi hy vọng hão huyền về những quyền lợi tại Việt Nam mà họ nghĩ lý ra là họ phải được nhận. Chính phủ Pháp chỉ còn ghi nhớ hiệp ước 1787 và công cuộc trợ giúp của người Pháp đối với Nguyễn Ánh ở Việt Nam, ngoài ra không còn một bằng cớ xác đáng nào về vấn đề đó.[4]

[sửa] Cai trị đất nước

[sửa] Các chính sách với người Pháp

Sau khi lên ngôi hoàng đế năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu Gia Long và vẫn tiếp tục những biểu hiện tỏ ra thân mật với người Pháp. Ông trả công hậu hĩ cho những người đã từng theo giúp mình, một số sĩ quan người Pháp cũng được làm quan trong triều đình Huế với những ưu đãi đặc biệt.Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo không bị cấm đoán và tự do đi truyền đạo khắp nơi...Về mặt hình thức vua Gia Long là người có những quan hệ tốt với nước Pháp, đối xử với họ như những kẻ phải mang ơn. Chính những biểu hiện đó khiến người ta thường đánh giá Gia Long trong bản chất Nguyễn Ánh, phê phán Gia Long về những hành động khi ông đang còn là Nguyễn Ánh. Do vậy, hình ảnh Gia Long trở nên không tốt đẹp vì sự tồi tệ mà Nguyễn Ánh đã tạo ra trong lịch sử dân tộc. [5]

Gia Long mặc dù rất hậu đãi với người Pháp nhưng ông chỉ cho bổng lộc, chức tước mà không ban quyền hạn, do đó họ không chi phối được chính sự nhà Nguyễn. Nhà vua thường cảnh tỉnh các triều thần về mối đe dọa sự an nguy của quốc gia từ sự thông thương và truyền đạo của Pháp. Nhà vua đã nhiều lần tỏ ra rất hài lòng về việc trước kia không nhận được cứu viện của triều đình Louis XVI.[6] Ông vẫn giữ gìn không thắt chặt mối liên lạc chính thức cũng như các cam kết chính trị với chính phủ phương Tây để khỏi sa vào những lỗi lầm dẫn đến số phận như Ấn Độ.[7]

[sửa] Các chính sách cai trị trong nước

Ông đã xếp đặt lại cơ cấu điều hành quốc gia, cho soạn bộ luật mới có tên gọi là Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là luật Gia Long), do Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành chủ biên, bộ luật này gần như lấy nguyên mẫu là luật nhà Thanh cho nên nhìn tổng thể khá khắc nghiệt và không được tiến bộ như bộ Luật Hồng Đức của nhà Lê, thành lập Quốc Tử Giám ở kinh đô, ấn định học hiệu và các loại thuế. Công cuộc cai trị đất nước được thuận lợi sau khi thực hiện các việc lớn như: tổ chức triều đình gồm có lục bộ là: Lại, Công, Lễ, Hộ, Binh, Hình do thượng thư (tương đương nhự bộ trưởng ngày nay) đứng đầu và đô sát viện do Tả, Hữu đô ngự sử đứng đầu với hoạt động giống như của các cơ quan thanh tra, giám sát hiện nay; ông phân chia khu vực hành chính thành các tổng trấn (vùng), trấn (doanh), phủ, huyện, xã; ấn định quyền hạn các chức tước, lương bổng, văn võ theo các cấp bậc (cả văn và võ đều có chín bậc), tu soạn sách sử, văn truyện, địa lý (nổi tiếng nhất là Nhất thống địa dư chí), lập dinh Điền Sứ trông coi việc khai khẩn ruộng đất. Ở các trấn, ông cho lập kho dự trữ thóc để đề phòng mất mùa. Ông cũng cho thi hành chế độ tiền dưỡng liêm để phòng trừ tệ nạn tham nhũng trong hàng ngũ quan lại nhà Nguyễn.

[sửa] Phân chia hành chính

Nguyễn Phúc Ánh phân chia đất nước thành 2 tổng trấn: (Bắc Hà, Nam Hà), 2 vùng (miền Trung và Kinh kỳ). Cụ thể như sau:

  • Tổng trấn Bắc Hà có 11 trấn là:
    • 5 nội trấn: Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Sơn Tây.
    • 6 ngoại trấn: Cao Bằng, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Quảng Yên, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
  • Tổng trấn Nam Hà có 5 trấn là: Biên Hòa, Hà Tiên, Phiên An (Gia Định cũ), Vĩnh Thanh (Vĩnh Long-An Giang), Vĩnh Tường.
  • Vùng miền Trung có 7 trấn là: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nghĩa, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận.
  • Vùng Kinh kỳ có 4 doanh là: Trực Lệ Quảng Đức (Thừa Thiên-Huế ngày nay), Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Trị.

[sửa] Việc truyền ngôi và gia đình riêng

[sửa] Việc truyền ngôi

Trong việc truyền ngôi, vua Gia Long đã không chọn đích tôn của mình (tức con của Hoàng tử Cảnh) vì sợ những ảnh hưởng của Pháp len đến tận ngai vàng. Mặc dù có nhiều đình thần phản đối nhưng ông vẫn chọn vị hoàng tử thứ tư Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị. Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Thiên Chúa và không có chút cảm tình nào với người Pháp. Gia Long đã dặn trong di chiếu rất rõ với Minh Mạng rằng hãy đối xử tử tế với người Âu nhưng hết sức cảnh giác trước các tham vọng của họ[8]

[sửa] Gia đình riêng

Trong dòng họ, ông ban dụ Quốc thúc Tôn Thất Thăng lo viêc gia huấn trong thân tộc, làm phả hệ Tôn Thất, đặt chức Tôn Nhân Lệnh, Tôn Nhân Phủ quản trị quốc tộc.

[sửa] Vợ

Ông không đặt hoàng hậu, mà chỉ cao nhất là hoàng phi. Các tước hiệu của các bà vợ nói dưới đây đều là được phong sau khi mất.

  • Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu, húy Tống Thị, con ông Thái Bảo Khuông Quận Công, huý Tống Phước Khuông và bà Quốc Phu Nhân Lê Thị. Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu băng hà năm 1814, hiệp táng tại lăng Thiên Thọ, làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
  • Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, huý Trần Thị, con ông Lễ Bộ Tham Tri Trần Hưng Đạt. Bà băng hà năm 1846. Lăng của bà là Thiên Thọ Hữu, trong khu vực Thiên Thọ Lăng.

Hai bà đều tôn thờ tại Án Chánh Miếu ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.

[sửa] Con cái

Vua Gia Long có 13 hoàng tử và 18 công chúa.

[sửa] Hoàng tử
  • 1. Đông Cung Nguyên Soái Tăng Duệ Hoàng Thái Tử
  • 2. Thuận An Công
  • 3. Hoàng tử Tuấn
  • 4. Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (Vua Minh Mạng)
  • 5. Kiến An Vương
  • 6. Định Viễn Quận Vương
  • 7. Diên Khánh Vương
  • 8. Điện Bàn Công
  • 9. Thiệu Hoá Quận Vương
  • 10. Quản Oai Công
  • 11. Thường Tín Quận Vương
  • 12. An Khánh Quận Vương
  • 13. Từ Sơn Công Tân Bình Quận Công

[sửa] Công chúa
  • 1. Ngọc Châu
  • 2. Ngọc Quỳnh
  • 3. Ngọc Anh
  • 4. Ngọc Chân
  • 5. Ngọc Xuyên
  • 6. Ngọc Ngoan
  • 7. Ngọc Nga
  • 8. Ngọc Cửu
  • 9. Ngọc Đồng
  • 10. Ngọc Ngôn
  • 11. Ngọc Nhân
  • 12. Ngọc Khoa
  • 13. Ngọc Cơ
  • 14. Ngọc Thiều
  • 15. Ngọc Lý
  • 16. Ngọc Thành
  • 17. Ngọc Bích
  • 18. Ngọc Trinh

[sửa] Nhận xét

Nguyễn Quang Trung Tiến có nhận xét: "Từ Nguyễn Ánh đến Gia Long - hai tên gọi của một con người - nhãn quan chính trị của ông đối với người Pháp có sự thay đổi rõ rệt. Trong hoàn cảnh mới của lịch sử, ở con người Gia Long chỉ có thái độ hòa dịu với người Pháp do phải biẻu hiện sự hàm ơn một cách miễn cưỡng, chứ hoàn toàn không có sự thỏa hiệp và bán rẻ quyền lợi quốc gia cho ngoại bang. Gia Long còn là người hết sức cảnh giác trước mưu đồ thâm nhập Việt Nam của tư bản Pháp và Tây Âu là người quyết tâm bảo vệ vẹn toàn lợi ích quốc gia - dân tộc trước sức ép của chủ nghĩa tư bản Pháp mà các chính sách của Minh Mạng là bằng chứng biện minh hết sức thuyết phục" [9].

[sửa] Chú thích

  1. Quốc hiệu "Việt Nam" có chính thức từ thời vua Gia Long, nhưng tên gọi này đã xuất hiện từ trước đó rất lâu, có thể từ cuối thế kỷ 14. Xem bài quốc hiệu Việt Nam.
  2. Quốc triều chánh biên toát yếu. Nhóm nghiên cứu Sử Địa xuất bản, Sài Gòn, 1971, tr.12
  3. Nguyễn Quang Trung Tiến. Hệ quả cuộc cách mạng 1789 đối với tiến trình thâm nhập Việt Nam của chủ nghĩa tư bản Pháp và "tấn bi kịch Gia Long". Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1 (23).1999
  4. Nguyễn Quang Trung Tiến. Hệ quả cuộc cách mạng 1789 đối với tiến trình thâm nhập Việt Nam của chủ nghĩa tư bản Pháp và "tấn bi kịch Gia Long". Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1 (23).1999
  5. Nguyễn Quang Trung Tiến. Hệ quả cuộc cách mạng 1789 đối với tiến trình thâm nhập Việt Nam của chủ nghĩa tư bản Pháp và "tấn bi kịch Gia Long". Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1 (23).1999
  6. Maybon.Histoire Moderne du Pays d' Annam. Paris.1919, tr. 398
  7. Cao Huy Thuần. Đạo Thiên chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ quốc gia. Đại học Paris, 1988. tr. 49-50
  8. Nguyễn Quang Trung Tiến. Hệ quả cuộc cách mạng 1789 đối với tiến trình thâm nhập Việt Nam của chủ nghĩa tư bản Pháp và "tấn bi kịch Gia Long". Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1 (23).1999
  9. Nguyễn Quang Trung Tiến. Hệ quả cuộc cách mạng 1789 đối với tiến trình thâm nhập Việt Nam của chủ nghĩa tư bản Pháp và "tấn bi kịch Gia Long". Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1 (23).1999

[sửa] Xem thêm

Tiền nhiệm:
Quang Toản
(nhà Tây Sơn)
Vua nhà Nguyễn Kế nhiệm:
Minh Mạng


Static Wikipedia 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu