Hiến chương Liên Hiệp Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiến chương Liên Hiệp Quốc là hiến pháp của Liên Hiệp Quốc. Nó được kí kết trong Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Tổ chức Quốc tế (United Nations Conference on International Organization) tại San Francisco, California ngày 26 tháng 6 năm 1945 bởi 50 nước thành viên đầu tiên, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 10 năm 1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 nước thành viên sáng lập – Trung Hoa Dân Quốc, Liên Bang Xô Viết, Pháp, Anh, Hoa Kỳ – và phần đông các nước khác.
Bản Hiến chương được thảo luận bởi hội đồng lập pháp và các nước đã kí đều tuân theo các điều khoản của nó. Hiện nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đã thông qua Hiến chương. Vatican là quan sát viên lâu dài nên không kí kết toàn bộ.
[sửa] Tóm tắt Hiến chương
Bản Hiến chương gồm một phần mở đầu, mô hình khái quát như phần giới thiệu về Hiến pháp Hoa Kỳ, và một loạt các điều khoản phân chia vào trong các chương.
- Chương I: trình bày mục đích của Liên Hiệp Quốc, những điều khoản quan trọng về hoà bình và an ninh thế giới.
- Chương II: định ra tiêu chuẩn hội viên của Liên Hiệp Quốc.
- Chương III-XV: số lượng lớn tài liệu mô tả các cơ quan, tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc và những quyền hạn của họ.
- Chương XVI và XVII: miêu tả sự sắp xếp một Liên Hiệp Quốc thống nhất, không phân biệt chủng tộc với sự công nhận của luật pháp quốc tế.
- Chương XVII và XIX: dành cho sự bổ sung và phê chuẩn Hiến chương.