Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Web Analytics
Cookie Policy Terms and Conditions Ngô Quyền – Wikipedia tiếng Việt

Ngô Quyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngô Quyền
Tên húy Ngô Quyền
Sinh 898
Mất 944
Trị vì 939 - 944
Triều đại Nhà Ngô
Miếu hiệu Tiền Ngô Vương

Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 898–944) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam. Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

Mục lục

[sửa] Tiểu sử

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Trống đồng Đông Sơn

Hồng Bàng
   Kinh Dương Vương
   Lạc Long Quân
   Các vua Hùng

An Dương Vương

Nhà Triệu (207 - 111 TCN)
Bắc thuộc lần I (110 TCN - 541)
   Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 - 602)
Bắc thuộc lần II (602 - 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 - 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 - 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Lý (1009 - 1225)
Nhà Trần (1225 - 1400)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Bắc thuộc lần III (1407 - 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê (1428 - 1788)
   Lê sơ
   
   trung
   hưng
Nhà Mạc
Trịnh-Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
   Pháp thuộc (1887 - 1954)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)
   Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng Hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)
sửa

Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944 quê ở Đường Lâm, Ba Vì (Hà Tây ngày nay). Ông là con trai của quan mục Đường Lâm là Ngô Mân, sau trở thành bộ tướng và con rể của Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Dương Đình Nghệ (931 - 937), được giao cai quản Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).

[sửa] Bối cảnh lịch sử

Từ năm 907 ở Trung Hoa, nhà Đường mất, lần lượt nổi lên là các nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là đời Ngũ Quí hay là Ngũ Đại.

Năm 911, Lưu Cung làm Nam Bình Vương do nhà Hậu Lương phong cho, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu. Được ít lâu nhân có việc bất bình với nhà Hậu Lương, Lưu Cung tự xưng đế, quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (917) cải quốc hiệu là Nam Hán.

Năm Quí Mùi (923)[1] Lưu Cung sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ (khi đó chấp nhận làm Tiết độ sứ của nhà Hậu Lương tại Giao Châu mà không thần phục nhà Nam Hán), rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng với Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.

Năm Tân Mão (931) Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo ngày trước (cha của Khúc Thừa Mỹ) nổi lên, mộ quân đánh đuổi bọn Lý Khắc Chính và Lý Tiến đi, rồi tự xưng làm Tiết độ sứ. Được gần 7 năm, Dương Đình Nghệ bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết hại để cướp quyền.

[sửa] Sự nghiệp

Lăng Ngô Quyền (Đường Lâm - Sơn Tây)
Lăng Ngô Quyền (Đường Lâm - Sơn Tây)

Trong thời gian cai quản Ái Châu, ông đã đem lại yên vui cho đất Ái Châu, tỏ rõ là người có tài đức.

Năm 938, ông tập hợp lực lượng hào kiệt trong nước tiến ra bắc, hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng nổi tiếng, đánh bại quân Nam Hán do Hoằng Thao (có sách viết là Hoằng Tháo) chỉ huy, giết chết Hoằng Thao.

Mùa xuân năm 939, ông xưng là Ngô vương (tức là Tiền Ngô vương), đóng đô ở Cổ Loa (thuộc thành phố Hà Nội ngày nay). Tuy chỉ xưng vương nhưng ông có thể coi là người có công lớn trong việc giành được độc lập cho đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc.

Năm 944, ông mất, thọ 47 tuổi. Sử sách gọi ông là Tiền Ngô vương. Sách Thiền Uyển tập anh gọi ông là Ngô Thuận Đế, có lẽ chỉ là cách tôn lên vì đương thời ông chưa từng xưng đế.

[sửa] Trận đánh lịch sử

Trận đánh trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền dưới con mắt nghệ sĩ
Trận đánh trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền dưới con mắt nghệ sĩ

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại. Ngô Quyền kéo quân ra thành Đại La tiêu diệt kẻ phản bội. Do lo sợ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán lúc bấy giờ là Lưu Cung cho con trai là Hoằng Thao kéo quân theo đường thủy sang giúp (thực chất là nhân cơ hội chiếm lấy Giao Châu).

Đầu mùa đông năm 938, Ngô Quyền dẹp xong bọn phản loạn Kiều Công Tiễn và chuẩn bị toàn lực để đối phó với sự xâm lăng của quân Nam Hán.

Ông cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng và nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên. Quân giặc thấy quân của ông chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống lên hùng hổ tiến vào. Đợi đến khi thủy triều xuống ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của giặc bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Quân giặc thua chạy, còn Hoằng Thao bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ. Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược.

350 năm sau, vào mùa xuân năm 1288, cũng trên dòng sông này Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã có một trận đánh tương tự như vậy để tiêu diệt chiến thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông.

[sửa] Mấy bà Dương hậu?

Từ trước tới nay, theo thông tin từ chính sử thì Ngô Quyền có người vợ là bà Dương hậu là con gái Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, em gái (hoặc chị) của Dương Bình vương Tam Kha.

Cuốn Lịch sử Việt Nam, tập 1 của Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp năm 1991 còn đề cập tới Càn Lương phu nhân, một người vợ khác cũng mang họ Dương của Ngô Quyền, quê ở dòng sông Đáy, qua mấy câu trong Thiên Nam ngữ lục:

Như ai đã hẹn ai đâu
Qua miền Thượng Phúc, tới cầu Ba Trăng

Như vậy là Ngô Quyền được kết luận có hai bà vợ cùng mang họ Dương. Qua thần tích đền An Nhân huyện Chương Mỹ (Hà Tây), bà họ Dương thứ hai quê ở sông Đáy có tên là Dương Phương Lan.

Cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam do Ban liên lạc họ Ngô Việt Nam soạn cũng căn cứ vào những nguồn tài liệu này khẳng định về thân thế hai bà vợ Ngô vương:

  • Bà Dương Như Ngọc là con gái Dương Đình Nghệ, thân thế của bà xưa nay đã được khẳng định trong sử sách. Theo GS. sử học Lê Văn Lan giải thích trong cuốn “Hỏi đáp về lịch sử Việt Nam” thì tên “Như Ngọc” thực ra cũng chỉ là tên do giới “kiếm hiệp” đặt ra vào thế kỷ 20 để phân biệt bà Dương hậu này với bà Dương hậu khác - được đặt tên văn nghệ là Dương Vân Nga.
  • Bà Dương Phương Lan, người con gái bên dòng sông Đáy, gặp Ngô Quyền ở cầu Ba Trăng. Sách Phả hệ họ Ngô Việt Nam còn phỏng đoán hai người con nhỏ của Ngô Quyền là Nam Hưng, Càn Hưng (chính sử có chép tên hai người này) có thể do bà Phương Lan sinh ra.

Tuy nhiên, giả thuyết tồn tại hai bà hoàng hậu cùng mang họ Dương của Ngô Quyền không vững chắc, nếu cũng căn cứ đoạn sau của sách Thiên Nam ngữ lục. Đoạn sau cho thấy: hai bà họ Dương này thực ra là một người.

Theo Thiên Nam ngữ lục:

Sau đoạn mô tả Ngô Quyền và bà họ Dương gặp nhau ở cầu Ba Trăng, tuyệt nhiên Thiên Nam ngữ lục không hề nhắc tới người phụ nữ nào khác của Ngô Quyền. Nhưng Thiên Nam ngữ lục lại chỉ để cho nàng Phương Lan nói với Ngô Quyền rằng cha nàng họ Dương mà không nói rõ người đó chính là ông Dương Đình Nghệ. Do đó người đọc vẫn có thể nghi hoặc: có thể ông họ Dương này không phải là Đình Nghệ.

Đến câu 3340 – 3342, khi Ngô Quyền sắp mất, tin dùng Dương Tam Kha vào việc triều chính:

Việc chuyên bày đặt mặc dầu Tam Kha
Với Dương hậu cùng một cha
Ngoài dinh tướng tá, trong nhà anh em

Mấy câu này cho thấy Dương hậu là em Tam Kha, nhưng vẫn có thể khiến người đọc nghi hoặc: có thể đến đây tác giả Thiên Nam ngữ lục mới nhắc tới bà Dương hậu thứ hai ngoài bà Phương Lan, tức bà Như Ngọc con Dương Đình Nghệ.

Nhưng tới câu 3349 – 3352, đoạn Ngô Quyền lâm chung thì không còn phải bàn cãi:

Thôi bèn hồn phách phất phơ
Cầm tay Dương hậu u ơ dặn rằng:
"Thương vì thuở gặp Ba Trăng
Chi phiền cho bỏ đạo hằng nuôi nhau…"

Qua 4 câu này thì chắc chắn bà Dương hậu được vua Ngô cầm tay này là bà Phương Lan, vì đây là người "gặp Ba Trăng". Và bà lại là người em của Tam Kha (qua ba câu phía trên). Như vậy bà Phương Lan và bà Như Ngọc phải là một người, chứ không thể là hai người. Cả chính sử (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Việt sử thông giám cương mục...) lẫn Thiên Nam ngữ lục đều chỉ nói tới duy nhất một bà Dương hậu của Ngô Quyền chứ không hề nói có người phụ nữ họ Dương nào khác trong đời ông[2].

[sửa] Hệ lụy của giả thuyết hai bà Dương

Do nổi lên thông tin về việc có tới hai bà hoàng hậu họ Dương của Ngô Quyền, một số tài liệu sách vở gần đây tỏ ra lúng túng trong vấn đề xử lý việc "đứng chung" giữa hai bà này trong cung đình triều Ngô, như: hai bà hòa thuận với nhau không? Trong 4 người con trai của Ngô vương (Xương Ngập, Xương Văn, Nam Hưng, Càn Hưng), ai thuộc về từng bà? Sau này, khi Ngô vương đã mất, còn một dấu hỏi nữa đặt ra là: tại sao cả hai bà thái hậu cùng vốn là nữ tướng "vũ dũng" như vậy mà để cho Dương Tam Kha "hoành hành"? Bà Như Ngọc với Tam Kha là người nhà, nể anh đã đành, còn bà Phương Lan vì sao vẫn không có thái độ cứng rắn?

Khi đã xác định được rằng hai bà họ Dương chỉ là một người, mọi vấn đề "nan giải" trên hoàn toàn có thể được lý giải.

Vậy câu chuyện giữa Ngô Quyền và bà họ Dương có thể được diễn giải như sau: Sau khi cha mất, Ngô Quyền rời quê nhà Đường Lâm vào Ái châu theo Dương Đình Nghệ, giữa đường lại gặp chính con gái ông là nàng Dương thị, em gái Dương Tam Kha, tại cầu Ba Trăng. Hai người quen nhau và yêu nhau từ đó, sau được Dương Đình Nghệ chấp thuận cho lấy nhau. Việc bà Dương vợ Ngô Quyền được lập đền thờ ở vùng sông Đáy, nơi không phải quê hương bà không có gì là bất bình thường.

Sự khác nhau giữa những cái tên Phương Lan và Như Ngọc chỉ là sản phẩm "chế tác" của đời sau (trong đó có 1 cái tên được đặt tận thế kỷ 20), như trường hợp "tam sao thất bản" giữa những cái tên "Dương Ngọc Vân" và "Dương Vân Nga" của bà hoàng hậu hai triều Đinh, Lê sau này mà thôi. Giáo sư sử học Lê Văn Lan, trong cuốn "Lịch sử Việt Nam - hỏi và đáp" (2004) đã chỉ rõ rằng: tên các nhân vật lịch sử trong thần phả tại các đền thờ phần nhiều do các nhà nho soạn vào khoảng từ thế kỷ 17 trở đi và nhiều khả năng cũng chỉ là sản phẩm của sự chế tác từ các nhà nho này mà thôi, nhất là tên các nhân vật nữ.

Như vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc những cái tên của các nhân vật lịch sử, xem tên đó được đặt trong hoàn cảnh nào và thời gian đặt, do ai đặt là điều cần thiết khi nghiên cứu lịch sử.

[sửa] Gia quyến

Ngoài Dương hậu, giai thoại dân gian ghi nhận Tiền Ngô vương còn có một người vợ họ Đỗ, ở Dục Tú, Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Bà họ Đỗ không có con cái.

Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, con cả Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập, trước khi sinh ra Ngô Xương Xí đã sinh ra Ngô Xương Tỷ (Khuông Việt đại sư) năm 933. Đây là người cháu lớn nhất của Ngô Vương. Từ khoảng cách năm sinh giữa Ngô Quyền (898) và cháu nội Xương Tỷ cùng việc Xương Ngập có dự trận Bạch Đằng năm 938, có thể suy đoán Xương Ngập sinh khoảng năm 915, trước khi Ngô Quyền gặp Dương hậu - con Dương Đình Nghệ. Do đó Xương Ngập là con một người vợ cả của Ngô Quyền, có thể đã mất sớm và không được sử sách nhắc tới.

Sử sách ghi Tiền Ngô vương còn có 2 người con trai nữa là Ngô Nam Hưng và Ngô Càn Hưng. Phả hệ họ Ngô Việt Nam chỉ nhắc tới con cháu của Xương Ngập và Xương Văn mà không nhắc tới con cháu của Nam Hưng và Càn Hưng. Những căn cứ trên cho thấy: Tiền Ngô Vương có 3 người vợ và 4 người con trai. Xương Ngập là con một người vợ đầu (chưa rõ tên tuổi) mất sớm; Xương Văn, Nam Hưng, Càn Hưng đều là con Dương hậu; bà Đỗ thị không có con.

[sửa] Nhận định

Các nhà sử học Việt Nam thời phong kiến như Lê Văn Hưu (tác giả cuốn Đại Việt sử ký), Phan Phu Tiên (tác giả cuốn Đại Việt sử ký tục biên), Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao công trạng của Ngô Quyền. Trong Đại Việt sử ký toàn thư bản Ngoại kỷ, quyển 5 của Ngô Sĩ Liên đã chép lại lời bình của Lê Văn Hưu về ông như sau:

Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân[3] của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.

Loạn "Ngũ đại Thập quốc" ở phương bắc kéo dài hơn nửa thế kỷ là cơ hội lớn cho Việt Nam thoát khỏi tay phong kiến Trung Hoa. Trung Quốc chia năm xử bảy, không đủ sức mạnh duy trì chiến tranh thường trực, tổng lực với phương nam. Trước Ngô Quyền, dù các chính quyền họ Khúc, họ Dương đã xây dựng nền tự chủ nhưng trên danh nghĩa, chức Tiết độ sứ vẫn bao hàm nghĩa là một phiên trấn của "thiên triều" phương bắc, dù không thuộc về Nam Hán liền kề nhưng vẫn "nằm trong tay" của "Ngũ Quý" ở Trung nguyên (Hậu Lương 907-923, Hậu Đường 923-936, Hậu Tấn từ 936).

Thất bại lần thứ hai ở Việt Nam khiến Nam Hán phải bỏ hẳn ý định xâm chiếm, khẳng định sức mạnh của "Tĩnh Hải quân" không sút kém so với các chư hầu trong "Thập quốc" lúc đó. Sau trận Bạch Đằng, Ngô Quyền tự mình xưng vương hiệu, thành lập hẳn một triều đại, có triều đình, quan chức, chính thức xác lập nền độc lập của Việt Nam. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam mà sau này các nhà sử học vẫn gọi ông là ông tổ phục hưng cho nền độc lập tự chủ.

Điều kiện khách quan chưa cho phép ông xưng đế và đặt quốc hiệu như hơn 20 năm sau Đinh Tiên Hoàng làm. Chỉ xưng vương cũng là một cách làm khôn khéo, "biết mình biết người" của Ngô Quyền; giống như trước đây Khúc Hạo đã không xưng vương để giữ yên bờ cõi vừa vuột khỏi tay người Bắc, Ngô Quyền không xưng đế khi chưa đủ "thế" và "lực". Kinh nghiệm của những người đi trước và những tấm gương tày liếp của các triều đại phương Bắc thay đổi xoành xoạch lúc đó, sớm dựng chiều đổ khiến ông có sự thận trọng cần thiết. Trong hơn 10 nhà cai trị Việt Nam thế kỷ 10, ông cùng Đinh Bộ LĩnhLê Hoàn là những người được nhắc tới nhiều nhất.

[sửa] Chú thích

  1. Có tài liệu ghi năm 930
  2. Truyền thuyết dân gian còn kể về một người con gái họ Đỗ, người Cổ Loa, từng là vợ Ngô Quyền
  3. Đây là cách nói phóng đại, theo sử sách đạo quân này chỉ có 2 vạn người

[sửa] Tài liệu tham khảo

  • Đại Việt Sử ký Toàn thư
  • Lịch sử Việt Nam, tập 1 – Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh, Hà Văn Tấn, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1991
  • Thiên Nam ngữ lục – NXB Văn học, 2001
  • Phả hệ họ Ngô Việt Nam – Ban liên lạc họ Ngô Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin, 2003

[sửa] Xem thêm


Tiền nhiệm:
không có
Vua nhà Ngô Kế nhiệm:
Dương Bình Vương


Ngôn ngữ khác
Static Wikipedia 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu