Sông Donau
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sông Donau (hay Đa Nuýp trong tiếng Việt) là sông dài thứ hai ở châu Âu (sau sông Volga ở Nga). Sông bắt nguồn từ vùng Rừng Đen của Đức, là hợp lưu của hai dòng sông Brigach và Breg. Lưu vực sông Danube được tính từ vùng Donaueschingen là điểm hai con sông được nhắc tới ở trên gặp nhau. Sông dài 2850 km, chảy qua nhiều nước Trung và Đông Âu và đổ vào Biển Đen.
[sửa] Địa lý
Sông Donau chảy qua các nước theo thứ tự: Đức, Áo, Slovakia, Hungary, Croatia, Serbia, Bulgaria, Romania, Moldova và Ukraine.
Tên của sông Donau trong tiếng các nước châu Âu: Donau (tiếng Đức), Danube (tiếng Anh) Dunaj (tiếng Slovakia), Duna (tiếng Hungary), Dunav (tiếng Croatia, Serbia và Bulgaria), Dunarea (tiếng Romania), Dunay (tiếng Ukraine), Danuvius (tiếng Latinh), Tuna (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Tất cả các tên trên đều bắt nguồn từ chữ Danu trong ngôn ngữ tiền Ấn-Âu có nghĩa là "sông" hay "dòng chảy".
Các phụ lưu chính của sông Danube theo thứ tự từ nguồn đến cửa sông: Iller - Lech - Regen (đổ vào sông Danube tại Regensburg) - Isar - Inn (nhập dòng tại Passau) - Enns - Morava - Leitha - Váh (nhập dòng tại Komárno) - Hron - Ipel - Sió - Drava - Vuka - Tisza - Sava (nhập dòng tại Belgrade) - Tamiš - Velika Morava - Caraş - Jiu - Iskar - Olt - Vedea - Argeş - Ialomiţa - Siret - Prut.
Thể loại: Donau | Sông Áo | Sông Bulgaria | Sông Croatia | Sông Đức | Sông Hungary | Sông Romania | Sông Serbia | Sông Slovakia | Sông